Linh mục Đặng Hữu Nam nói ông và
các giáo dân hết sức kiềm chế, nhưng có toàn quyền tự vệ bằng những hình thức mạnh
mẽ nhất theo pháp luật và Kinh Thánh. Tin tức từ các nhân chứng tại hiện
trường cho VOA hay chiều ngày 29/10, khoảng 700 thành viên của Hội Cờ đỏđã tổ
chức “gặp gỡ 3 miền” ngay sát giáo họ Văn Thai, giáo xứ Song Ngọc. Tại cuộc gặp,
đám đông đã “la hét, chửi bới, xúc phạm” các linh mục và giáo dân.
Tiếp đó, vẫn theo các nhân chứng
không muốn nêu danh tính, sáng ngày 30/10, linh mục Phạm Xuân Kế, quản hạt Đông
Tháp, và Linh mục Nguyễn Ngọc Ngữ, quản xứ Đông Kiều, được chính quyền cấp xã
“mời đến làm việc”. Nhưng sau khi buổi họp kết thúc, hai linh mục đã bị khoảng
300 người của Hội Cờ đỏ “bao vây, đe dọa”.
Trong lúc hai linh mục họp, những
người của hội đã đi quanh một làng thuộc giáo xứ Đông Kiều hò hét, gây huyên
náo.
Theo linh mục Đặng Hữu Nam thuộc
giáo phận Vinh, Nghệ An, Hội Cờ đỏra đời hồi tháng 5 năm nay sau khi giáo dân tổ
chức nhiều cuộc biểu tình và khiếu kiện hãng Formosa của Đài Loan gây thảm họa
ô nhiễm biển hồi cuối mùa xuân năm 2016.
Vị linh mục nói Hội Cờ đỏ bao gồm
các thành viên của các hội được chính quyền công nhận lâu nay như hội cựu chiến
binh, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, v.v…
Ông chỉ ra bản chất của hội này:
“Tôn chỉ mục đích là đàn áp các
giáo dân biểu tình, khiếu kiện Formosa, và ‘diệt giặc đạo’. Trong đó, họ có đề
tên một số vị chức sắc, chỉ đích danh, đó là giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp,
giám mục giáo phận Vinh; linh mục Đặng Hữu Nam, linh mục Nguyễn Đình Thục và mới
đây họ thêm linh mục Nguyễn Ngọc Ngữ”.
Các nhân chứng tại giáo xứ Đông
Kiều và linh mục Nam cho VOA biết rằng Hội Cờ đỏngày 30/10 đã ném gạch đá vào
nhà cũng như vào một số người dân ở trong giáo xứ, và những hành vi này đã được
giáo dân chụp ảnh và ghi hình.
Ngoài ra, phía giáo xứ còn có những
bằng chứng về việc người của hội xâm nhập tư gia bất hợp pháp, phá hoại tài sản
hay đánh đập giáo dân, theo vị linh mục.
Dù cũng biết về những sự việc như
vậy, nhà chức trách địa phương không có bất cứ động thái gì, linh mục Nam cáo
buộc. Ông cho biết thêm:
“Những lúc Hội Cờ đỏ này đi phá
làng phá xóm như thế đều có sự hiện diện của lực lượng chức năng, có cả cả công
an mặc sắc phục đi theo. Ở Song Ngọc cũng như ở Đông Kiều cũng như vậy. Ngày
hôm qua 29 và ngày hôm nay ở Đông Kiều, chúng ta thấy vẫn có bóng dáng của lực
lượng chức năng. Nhưng có lẽ những người mang sắc phục của lực lượng chức năng
đó đi để bảo vệ, hay là đi để minh chứng rằng họ đang bảo kê cho hội đó, chứ
không phải đi để dẹp trật tự. Còn những lời phản đối hay tuyên bố của chúng
tôi, nhà cầm quyền cứ để vào im lặng và không trả lời”.
VOA cố gắng liên lạc chính quyền
địa phương để làm rõ các cáo buộc, nhưng không nhận được hồi đáp.
Một bản tin của BBC Việt ngữ dẫn
lời chủ tịch UBND xã Sơn Hải, nơi xảy ra vụ việc, cho biết hôm 30/10 rằng Hội Cờ
đỏ là một "tổ chức tự phát". Vị chủ tịch không xác nhận việc hội này
có được cấp phép để làm lễ gặp gỡ 3 miền trên địa bàn xã hay không.
Các giáo dân hiện đang “hoang
mang tột độ”, theo mô tả của linh mục Đặng Hữu Nam, trước tình trạng Hội Cờ đỏ đe
dọa và khủng bố họ bằng nhiều hình thức.
Trong hoàn cảnh như vậy, một mặt
các linh mục và giáo dân kêu gọi, nhắc nhở lẫn nhau “kiềm chế, ôn hòa, yêu
thương và tha thứ”, song mặt khác, linh mục Nam nói những người thuộc các giáo
xứ hoàn toàn có quyền tự vệ đến mức cao nhất theo luật pháp và Kinh Thánh:
“Chúng tôi cũng nói ‘con giun
giày lắm thì nó cũng quằn’. Luật hình sự của Việt Nam tôn trọng quyền tự vệ
chính đáng. Luật của quốc tế cũng như công ước quốc tế cũng bảo vệ điều đó cho
con người. Luật đạo cũng có những điều khoản, nếu hỏi rằng là có khi nào giết
người mà không vi phạm luật không, thưa rằng có 3 hình thức mà người có đạo giết
người không mắc tội. Thứ nhất, khi cầm súng chiến đấu bảo vệ đất nước. Thứ hai,
khi thi hành phán quyết công minh của một tòa án mà phán xử một người có tội.
Thứ ba là khi phải chống lại kẻ toan giết ta mà ta không có cách nào khác”.
Những diễn biến mới nhất trong hai
ngày gần đây làm nổi lên chất vấn từ nhiều người, thể hiện trên mạng xã hội, về
tính công bằng của chính quyền Việt Nam đối với việc lập hội.
Nhiều ý kiến chỉ ra rằng trong
khi Hội Cờ đỏra đời và hoạt động mạnh, việc lập hội của các thành phần khác trong
xã hội, nhất là của một số tôn giáo gặp nhiều khó khăn.
Linh mục Đặng Hữu Nam thậm chí
bày tỏ với VOA rằng những người có đạo bị xem là “công dân hạng hai” khi sống
trong đất nước Việt Nam nằm dưới sự lãnh đạo của một đảng cộng sản duy nhất.
Báo cáo tự do tôn giáo của Bộ Ngoại
giao Mỹ hồi tháng 8 năm nay có đoạn nói chính quyền Việt Nam tiếp tục hạn chế
hoạt động của các nhóm tôn giáo không được công nhận, và các lãnh đạo tôn giáo,
đặc biệt là các nhóm không đăng ký và những người từ các dân tộc thiểu số, vẫn
bị chính quyền sách nhiễu bằng nhiều hình thức khác nhau, kể cả tấn công hành
hung, tạm giam ngắn hạn, truy tố và hạn chế đi lại.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đáp trả
rằng báo cáo của Mỹ “trích dẫn thông tin sai lệch” cũng như có những “bình luận
không khách quan”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét