Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2018

4164 - Bầu cử Campuchia: Dân chủ trong sợ hãi?

BBC Tiếng Thái tường thuật từ Campuchia

Người ủng hộ đảng CPP của Hun senBản quyền hình ảnhMANAN VATSYAYANA/ GETTY IMAGES
Image captionNgười ủng hộ đảng CPP của Hun sen

Hình ảnh của Thủ tướng Hun Sen và Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin xuất hiện đầy trên các bảng quảng cáo màu xanh dương khắp Campuchia trước khi cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào hôm Chủ Nhật 29/7.
Họ chỉ đại diện cho Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) nhưng khuôn mặt của cả hai xuất hiện trên mọi biểu ngữ và tờ rơi ở gần như khắp mọi miền đất nước - trước cửa nhà dân, cơ quan và cả trên cột điện, như thể họ là đảng duy nhất vận động bầu cử, dù cho có tới 19 ứng cử viên khác. Trong ngày cuối cùng của chiến dịch bầu cử, những người ủng hộ CPP đã tràn xuống đường phố, thổi còi và vẫy những lá cờ của CPP theo với đoàn xe ô tô, mô tô, xe tải và tuk-tuk diễu hành.


Đoàn người ủng hộ CPP tuần hành trên khắp các đường phố của CampuchiaBản quyền hình ảnhNURPHOTO/ GETTY IMAGES
Image captionĐoàn người ủng hộ CPP tuần hành trên khắp các đường phố của Campuchia

Theo lệnh của Tòa án Tối cao thì đảng đối lập lớn nhất, Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP), đã phải giải thể từ tháng 11, có nghĩa đảng cầm quyền không phải chịu bất kỳ sự cạnh tranh của một đối thủ đáng gờm nào cả.
Và nhiều người dân đã bị ép đi bỏ phiếu trước những đe dọa rằng họ sẽ bị trừng phạt nếu như dám tẩy chay cuộc bầu cử.
Tuy nhiên, phát ngôn viên của chính phủ Phay Siphan phủ nhận cáo buộc về việc cuộc bầu cử diễn ra không tự do và công bằng.
Ông nói rằng cuộc tổng tuyển cử dựa trên luật pháp và được Ủy ban Bầu cử Quốc gia quản lý.
Nhưng một người đàn ông ở 39 tuổi ở một tỉnh miền nam Kampot nói rằng ông sẽ bỏ phiếu "chỉ là để có được dấu mực chứng nhận đã bỏ phiếu trên ngón tay."
"Nhờ đó mọi người có thể biết được tôi đã đi bầu, hoặc không thì họ sẽ nghĩ rằng tôi tẩy chay bầu cử và chống lại chính quyền. Tôi sợ sẽ có vấn đề xảy ra và tôi sẽ bị bắt," ông nói.
Giống như những người khác được phỏng vấn, ông đã yêu cầu được giấu tên do sợ bị trả thù.
Vết mực kỳ diệu


Dấu mực sẽ được dùng để đánh dấu những người đã bầu cử.Bản quyền hình ảnhTANG CHHIN SOTHY/ GETTY IMAGES
Image captionDấu mực sẽ được dùng để đánh dấu những người đã bầu cử

Trong khoảng hai tháng trở lại đây, các lãnh đạo của CNRP, hầu hết đã lưu vong, khởi động chiến dịch "Ngón tay sạch" để kêu gọi người dân không bỏ phiếu.
"CPP muốn có được tính chính danh qua cuộc bầu cửu này và những người ủng hộ CNPR nói các cuộc bầu cử này không hợp pháp và cách duy nhất để chứng minh điều đó là tỷ lệ bỏ phiếu thấp," Hoàng tử Sisowath Thomico, người đã tham gia Đảng CNRP vào năm 2013 nói.
Điều đó đã khiến chính quyền và Ủy ban Bầu cử Quốc gia (NEC) đe dọa sẽ có hành động pháp lý đối với các chiến dịch tẩy chay cuộc bầu cử, cũng như những người ủng hộ những hành động này.
Chính phủ Campuchia đã mua 51.000 chai mực không thể xóa trị giá 800.000 đô la Mỹ để ngăn chặn người dân bỏ phiếu hai lần.
"Chính phủ Campuchia đang nỗ lực hết sức để tìm mọi cách bắt người dân đi bầu. Họ có thể biết rõ ràng được ai là người đã bầu, còn ai không nhờ có dấu mực trên ngón tay," giám đốc châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) , Phil Robertson phát biểu tại một cuộc họp báo tại Bangkok vào tuần qua.


Lọ mực "kì diệu"Bản quyền hình ảnhTANG CHHIN SOTHY/ GETTY IMAGES
Image captionLọ mực "kì diệu"

"Thật mỉa mai khi chúng ta thấy thủ tục bảo vệ lá phiếu bầu cử cố gắng ngăn chặn người bỏ phiếu hai lần lại bị lợi dụng để trừng phạt những người không muốn bỏ phiếu."
Ông Robertson nói HRW đã nhận được nhiều báo cáo cho rằng nhiều đại diện của chính phủ ở địa phương đã nói với người dân rằng nếu họ không đi bầu thì sẽ mất quyền hưởng dịch vụ công như làm giấy khai sinh hoặc gia hạn căn cước.
Người đi lao động thuê thì được chủ thông báo rằng nếu họ không đi bầu cử sẽ bị sa thải.
Mặt khác, phát ngôn viên của chính phủ, ông Phay Siphan cũng chỉ ra có tới 20 đảng chính trị tham gia tranh cử chứ không phải chỉ có tám như lần tuyển cử 2013.
"Ai cũng đều có quyền tự do bỏ phiếu hay không, nhưng họ không thể cản trở quá trình hoạt động bầu cử theo quy định của luật bầu cử," ông nói.
"CNRP không phải là cha đẻ của dân chủ, chỉ là một phong trào đối lập. CNRP không tôn trọng nguyện vọng của người dân. Họ tẩy chay [cuộc bầu cử] và không thể chiếm đa số ghế trong Quốc hội."
Trong khi đó, sau cuộc bầu cử năm 2013, CNRP trở thành mối đe dọa quyền lực cho đảng CPP cầm quyền vì đã giành được 55 ghế nghị sỹ, trong khi CPP chỉ nhỉnh hơn một chút, với 68 ghế.
"Người Campuchia đã bỏ phiếu cho sự thay đổi. Họ muốn tự do và công bằng, "Hoàng tử Thomico nói với BBC Thái Lan.

Càng kéo dài, càng tệ hại

Wanna*, một người làm nghề giặt là ở tỉnh miền tây của Battambang, nói muốn có sự thay đổi trong giới lãnh đạo của đất nước.
Mỗi buổi tối sau giờ làm, cô thường theo dõi Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) với những người bảo vệ cùng chỗ làm, được phát lại qua một kênh tiếng Khmer.
"VOA đưa tin trung lập và đáng tin cậy, không giống những phương tiện truyền thông của chính phủ," cô nói.
Tới năm 2008, sau 10 năm ủng hộ CPP, cô đã chuyển sang ủng hộ CNRP sau khi cô được gặp nhà lãnh đạo Sam Rainsy. Cô tin rằng ông Rainsy muốn cải thiện đất nước này.
"Tôi muốn có sự thay đổi. Tôi không muốn Hun Sen tiếp tục cầm quyền nữa," người phụ nữ 38 tuổi nói. "Thật điên rồ rằng ông ta đã cầm quyền trong một thời gian lâu như vậy. Dù cho người dân có muốn thay đổi đi chăng nữa, không một ai có thể làm được gì cả. Đất nước này loạn rồi."
Tuy biết CPP sẽ thắng cử những cô cũng vẫn sẽ đi bầu, nhưng bỏ phiếu trắng.
Wanna nói kể từ khi Hun Sen trở thành thủ tướng, nền kinh tế của Campuchia đã tệ đi khiến nhiều người dân bỏ đi kiếm việc ở các nước láng giềng vì không sống nổi với nguồn thu nhập thấp trong nước.
Trong suốt 6 năm qua, thu thập của Wanna cũng mới chỉ tăng từ 130 đôla lên 170 đôla.
"Đây là một chiến thuật của chính quyền để khiến người dân chỉ có thể nghĩ cuộc sống hàng ngày mà không có thời gian để suy nghĩ về chính trị hoặc ai đang lãnh đạo đất nước," cô nói.


Ông Hun Sen phát biểu trong một cuộc vận động bầu cửBản quyền hình ảnhSOPA IMAGES/ GETTY IMAGES
Image captionÔng Hun Sen phát biểu trong một cuộc vận động bầu cử

Không tự do mà cũng chẳng công bằng

Tháng 7/2014, ba đạo luật đã được thông qua, Sam Zarifi, tổng thư ký của Ủy ban Tư pháp Quốc tế, sự độc lập về mặt tư pháp ở Campuchia bị suy giảm đáng kể.
Ông nói đất nước này đang chuyển sang một giai đoạn khác, mà cơ quan hành pháp có hoàn toàn sự kiểm soát đối với các cơ quan khác của chính phủ, nơi mà tự do ngôn luận bị cấm và cơ quan tư pháp không thể quyền của người dân Campuchia.
"Campuchia đang tiến tới một chế độ độc tài độc đảng và nên bị đối xử như vậy," ông Zarifi nói.
"Những gì đang diễn ra tại Campuchia hiện nay là một sự vi phạm nghiêm trọng của pháp quyền và rất có thể sẽ dẫn đến một sự bất ổn đến sự hòa bình và an ninh quốc gia.
"Chính hành vi của Hun Sen đe dọa đất nước, chứ không phải là phe đối lập."
Mạng lưới bầu cử tự do châu Á (ANFREL) là một trong nhiều nhóm xã hội dân sự quyết định cử các nhà quan sát bầu cử độc lập, do "môi trường chính trị đàn áp".
Mỹ và Liên minh Châu Âu cũng đã quyết định không cử người đại diện đến giám sát cuộc bầu cử.
Tuy nhiên, có gần 80.000 quan sát viên địa viện, theo cơ quan bầu cử của Campuchia, giám đốc điều hành ANFREL Chandanie Watawala cho biết một nửa trong số đó đến từ liên minh CPP hoặc thân với CPP.
"Thông tin mà chúng tôi nhận được đó là trong tất cả các tổ chức được Ủy ban Bầu cử Quốc gia công nhận, không một tổ chức nào cho thấy sự độc lập cũng như các kỹ năng cần thiết để tiến hành giám sát bầu cử," ANFREL cho biết trong một bản báo cáo.
"Thông tin mà các nhóm này sẽ đưa ra trong và sau cuộc bầu cử sẽ không đáng tin cậy, và sẽ chỉ phục vụ để củng cố quan điểm của CPP. "


Một vụ bạo loạn từng xảy ra tại cuộc bầu cử năm 2013Bản quyền hình ảnhTANG CHHIN SOTHY/ GETTY IMAGES
Image captionMột vụ bạo loạn từng xảy ra tại cuộc bầu cử năm 2013

"Công lý không tồn tại"

Gần đền Preah Ang Dongker, bên bờ sông Mekong, đối diện với Cung điện Hoàng gia ở Phnom Penh, doanh nhân 65 tuổi Samnang* đang nghỉ ngơi giữa ca làm việc buổi tối.
Trong cuộc bầu cử năm 1993, Samnang đã bỏ phiếu cho Đảng Funcinpec, được thành lập bởi đức vua quá cố Norodom Sihanouk.
Nhưng sự thất vọng của ông ở trong Đảng đã dẫn tới việc ông ủng hộ CNRP.
"Công lý không tồn tại ở Campuchia. Nếu bạn giàu, bạn sẽ thắng. Nếu bạn nghèo, bạn sẽ chết." ông nói.
Cả thông dịch viên lẫn Samnang đều hạ thấp giọng khi được hỏi về Hun Sen, một thủ tướng đã cầm quyền 33 năm qua.
Có thể thấy được không khí sợ hãi ở đất nước khi người dân bày tỏ quan điểm chính trị ở nơi công cộng, điều mà phóng viên BBC đã chứng kiến khi phỏng vấn ngẫu nhiên nhiều người dân ở các tỉnh thành của Campuchia.
Một vài người đã từ chối bình luận về chính trị, trong khi phần lớn những người khác không muốn tiết lộ quan điểm chính trị của mình.
Thứ Bảy tuần trước, Polotikoffee, một nhóm thanh niên đam mê về các vấn đề xã hội, chính trị và dân chủ, đã hủy một buổi tọa đàm về ảnh hưởng của Trung Quốc lên kinh tế chính trị của Campuchia.
Thông báo hủy được đưa ra chỉ hai ngày trước khi buổi tọa đàm có thể diễn ra.
Samnang cũng nói cuộc sống của ông không hề được cải thiện dưới chính quyền của Hun Sen.
"Công việc của tôi liên quan đến việc vận chuyển đậu nành và gạo, và thường xuyên bị cảnh sát chặn lại để xin tiền. Tôi đang trở nên nghèo hơn mỗi ngày," ông nói.
Mặc dù ông muốn chứng kiến một sự thay đổi về tầng lớp lãnh đạo, nhưng đảng CNRP - đảng mà ông ủng hộ - đã bị giải thể, ông cũng không có một đảng thay thế nào khác.
Ông nói ông sẽ không đi bầu cử vào hôm Chủ Nhật, nhưng ông vẫn mong vào những thay đổi ở đất nước mình.
"Campuchia không thể tồn tại một mình. Cuối cùng, ông [Hun Sen] sẽ phải làm điều gì đó để thay đổi," ông nói.
*Tên của các nhân vật đã được thay đổi để bảo vệ danh tính cho họ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét