“Miền Nam trước năm 1975, một doanh nhân
giàu lên sẽ tạo ra công ăn việc làm cho hàng ngàn, hàng triệu con người, sẽ tạo
ra những sản phẩm có giá trị, làm nên thương hiệu cho đất nước, thậm chí xuất
khẩu và đem ngoại tệ về cho đất nước. Còn bây giờ, khi một đại gia giàu lên là
bao nhiêu dân oan mất đất, bao nhiêu rừng bị phá, tài nguyên bị khai thác, vơ
vét, bao nhiêu đất nông nghiệp bị cướp và chuyển đổi thành đất tư, đất kinh
doanh…”
___
Nhân chuyện ông Hoàng Khải, một
doanh nhân lẫy lừng với thương hiệu Khaisilk phải lên tiếng xin lỗi khách hàng
vì bán lụa Tàu suốt gần 30 năm qua, nhớ lại miền Nam trước năm 1975 từng có
hàng loạt doanh nhân làm ăn tử tế với những thương hiệu Việt lừng lẫy một thời
như xà bông Cô Ba, dầu khuynh diệp Bác Sĩ Tín, dầu cù là Mac Phsu, dầu gió Nhị
Thiên Đường, bột ngọt Vị Hương Tố, bia la-de Con Cọp, kem đánh răng Hynos, xe
hơi La Dalat v.v…
Kem đánh răng Hynos, với hình ảnh
anh Bảy Chà đen, nổi bật trên đường phố Sài Gòn. Nguồn: internet
Cái làm nên tên tuổi, thương hiệu
thời đó là từ đạo đức kinh doanh của các doanh nhân. Họ làm ăn đàng hoàng, tôn
trọng khách hàng, trân trọng sản phẩm của chính mình và hết sức giữ chữ tín.
Nhưng sâu xa hơn, sở dĩ họ làm được như vậy là vì họ có tinh thần yêu nước,
lòng tự hào dân tộc, họ muốn tạo ra những sản phẩm VN chứ không muốn người Việt
phải dùng hàng ngoại.
Còn bây giờ, đốt đuốc tìm không
ra một doanh nghiêp chân chính, mà toàn là những cung cách làm ăn chụp giựt, thất
nhân tâm, không cần biết chữ tín nhan nhản khắp nơi. Tại sao vậy? Vì bây giờ
thiên hạ chỉ muốn làm giàu, làm giàu thật nhanh, vơ vét cho nhiều. Cái thương
hiệu lắm khi chỉ là cái bình phong để họ làm chuyện khác, ví dụ như Khaisilk, mảng
lụa tơ tằm đâu phải là nguồn thu nhập chính của đại gia này, khi bên cạnh đó
ông Hoàng Khải còn kinh doanh bất động sản, nhà hàng, resort, văn phòng cho
thuê…Ông Hoàng Khải không sống chết vì lụa.
Nguyên nhân sâu xa hơn là xã hội
bây giờ sự dối trá, lừa lọc quá nhiều, con người ta đã quen với chuyện đó và
chuyện sống tử tế, làm ăn đàng hoàng trở nên vô cùng hiếm hoi. Thứ hai, người
ta không còn yêu nước nữa. Nếu thực sự yêu nước, có lòng tự hào dân tộc, cỡ ông
Hoàng Khải thừa sức xây dựng cả một làng sản xuất lụa tơ tằm VN, vừa tạo công
ăn việc làm cho hàng trăm hàng ngàn con người, vừa bảo tồn ngành lụa tơ tằm VN
và đưa lụa Việt ra với thế giới…Nhưng làm thế cực công lắm, làm nhà hàng,
resort, buôn bán bất động sản mau giàu hơn nhiều… Chả phải riêng gì một cá nhân
ông Hoàng Khải.
Cho nên, trong một xã hội đàng
hoàng, ngay như ở Miền Nam trước năm 1975, một doanh nhân giàu lên sẽ tạo ra công ăn
việc làm cho hàng ngàn, hàng triệu con người, sẽ tạo ra những sản phẩm có giá
trị, làm nên thương hiệu cho đất nước, thậm chí xuất khẩu và đem ngoại tệ về
cho đất nước. Còn bây giờ, khi một đại gia giàu lên là bao nhiêu dân oan mất đất,
bao nhiêu rừng bị phá, tài nguyên bị khai thác, vơ vét, bao nhiêu đất nông nghiệp
bị cướp và chuyển đổi thành đất tư, đất kinh doanh…
Ở nước ta bây giờ, đạo đức trong
môi trường chính trị đã không có, đạo đức trong môi trường kinh doanh, thậm chí
trong văn hóa nghệ thuật cũng không.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét