Giang Nam (VNTB)
Quanh năm những cuộc kỷ niệm chiến tranh, thường gọi là “lễ chiến thắng”, hao tốn kinh phí vẫn được tổ chức rất đều đặn, rất chuyên nghiệp, mặc dù đã tỏ ra xáo mòn. Xoay quanh các ngày Lễ và đặc biệt tháng 7 hàng năm nhịp độ Lễ kỷ niệm còn dồn dập hơn.
Quanh năm những cuộc kỷ niệm chiến tranh, thường gọi là “lễ chiến thắng”, hao tốn kinh phí vẫn được tổ chức rất đều đặn, rất chuyên nghiệp, mặc dù đã tỏ ra xáo mòn. Xoay quanh các ngày Lễ và đặc biệt tháng 7 hàng năm nhịp độ Lễ kỷ niệm còn dồn dập hơn.
Sự kiện chiến tranh được kỷ niệm tại Hà Tĩnh 21/7 - 24/7
Ngã ba Đồng Lộc thuộc thị trấn Đồng Lộc huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, nằm trên con đường mòn Hồ Chí Minh xuyên qua dãy Trường Sơn. Không quân Hoa Kỳ đã tập trung nhiều máy bay thả bom đoạn thị trấn này nhằm cắt đứt đường tiếp tế và hành quân vào chiến trường miền Nam. Hàng trăm người lính lái xe đi qua cung đường tử thần hẹp và độc đạo, bị máy bay đối phương công kích đành chịu bỏ mạng.
10 cô gái mặc áo dài trắng ở Hà Tĩnh |
Nơi đây có một tiểu đội TNXP có nhiệm vụ thường trực trên đoạn đường khoảng 2 km qua Ngã ba, phá bom và sửa đường thông xe khi bị bom phá trúng.
Trưa ngày 24.7.1968, như mọi ngày 10 cô ra làm nhiệm vụ. Lúc 16h30', trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc, chẳng may một quả bom rơi xuống ngay miệng hầm, nơi 10 cô đang tránh bom. Tất cả đã qua đời khi tuổi đời còn rất trẻ, phần lớn trong số họ chưa lấy chồng.
Lễ chiến thắng chỉ vinh danh 10 nữ TNXP hi sinh.
Liệu có gây ra tủi thân cho những gia đình liệt sĩ khác không?
Có lẽ vì 10 cô nổi tiếng hơn nhờ thơ ca, báo chí, đài ca tụng nhiều. Bài thơ đầu tiên của Huy Cận quê Hà Tĩnh lúc ấy bộ trưởng văn hoá, bài “Ngã ba Đồng Lộc”. Gần đây nhất là bộ phim truyện tái hiện 10 cô gái TNXP (thực chất là phim minh hoạ).
Nơi đây nhà nước đổ vào khá nhiều kinh phí để xây Tháp chuông, Đài tưởng niệm và Ngôi đền thờ 10 cô TNXP.
Năm nay kỷ niệm tròn 50 năm làm lớn hơn, hoành tráng, kéo dài ba ngày.
Ba đơn vị đồng tổ chức: Hà Tĩnh, Trung ương Đoàn TNCS và chính quyền TP.HCM. Các vị lãnh đạo tại chức và cựu đều đến dự.
“Hy sinh, mất mát to lớn không gì bù đắp được!”
Thủ tướng Phúc trịnh trọng đọc Diễn văn.
Vô hình trung chính thủ tướng đã phải thừa nhận rằng cuộc chiến đã bị lỗ vốn (không gì bù đắp được !), hay là trợ lý viết văn có ý khác mà người đọc không hiểu rõ?
Thủ tướng khẳng định: “Với những hy sinh, mất mát to lớn không gì bù đắp được, chúng ta càng thấm thía giá trị của độc lập, tự do, của hòa bình, thống nhất. Chúng ta càng phải kiên quyết bảo vệ những thành quả cách mạng đã giành được, giữ gìn độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc; tiếp tục nỗ lực phấn đấu hết sức mình để các thế hệ người dân Việt Nam mãi mãi được sống trong hòa bình, ấm no, hạnh phúc”.
Tại sao chúng ta lại đi làm một việc tổn thất “không gì bù đắp được”?
Xin hỏi, Báo Hà Tĩnh có thực sự tìm hiểu nguyện vọng của nhân dân Hà Tĩnh và cả nước không mà dám viết ““Năm 2009, thể theo nguyện vọng tha thiết của cán bộ, chiến sỹ, nhân dân Hà Tĩnh và đồng bào cả nước, công trình Đền thờ và Tháp chuông Ngã ba Đồng Lộc đã được khởi động xây dựng nhằm tri ân các anh hùng liệt sỹ …” (riêng công trình Tháp chuông Đồng Lộc được xây dựng xong từ tháng 1/2011 với tổng kinh phí 27 tỷ đồng).
“Hiển thánh, linh thiêng” trong ngày Lễ?
Nói đến ngã ba Đồng Lộc, có lẽ hầu hết nhân dân cả nước đều biết đó là nơi hy sinh của mười cô gái thanh niên xung phong thời chống Mỹ, qua hệ thống thông tin lặp đi lặp lại nhiều lần, lại còn được thưởng thức nhiều tác phẩm văn nghệ sáng tác tới lui.
Một sự kiện bi thảm, mười cô gái trẻ trung trong trắng ngời ngời sức sống, phút chốc chiến tranh đã cướp mạng sống của họ. Họ càng trẻ, càng đẹp... thì nỗi đau đớn của chúng ta càng khôn nguôi mà thôi...
Tôi cũng như muôn vàn người dân đất Việt cũng nhớ về các cô, biết về ngã ba Đồng Lộc như là một niềm đau đớn bi thương khôn nguôi. Nhớ về cái sự khủng khiếp tàn nhẫn của chiến tranh. Và suy ngẫm về những người trẻ của thế hệ trước đã bỏ mình vì cuộc chiến. Nhưng dù thế nào, cảm xúc chủ đạo khi nhớ về sự kiện này vẫn là đau đớn, bi thương...
Không hiểu sao dịp gần đây người ta lại biến một sự kiện bi thảm vậy thành ra “hân hoan chiến thắng” được? Chương trình nghệ thuật “Đồng Lộc - bài ca bất tử” trong “Lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đồng Lộc.
Nghĩ cũng lạ, đảng cộng sản tuyên bố theo chủ nghĩa duy vật vô thần. Nhưng các văn nghệ sĩ, nhà báo, nhà tuyên truyền ngày nay thoải mái phá lanh tanh bành học thuyết với những sáng tác cho “ma quỉ” tuỳ tiện tuỳ hứng.
Chỉ cần lễ tưởng niệm là đủ, nhưng trên khắp đất nước đau thương còn có bao nhiêu địa danh khác, tổ chức kỷ niệm Lễ chiến thắng làm sao cho xiết ? Hôm nay lần đầu tiên Đài TNVN (VOV1) tường thuật trang Web chính phủ về liệt sĩ lần đầu tiên công bố đã có hồ sơ 850 000 liệt sĩ được qui tập, chưa kể 200 000 người thất lạc mất tích chưa có hồ sơ chôn cất.
Ngôn ngữ tuyên truyền rất cũ đã biến sự hy sinh của mười cô gái trẻ thành “chiến thắng vẻ vang” ? Lại nói rằng đó là “huyền thoại” ? 10 cô gái không may trúng bom cùng chết 1 lần, đã rất rõ ràng, sao lại biến thành “huyền thoại”? (Huyền thoại là câu chuyện lạ, bí ẩn, khó hiểu).
Xin thưa những người có trách nhiệm: Hãy để lịch sử câu chuyện ngã ba Đồng Lộc và mười cô gái trẻ như nó vốn có. Không cần phải tô vẽ thành một “chiến thắng vẻ vang” làm gì. Các thế hệ người trẻ nước Việt họ sẽ thấy đau đớn tận sâu xa. Họ sẽ nhỏ những giọt nước mắt thương tiếc tự đáy lòng. Và họ sẽ tự rút ra cho mình những bài học. Đó là giá trị chân chính của sự kiện lịch sử được lưu giữ như vốn có.
Sự biến hoá ngôn ngữ thậm chí đánh tráo sự kiện lịch sử có ích gì đâu ! Thậm chí là phản tác dụng!
Thôi thì, Ban tổ chức đã tặng mỗi gia đình 10 cô một sổ tiết kiệm 3 triệu đồng. Giia đình cũng được an ủi tuy rằng chi phí tổ chức Lễ lạt và khách khứa tàu xe đi lại đãi đằng tốn hàng chục tỷ đồng.
Trên mạng xã hội nhiều người phê phán lễ kỉ niệm sự kiện bi thảm ngày ấy được gọi là "chiến thắng". Nhà văn Trần Thanh Cảnh còn viết hẳn một bài thẳng đuột, kết luận rằng bọn người đang sống làm cái lễ kỉ niệm ấy là "vô cảm"...
“Linh thiêng” chương trình nghệ thuật: Đồng Lộc – Bài ca bất tử”.
Sau Lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đồng Lộc (24/7/1968-24/7/2018) là chương trình nghệ thuật Đồng Lộc - bài ca bất tử.
Hình ảnh 10 cô gái mặc áo trắng gây tranh cãi trên mạng xã hội
Trong chương trình nghệ thuật 50 năm “Đồng Lộc - Bài ca bất tử” xuất hiện hình ảnh 10 người đã nhận nhiều ý kiến trái chiều.
Lần lượt 10 cô gái mặc áo dài trắng đứng trên đồi thông và dần tan biến, tượng trưng cho 10 nữ TNXP đã hy sinh.
Nhiều người cho rằng hình ảnh đó phản cảm, ma mị không phù hợp với sự hy sinh của 10 nữ thanh niên xung phong.
“Linh hồn các chị đã hóa thành những bông hoa bất tử, xin đừng tầm thường hóa, đừng làm cho sự linh thiêng của các chị trở nên ma mị, phản cảm..”, một người bình luận.
Tổng đạo diễn chương trình, NSƯT Lê Thụy giải thích rằng hình ảnh 10 cô gái mặc áo dài trắng từ từ xuất hiện rồi tan biếntrong chương trình nghệ thuật là dụng ý. Ông ta rất buồn khi có nhiều ý kiến không hay trên mạng xã hội nói về hình ảnh đó.
“Mọi người nên nhìn nhận vấn đề một cách tổng thể và hiểu hết dụng ý nghệ thuật. Từng tiếng chuông chùa vang lên, lần lượt xuất hiện 10 cô gái mặc áo dài đứng trên đồi đó là ý tưởng các cô hiển thánh, là 10 thánh nữ, là liệt nữ”, ông Lê Thụy nói.
Ông Bùi Xuân Thập, giám đốc Sở VH-TT-DL khẳng định phía Sở không được giao về tham mưu ý tưởng kịch bản. Cũng theo ông, hình ảnh 10 cô gái mặc đồ trắng đứng ở đồi thông khi tổng duyệt chương trình không thấy có.
Nhà văn Phạm Lưu Vũ lại thấy “họ nói” hoàn toàn có lý khi dùng từ "chiến thắng" (!). Bởi vì cái chết của các cô ngày ấy là "chiến thắng" của họ hôm nay. Không có những sự hy sinh ấy thì lấy đâu ra những ghế ngồi, biệt phủ..., lấy đâu ra Vũng Áng để bọn Võ Kim Cự rước Formosa vào Hà Tĩnh... Tóm lại cái chết của các cô đã không hề uổng phí đối với họ, chỉ uổng phí với đất nước lanh tanh bành mất biển mất đảo mà thôi.
Vậy thực tế là đêm ấy 10 cô có được "hiển thánh" hay không? Đây là chỗ ngụy biện của NSƯT Lê Thụy, tổng đạo diễn" chương trình. Hiển thánh cũng gần với hiển linh. Người chết vẫn còn lưu luyến với hình hài trước khi chết thì là chưa siêu thoát. Chưa siêu thoát cho nên vẫn còn ở trạng thái gọi là "thân trung ấm". Thân trung ấm rất "linh", gặp "duyên" sẽ hiện lên gọi là "ý sinh thân", y hệt như 10 cái bóng áo trắng trên đồi thông mà cái đầu đạo diễn Lê Thụy đã nghĩ ra. Thế là hiển linh giả tạo ư ? Hiển linh như thế rất gần với ma hiện. Đại diễn Lê Thụy vô hình trung đã xúc phạm nghiêm trọng anh linh của các cô. Lê Thụy chớ nê gân cổ cãi nữa, càng cãi càng ngu, tội âm càng nặng.
Hiển thánh tức là đã dự vào hàng thánh. Nghĩa là đã được siêu thoát, còn trên cả siêu thoát theo những hiểu biết thông thường. Người đắc quả thánh thì không bao giờ có chuyện "hiển" "ý sinh thân" như 10 cái bóng ma kia đâu, nghệ sĩ ưu tú Lê Thụy ạ. Các cô nếu quả đã "hiển thánh" thì các ông Võ Kim Cự kia hẳn đã hộc máu tươi, bọn Formosa hẳn đã bị sét đánh tan tành... Thế mới là "hiển thánh", chỉ vì chưa đủ "duyên" đấy thôi.
“Hiển thánh”: hoá thành thần thánh với sức mạnh phi phàm, ra tay trừng phạt kẻ Ác.
Ai đọc truyện Tàu cũng nhớ đoạn Quan Vân Trường, Khổng Minh hiển thánh tấn công kẻ thù. Linh hồn Quan Công vật chết Lã Mông và một số đồng bọn. Linh hồn Khổng Minh vẫn hiện lên doạ dẫm đuổi quân Tư Mã Ý
Trong dân gian Việt Nam cũng có chuyện tương tự “hiển thánh” giống như chuyện ngồi đồng cốt phù thuỷ, như chuyện hồn tử sĩ xuất thế nhờ nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng mời nhập.v.v…
Linh thiêng thiệt không?
Trang báo của đài VOV (Đài tiếng nói quốc gia VN) viết bài “Linh thiêng ngày giỗ 10 nữ thanh niên xung phong ở Ngã ba Đồng Lộc” (khuyết danh tác giả).
Tôi hồi hộp đọc kỹ từng chữ cả bài báo xem có hiện tượng gì kỳ lạ xảy ra ở lễ giỗ.
Nhưng không miêu tả hiện tượng lạ nào xảy ra.
“Linh thiêng”: (linh, thiêng): nói về vị thần, hồn người, có sự giao tiếp, tác động đến người sống. Như trong truyện ngắn Dược (Thuốc) của văn hào Lỗ Tấn. Bà mẹ tử sĩ đi viếng mộ con, linh hồn đứa con trai hoá thành con quạ đậu trên cành nhìn mẹ kêu lên ba tiếng rồi bay đi.
Bộ phim “Mê Thảo thời vang bóng” cuả đạo diễn Việt Linh chuyển thể truyện ngắn Chùa Đàn của Nguyễn Tuân đã miểu tả cuộchiển linh của cô trinh nữ. Chồng cô ca nương tên Tơ vốn là một tay đàn đáy nổi tiếng không may yểu mệnh mà chết, cô Tơ đã giải nghệ, và phát nguyện chỉ hát theo cây đàn người chồng quá cố để lại. Nhưng đây lại là cây đàn thiêng: người chồng có lời nguyền: ai đụng vào là mất mạng. Bá Nhỡ chấp nhận nguy hiểm dùng cây đàn thiêng để đệm cho cô Tơ hát ca trù, miễn là ông chủ của anh vui lòng…Rồi ông chủ Lãnh Út gõ trống, cô Tơ hát, Bá Nhỡ đàn, cho đến khi bốn sợi dây rỏ máu năm đầu ngón tay Bá Nhỡ, anh ta xuất huyết toàn thân và chết gục trên cây đàn oan nghiệt. Người phụ nữ trẻ bạc mệnh bị lấy gỗ quan tài làm cây đàn hoặc là anh kép đàn chồng cô Tơ đã “hiển thánh” trả thù trừng phạt kẻ dám mạo phạm đến họ.
Còn dưới tay đạo diễn Lê Thuỵ, anh ta huấn luyện cho 10 cô gái mặc áo trắng “hiện lên” trên đồi, rồi dùng kỹ xảo điện ảnh cho từ từ mờ dần, mất hẳn. Nhìn theo hút, khán giả rợn người, khó chịu. “Hiển thánh” cũng giả tạo vậy ư?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét