5. Luôn coi mình ở trên dân, thậm
chí khinh dân như cỏ rác:
Ở các quốc gia dân chủ từ Tổng thống,
Thủ tướng, Bộ trưởng cho tới các cấp nhỏ hơn đều biết rằng họ chỉ là những người
được dân bầu lên để làm việc cho dân cho nước, đồng lương của họ là từ tiền thuế
của dân, dân bầu họ lên thì dân cũng có quyển giám sát, phê bình, đòi họ phải từ
chức hoặc sử dụng lá phiếu để “tống cổ” họ đi, thay người khác có năng lực hơn,
làm việc đàng hoàng hơn.
Ngược lại ở những quốc gia độc
tài lại từng có một thời gian dài là một quốc gia phong kiến như Việt Nam hay
Trung Quốc, quan chức chính khách vẫn có cái lối suy nghĩ quan ở trên dân, nhìn
xuống dân, thậm chí quan là cha là mẹ dân là con.
Bà Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên Đại sứ
đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam bên cạnh Liên minh châu Âu (EU) và tại Bỉ,
nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam, phát biểu tại buổi họp
báo tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 2004:
“Trong gia đình chúng tôi có những
đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng
nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà
gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi”
Tương tự, tại buổi gặp các cơ
quan báo chí vào tháng 7.2017 Bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói về vấn
đề dân chủ:
"Về nề nếp dân chủ, trong một
gia đình, bố mẹ không tôn trọng con cái thì rồi con cái cũng không tôn trọng
người khác... Một đất nước thiếu dân chủ thì lòng dân không yên".
Chỉ trích người dân:
“Bảo vệ hòa bình không phải hô
hào cho thật to, kích động thế này thế khác là có được chủ quyền, không có đâu.
Một số tổ chức, cá nhân lên tiếng hô hào thế này thế nọ nhưng những người đó, tổ
chức đó làm gì cho đất nước? Chưa làm gì cả, chỉ có nói, kích động các phần tử
để làm rối tình hình”.
Câu hỏi “đã làm được gì cho đất
nước” này của bà Chủ tịch Quốc hội đã bị nhiều ý kiến phản đối trên mạng xã hội,
khi họ đặt ngược vấn đề là người dân đã đóng đủ loại thuế để nuôi bộ máy nhà nước
nhưng ngược lại nhà nước này, trong đó có bà Chủ tịch Quốc hội đã làm được gì
cho dân. (nguồn: VNEXpress)
Cái nếp suy nghĩ coi mình ở trên
dân, nên nếu người dân có phê bình, góp ý thì không hài lòng và kết tội ngay, vụ
xử phạt tiền và kiểm điểm một bác sĩ công tác tại Trung tâm Y tế huyện Phong Điền
(tỉnh Thừa Thiên - Huế) vì tội “bôi nhọ” bà Bộ trưởng Y tế trên facebook chẳng
hạn, là do vậy. Nếu dư luận không lên tiếng thì chắc chắn chẳng bao giờ có chuyện
Sở Y tế rút phạt, công khai xin lỗi vị bác sĩ này. Nhưng còn bao nhiêu vụ “trừng
phạt” hoặc “đì” nhân viên vì dám chỉ trích sếp khác mà không được công luận biết
đến?
6. Không nghĩ đến dân đến nước,
chỉ biết “còn đảng còn mình”, chỉ biết nghĩ đến quyền lợi của mình.
Nếu trước đây, thời đánh Pháp
đánh Mỹ, những người cộng sản dù bao giờ cũng đặt quyền lợi của đảng lên trên
quyền lợi của đất nước, dân tộc, nhưng có lẽ đa số họ cũng còn có chút lý tưởng
nào đó, cái lý tưởng sẽ xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngàn lần
công bằng, dân chủ, tốt đẹp hơn các nước tư bản phương Tây. Nhưng cái lý tưởng
đó đã chết từ lâu, sau những cú sốc quá mạnh của thực tế. Cú sốc đầu tiên có lẽ
là khi cuộc chiến tranh VN kết thúc, những người của “bên thắng cuộc” chợt nhận
ra là miền Nam có đời sống sung túc, tự do dân chủ văn minh hơn miền Bắc, miền
Nam không cần được “giải phóng”; cú sốc thứ hai là khi toàn bộ hệ thống XHCN cũ
đứng đầu là Liên Xô tan rã; và rồi tiếp theo là thực trạng đất nước dưới sự
lãnh đạo của đảng cộng sản ngày càng trở nên tụt hậu, tồi tệ. Con đường mà đảng
cộng sản đã và đang đi trái ngược với tất cả những gì họ từng cam kết với nhân
dân, tất cả những gì mà họ từng lên án thì họ đang làm với mức độ còn tệ hại
hơn gấp nhiều lần.
Đánh mất lý tưởng, các quan chức
đảng viên cộng sản bây giờ chỉ còn bíu lấy đảng vì quyền lợi và họ chỉ lo vơ
vét làm giàu. Làm giàu bằng cách nào? Bằng cách bóc lột người dân qua đủ loại
sưu cao thuế nặng, khai thác đến cạn kiệt tài nguyên của đất nước, bán tất cả
những gì có thể bán được kể cả…cát, mở cửa rước Trung Cộng vào khai thác, đầu
tư, cho vay cho thuê lãnh thổ….Làm giàu để làm gì? Thực tế chua chát trớ trêu
là đa số họ hùng hục làm giàu để lo cho tương lai con cái đi học ở nước ngoài,
để sống cuối đời ở một quốc gia tự do dân chủ văn minh nào đó.
7. Không có lòng tự trọng, không có
“văn hóa” từ chức:
Từ chức là khái niệm vô cùng xa lạ
đối với quan chức Việt. Còn nhớ ông Cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào thời điểm
mà dư luận cả nước đều bất bình vì những yếu kém trong điều hành quản lý đất nước
khiến nền kinh tế bị khủng hoảng nghiêm trọng, chưa kể ông Dũng còn bị mang tiếng
lạm dụng quyền lực, bè phái, tham nhũng nặng nề…Thế nhưng tại phiên họp phần chất
vấn và trả lời chất vấn người đứng đầu Chính phủ sáng 14-11.2012 trước Quốc hội,
khi bị đại biểu Dương Trung Quốc thẳng thắn đặt vấn đề có nghĩ đến chuyện từ chức,
ông Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời:
"Đảng đã phân công tôi tiếp
tục làm Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội cũng chấp thuận tôi làm Thủ tướng Chính
phủ nên tôi cũng sẽ chấp hành, chấp nhận nhiệm vụ giao phó. Trong sự nghiệp của
mình, tôi không có chạy, không có xin, không thoái thác, từ chối nhiệm vụ nào Đảng
phân công. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện công việc mà Đảng và nhà nước giao
phó" (nguồn: Người Lao Động).
Hoặc bà Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn
Thị Kim Tiến, trong nhiệm kỳ thứ nhất 2011-2016 của bà, ngành Y đã xảy ra rất
nhiều vụ scandal đình đám, rất nhiều cái chết oan ức tức tưởi của trẻ sơ sinh
do tiêm vaccine, hàng chục sản phụ tử vong do sự làm ăn cẩu thả, thiếu lương
tâm của y bác sĩ, hàng chục người lớn trẻ em chết vì dịch sởi, dịch “tay chân
miệng” một phần do ngành Y tránh né không công bố dịch sớm, rồi bao nhiêu vụ
tai tiếng khác. Dư luận phẫn nộ đòi bà Tiến từ chức. Nhưng bà Bộ trưởng Bộ Y tế
không những không từ chức, không bị cách chức mà còn ngồi thêm một nhiệm kỳ. Mới
đây, khi vụ án công ty VN Pharma bán thuốc chữa ung thư giả vừa có liên quan đến
bà Tiến trên cương vị người đứng đầu ngành Y, vừa người nhà của bà có chức vụ,
có cổ phẩn trong công ty này, dư luận lại nhắc lại vụ từ chức. Và bà Bộ trưởng
Bộ Y tế vẫn không từ chức!
Đó chỉ là hai ví dụ cho thấy quan
chức Việt không có lòng tự trọng đến thế nào.
8. Hèn hạ, bạc nhược trước kẻ thù
Trung Cộng:
Nếu như trước kia thời đánh Mỹ
đánh Pháp, những người cộng sản nói chung và quan chức chính khách Việt Cộng
nói riêng dù có bị kẻ thù lên án là tàn ác nhưng không bị cho là hèn, thì bây
giờ phần lớn họ hèn hạ, bạc nhược trước kẻ thù Trung Cộng. Nói cho đúng ra,
trong thâm tâm họ có lẽ cũng căm ghét, căm giận Trung Cộng nhưng những người
dám lên tiếng thì đều bị cho ra rìa, hoặc chuyển qua những chức vụ không quan
trọng, còn những kẻ ra mặt thân Tàu thì được leo cao, mà trong cương vị cao nhất,
từ Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh cho tới Nguyễn Phú Trọng bây giờ đều thế. Cái
chính sách ngoại giao quỵ lụy, bám chặt vào Trung Quốc từ bao nhiêu năm nay của
các lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản đã khiến VN ngày càng bị lệ thuộc nặng nề
vào Trung Quốc từ kinh tế cho tới quốc phòng, ngoại giao, văn hóa…
Người ở trên đã thế, cấp dưới
cũng thế để giữ ghế, giữ tài sản, bây giờ quan chức bây giờ người nào cũng giàu
“khủng”, có quá nhiều thứ để mất có phải vô sản như hồi đánh Pháp đánh Mỹ đâu
nên càng hèn.
“Không lẽ bây giờ bà con bảo là
đánh nhau? Trung Quốc bây giờ họ củng cố gần như là bất khả xâm phạm rồi. Ta
như thế này thì có ăn thua với họ được không? Ai tài giỏi thì thử chỉ huy ra đó
coi có thắng không, đánh được rồi nhưng có giữ được không?”- Thượng tướng, Phó
chủ tịch quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn (nguồn: Pháp luật TP HCM và Boxitvn).
“Tôi thấy lo lắng lắm, không biết
tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc.
Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho
dân tộc. Chúng ta bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước nhưng vẫn phải bảo vệ hòa
bình, ổn định chính trị, thành quả cách mạng và giữ quan hệ hữu nghị Trung Quốc,
tăng cường phát triển toàn diện kinh tế - xã hội đất nước.” Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh
phát biểu năm 2014 (nguồn: Thanh Tra)
Chính cái mô hình thể độc đảng độc
tài đã tạo nên những quan chức với những thói hư tật xấu trên, với sự khiếm
khuyết về nền tảng đạo đức lẫn văn hóa ứng xử. Và những thói hư tật xấu hay còn
gọi là những “căn bệnh” mãn tính đó là không thể "giáo dục", sửa đổi
được khi nào cái thể chế này còn tồn tại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét