Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ
Tổng thống Donald Trump trong chuyến thăm Hoa Kỳ hồi tháng 5/2017. AFP
Nhà Trắng hôm 16/10 thông báo Tổng
thống Mỹ Donald Trump sẽ đến Hà Nội, thăm chính thức Việt Nam vào ngày 11/11,
sau khi dự Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Đà Nẵng.
Thông tin Tổng thống Hoa Kỳ đột
nhiên có quyết định đến Hà Nội thăm chính thức Việt Nam thu hút sự quan tâm của
nhiều người dân trong nước.RFA trao đổi với PGS.TS Nguyễn
Hoàng Ánh, giảng viên trường đại học Ngoại thương về chuyến công du này của người
đứng đầu chính quyền Mỹ đến Việt Nam. Bà Ánh cho biết kỳ vọng của bà: Điều tôi mong mỏi duy nhất là bởi
vì TPP không còn Mỹ nữa, thì hi vọng có thể tìm được hình thức kinh tế nào khác
giữa Việt Nam và Hoa Kỳ bởi vì Hoa Kỳ là một trong những nền kinh tế lớn nhất
trên thế giới. Và quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát
triển của Việt Nam.
Bà Ánh cho biết nhiều người Việt
Nam quan tâm đến kinh tế đã rất thất vọng khi ông Trump rút Washington ra khỏi
Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau khi ông mới lên nhậm
chức đầu năm nay.
Cũng đồng quan điểm với PGS.TS
Hoàng Ánh, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho biết ông hi vọng Việt Nam và
Hoa Kỳ sẽ tìm ra được những giải pháp thắt chặt hơn nữa mối quan hệ kinh tế giữa
hai nước:
Việt Nam và Mỹ là hai nước từ thù
địch cho đến bạn bè. Và Mỹ là một thị trường lớn cho nền kinh tế thế giới, chứ
không riêng gì Việt Nam. Giữa Việt Nam và Mỹ về quan hệ kinh tế trong 20 năm vừa
qua phát triển rất tốt. Mỹ bây giờ là thị trường thứ hai của Việt Nam về vấn đề
ngoại thương. Nhờ có Mỹ mà rất nhiều công nghệ, công nghiệp của Việt Nam phát
triển tốt.
Mong rằng mình có cơ hội để làm tốt
hơn nữa. Rất tiếc là ông Trump đã rút ra khỏi Hiệp định TPP nhưng có lẽ vẫn có
thể nói chuyện được về một phần nào đó trong hiệp định đó mà ta có thể triển
khai được.
Trong chuyến thăm Hoa Kỳ hồi
tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Việt Nam sẽ ký các hợp đồng
thương mại với Mỹ lên tới 17 tỷ đô la.
Kể từ khi Việt Nam và Mỹ ký kết
Hiệp định thương mại song phương, kim ngạch thương mại 2 chiều giữa hai nước
liên tục tăng và duy trì trong suốt những năm qua. Số liệu của Tổng cục Hải
quan cho thấy, kim ngạch hàng hóa hai chiều giữa hai nước tăng từ 220 triệu USD
năm 1994 lên trên 47 tỷ USD vào cuối năm 2016. Hiện Mỹ là thị trường xuất khẩu
số 1 của Việt Nam, và Việt Nam xếp thứ 27 về nhập khẩu hàng hóa từ thị trường
này.
Blogger Trương Duy Nhất từ Đà Nẵng
lại có cái nhìn khác. Ông nghĩ rằng số đông người Việt mong muốn Mỹ sẽ bàn bạc
với Việt Nam về hai vấn đề chính là Biển Đông và nhân quyền:
Với hai điều này, tôi thấy ông
Trump càng đi xa vời so với tư duy trước đây của ông Obama.
Ví dụ như vấn đề biển Đông, chính
sách xoay trục sang châu Á của Obama thì ông Trump đã đi ngược lại, không còn
quan tâm nữa. Đặc biệt, với tư duy của một doanh nhân, ông ấy quan tâm nhiều
hơn đến vấn đề lợi ích kinh tế quốc gia nhiều hơn vấn đề Biển Đông.
Còn vấn đề dân chủ nhân quyền, với
những tác động đến giới đấu tranh thì gần như nguội lạnh đi. Chính vì vậy tình
trạng bắt bớ các nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam từ đầu năm tới nay càng ráo
riết và rầm rộ hơn.
Thực tế cho thấy từ đầu năm đến
nay, hơn hai chục nhà hoạt động bị bắt giữ, trong đó có 5 người thuộc Hội Anh
Em Dân Chủ. Ngoài ra, hàng loạt các nhà hoạt động khác bị triệu tập liên quan đến
vụ án Nguyễn Văn Đài. Các nhà hoạt động đều bị tuyên án nặng, điển hình như
blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 10 năm tù, bà Trần Thị Nga 9 năm tù. Mới
ngày 25/10 vừa qua, tòa tuyên án 6 năm tù 4 năm quản chế cho sinh viên Phan Kim
Khánh ở Thái Nguyên.
Nhiều nhà quan sát nghĩ rằng Việt
Nam đang thực hiện chiến dịch “dọn đường” cho APEC khi mà nhiều nguyên thủ quốc
gia, trong đó có tổng thống Hoa Kỳ đến dự.
Ông Trương Duy Nhất cho biết bản
thân ông không kỳ vọng gì với chuyến thăm lần này của ông Trump nói riêng, và cả
nhiệm kỳ của ông nói chung. Ông cho rằng đây chỉ là một chuyến thăm xã giao,
nhân tiện ông Trump tới dự APEC mà thôi.
PGS. Nguyễn Hoàng Ánh lại không
nghĩ rằng đây chỉ là một cuộc thăm hỏi xã giao. Bà giải thích:
Chúng ta thấy ông Trump không phải
là người thích đi thăm hỏi xã giao cho lắm. Cho nên tôi nghĩ nếu ông đã chấp nhận
một lời mời đến thăm như vậy thì chắc chắn ông ấy phải có mục tiêu và kỳ vọng
nhất định nào đó. Tôi cũng nghĩ rằng bộ máy của Thủ tướng Phúc đang rất cố gắng
xây dựng Việt Nam như một đất nước sáng tạo, khởi nghiệp. Vì vậy, việc hợp tác
với Hoa Kỳ có thể phát triển hướng sáng tạo và khởi nghiệp của Việt Nam, nên sẽ
là một hướng đi hợp lý.
Tuy nhiên, bà cũng đồng tình rằng
Việt Nam không nên kỳ vọng bất cứ thay đổi nào về dân chủ nhân quyền sau chuyến
thăm này, vì ông Trump vốn đã không mặn mà chuyện nhân quyền.
Cựu tù nhân lương tâm Paulus Lê
Sơn nói với chúng tôi rằng, anh mong muốn Tổng thống Trump sẽ tạo áp lực để Việt
Nam cải thiện tình hình nhân quyền hiện tại:
Mong muốn làm sao cho dân đỡ khổ,
dân có tiếng nói và chính quyền phải nghe dân. Ở Việt Nam, dân nói chính quyền
có nghe đâu, có chút nhân quyền nào đâu. Chính quyền phục vụ cho dân mà cuối
cùng dân lại phục vụ chính quyền.
Anh Paulus Lê Sơn cho biết, mặc
dù có mong muốn như vậy nhưng trong trường hợp Tổng thống Trump có gây áp lực về
nhân quyền đi chăng nữa, thì Việt Nam cũng chỉ hứa suông là sẽ thực hiện như tiền
lệ trước đây:
Việt Nam hứa nhiều rồi nhưng chẳng
bao giờ thấy được như vậy. Không phải chỉ ông Trump mà có cả ông Bush, ông
Obama, và bao nhiêu người nữa mà có được đâu. Hứa suốt mà vẫn đàn áp dân như vậy.
Thậm chí càng ngày càng đàn áp dân mạnh hơn.
Ông Trump sẽ là vị Tổng thống Mỹ
thứ 6 thăm Việt Nam. Sau khi nhậm chức một tháng, ông Trump đã gửi thư cho Chủ
tịch nước Việt Nam vào ngày 23/2, khẳng định mong muốn thúc đẩy hợp tác với Hà
Nội trong các lĩnh vực kinh tế- thương mại, các vấn đề khu vực và quốc tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét