Thứ Năm, 1 tháng 3, 2018

1080 - Đất đai mãi là vấn đề nhức nhối trong xã hội chủ nghĩa

RFA


Nông dân nghèo mất ruộng ở Việt Nam biểu tình đòi đất vì không được bồi thường thỏa đáng.

Nông dân nghèo mất ruộng ở Việt Nam biểu tình đòi đất vì không được bồi thường thỏa đáng. Reuters


Trong năm 2017 vừa qua, đất đai vẫn là một trong những vẫn đề nhạy cảm, chứa đựng nhiều mâu thuẫn giữa người dân với doanh nghiệp và chính quyền, dẫn đến nhiều sự việc đáng quan ngại điển hình như vụ ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Cho đến nay số lượng vụ việc khiếu nại về đất đai vẫn chiếm tỷ lệ cao và không ngừng tăng thêm.

Người dân khó khăn vì chính sách đất đai

Trước khi bị thu hồi 300 ha đất nông nghiệp vào năm 2010, người dân phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội  có cuộc sống ổn định, ấm no với nghề nông nghiệp truyền thống nhiều đời.
Theo ông Trịnh Bá Phương - một người kiên trì chống lại việc cưỡng chế đất đai tại Dương Nội, từ sau khi mất đất, những người nông dân này mất đi tư liệu sản xuất quan trọng bậc nhất, mà không có nghề nghiệp thay thế dẫn tới sinh kế bị đảo lộn, đời sống trở nên khó khăn và tệ nạn xã hội tăng lên.
Trong khi đó, từ năm 2010 đến nay, phần đất bị thu hồi đã được xây dựng thành nhà ở liền kề, chung cư, đường xá chiếm phần nhỏ, và phần lớn là bỏ hoang, không sử dụng đến. Đây là một nghịch lý: người cần đất sản xuất thì không có, người được giao đất thì để hoang hóa bởi không bán được bất động sản."Thì độ tuổi lao động đó, đến nay chính quyền và doanh nghiệp chỉ bố trí công ăn việc làm được cho 26 người, còn lại là thất nghiệp hết. Một số người nhận được một chút tiền đền bù đó thì quay sang làm ăn kinh tế, nhưng mà những người nông dân chỉ có trong tay cái cày, cái cuốc, không được tri thức hóa, cũng không có kinh nghiệm làm ăn, nên đa phần là thất bại. Sau khi làm ăn thì thua lỗ. Đầu tư xe cộ cũng thua lỗ nặng nề. Còn một số nhà thì họ nhận một chút tiền đền bù thì họ chỉ xây nhà, mua được cái xe thì hết sạch. Đến nay họ rơi vào cảnh sống rất khó khăn."
Trái lại, trường hợp ông Đoàn Văn Vươn tại Tiên Lãng, Hải Phòng, kể từ sau vụ việc trấn động cả nước với tiếng súng hoa cải giữ đất tháng 1/2012, mảnh đất của ông nay đã được giao lại, không bị thu hồi, và được tiếp tục sử dụng từ đó đến nay. Sau khi mãn tù vào tháng 9/2015, gia đình ông Vươn đã tiếp tục triển khai những ý tưởng sản xuất, kinh doanh và quai đê lấn biển.
"Sau khi sự kiện năm 2012 xảy ra, Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan, chính quyền địa phương đã giao lại toàn bộ đất cho gia đình tôi. Nhưng mà để làm thủ tục (sử dụng) ổn định, lâu dài thì đang vướng vấn đề quy hoạch của Sân bay quốc tế phía Bắc. Cho nên bây giờ, không những tôi và tất cả bà con ở cái vùng này, lên đến hàng ngàn hecta đất đều phải nằm trong tình trạng chung là quy hoạch. Không hiểu là quy hoạch sau này có được triển khai hay không thì chưa rõ. Trước mắt ở trong tình cảnh là treo. Rất là lãng phí cho đồng vốn, không những tôi mà bà con Tiên Lãng đã bỏ ra đầu tư."
Tác động nhãn tiền về kinh doanh mà ông Vươn đang hứng chịu là những quả trứng vịt biển của ông đang gặp khó khăn trong thủ tục hành chính vì đất đai bị quy hoạch treo, dẫn đến hệ quả không thể được cấp chứng nhận truy xuất nguồn gốc hàng hóa.
Chính dự án Cảng hàng không quốc tế phía Bắc được phê duyệt dưới thời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dẫn đến sự việc gia đình ông Vươn bị cưỡng chế đất năm 2012. Hiện gia đình ông Vươn và người dân Tiên Lãng chưa biết tương lai mảnh đất họ đang sử dụng sẽ thế nào, khi thời hạn sử dụng đã hết và không được giao lại.

Sự phản kháng của người dân

Trường hợp ở Dương Nội từ năm 2010 đến nay và Tiên Lãng năm 2012 hay xã Đồng Tâm năm 2017 hoặc nhiều câu chuyện đất đai khác đều có điểm chung là người dân đã cương quyết phản kháng, chống lại việc chính quyền tổ chức cưỡng chế, thu hồi đất bằng bạo lực.
Và sau đó chính người bị hại là ông Đặng Văn Hiến lại bị mức án tử hình với cùng tội danh "giết người". Về phía công ty Long Sơn một số nhân viên tham gia chỉ bị tù vài năm với cùng tội danh "hủy hoại tài sản".Tháng 10/2016, 30 nhân viên Công ty Long Sơn đã mang máy móc, hung khí vào san ủi, phá hủy cây điều, cà phê của nhà ông Đặng Văn Hiến và hai hộ dân khác tại tiểu khu 1535, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắc Nông, dẫn đến việc các hộ gia đình này phản kháng lại bằng súng, gây nên hậu quả 3 người chết và13 người bị thương - đều là nhân viên công ty Long Sơn. Đây có thể nói là vụ việc cưỡng chế gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất về nhân mạng.
Người dân tại Đắc Nông, những người cùng cảnh ngộ với gia đình ông Hiến, cũng như giới quan tâm trong cả nước đã có những tiếng nói thể hiện sự bất bình về bản án này, đặc biệt là mức án tử hình đối với ông Hiến là quá nặng và Tòa án đã không xem xét vụ việc một cách toàn diện hơn.
Sự việc tại Đắc Nông được ông Trịnh Bá Phương cho là có nhiều điểm tương đồng với sự việc tại Dương Nội, nhất là sự phản kháng của người dân để bảo vệ đất đai, tài sản mà họ đã dày công vất vả gây dựng.
"Theo tôi, đó là sự phản kháng chính đáng của người dân khi bị dồn đến đường cùng. Khi mà đơn từ, thậm chí vụ của Đặng Văn Hiến đã lên đến ông Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình có chỉ đạo giải quyết. Thế nhưng họ đã trì trệ, các cơ quan, doanh nghiệp - công ty Long Sơn và chính quyền địa phương cấu kết với nhau, cố tình cướp đoạt đất đai, không giải quyết khiếu nại của ông Đặng Văn Hiến, cũng như người dân tại Đắc Nông. Dẫn đến tình thế cuối cùng, ông Đặng Văn Hiến đã buộc phải nổ súng để bảo vệ cái mảnh đất của mình."
Ông Đoàn Văn Vươn đặt vấn đề về vai trò và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong sự việc của ông Đặng Văn Hiến.
"Nếu như mổ xẻ ra, chắc chắn phải có chính quyền đứng đằng sau. Bởi vì công ty này không thể nào có được những công cụ như khiên chống đạn - cái này chỉ được trang bị cho lực lượng Cảnh sát cơ động, chống bạo động. Thế mà tại sao công ty này lại có để mà sử dụng cho việc tự động cưỡng chế, hủy hoại, chiếm đất của người dân. Qua thông tin, để mà mổ xẻ thì tôi thấy nó rất có vấn đề."

Mong muốn của người dân về đất đai

Khi đưa ra đấu giá để bán đất cho người dân thì bằng hình thức đấu giá, nhưng khi thu hồi thì bằng định giá. Và dễ tạo ra kẽ hở cho người có chức có quyền tham nhũng đất đai, và những doanh nghiệp "sân sau" lợi dụng để sâu xé, nhằm làm thiệt hại đến quyền lợi người dân.Theo Hiến pháp Việt Nam, đất đai thuộc "sở hữu toàn dân", do nhà nước làm đại diện chủ sở hữu, thống nhất quản lý và khi cần sử dụng nhằm mục đích “phát triển kinh tế - xã hội” thì luật cho phép chính quyền được thu hồi để giao cho doanh nghiệp.
- Ông Đoàn Văn Vươn

Theo ông Đoàn Văn Vươn, chế định về sở hữu đất đai như vậy chính là mầm mống dẫn đến hệ lụy tham nhũng, khiếu kiện kéo dài, bất công trong lĩnh vực đất đai, kéo theo sự kìm hãm phát triển xã hội.
"Vì đa sở hữu thì đất của tư nhân thuộc tư nhân, của nhà nước thuộc nhà nước, của ai thuộc người ấy, rất rõ ràng. Chứ không thể có một khái niệm mù mờ (sở hữu toàn dân) như thế này. Khi đưa ra đấu giá để bán đất cho người dân thì bằng hình thức đấu giá, nhưng khi thu hồi thì bằng định giá. Và dễ tạo ra kẽ hở cho người có chức có quyền tham nhũng đất đai, và những doanh nghiệp "sân sau" lợi dụng để sâu xé, nhằm làm thiệt hại đến quyền lợi người dân. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến hệ lụy, mâu thuẫn và đỉnh điểm đã xảy ra như vụ việc nhà tôi, hoặc Đắc Nông, hoặc Đồng Tâm, hoặc còn nhiều nơi khác. Một điều không đáng có."
Chung quan điểm với ông Vươn, ông Trịnh Bá Phương cũng mong mỏi quyền sở hữu đất đai của người dân phải được tôn trọng, khi doanh nghiệp hay chính quyền muốn lấy đất thì phải thương lượng giá cả với người dân theo cơ chế thị trường, chứ không thể là sự áp giá bất công như hiện nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét