Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018

4210 - Nicaragua: 5 điều vì sao cách mạng thành hỗn loạn


NicaraguaBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionKhủng hoảng lan ra trên toàn nước Trung Mỹ, Nicaragua từ tháng 4/2018

Chính quyền cánh tả của ông Daniel Ortega từng đề cao cách mạng xã hội chủ nghĩa nay phải đối mặt với phản đối đường phố.
Sau Cuba, Venezuela nay đến Nicaragua đang đối mặt với những thay đổi lớn.
BBC News có các bài giải thích về cuộc khủng hoảng này.

1. Cách mạng cũ và cách mạng mới

Năm 1979, phong trào cánh tả Sandinista do ông Daniel Ortega lãnh đạo đã làm cuộc cách mạng lật đổ chế độ của tổng thống Anastasio Somoza, theo phóng viên BBC Arturo Wallace từ thủ đô Managua.
Nhưng nay, một phong trào khác đang nổi lên, và ba tháng qua, Nicaragua rơi vào khủng hoảng, biểu tình đường phố. Những nhóm đấu tranh, được Giáo hội Công giáo La Mã ủng hộ, phản đối sự tàn bạo của công an, cảnh sát Nicaragua sau khi hơn 350 người đã thiệt mạng. Những người biểu tình so sánh chế độ Ortega hiện nay với chế độ độc tài quân sự Somoza trước đó trong các hình vẽ, graffiti đường phố.

2. Ai thuê các nhóm dân quân có vũ trang để bắn giết?




NicaraguaBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionGraffiti ví ông Ortega ngày nay như kẻ thù chính trị của ông thời trước, Somoza
NicaraguaBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionÔng Daniel Ortega (phải) từng là biểu tượng của phong trào cánh tả lật đổ chế độ Somoza (trái)

Vẫn theo phóng viên Arturo Wallace, các NGO nói những nhóm bán vũ trang theo lệnh của chính phủ đã hạ sát nhiều người thuộc phe đối lập.
Tổng thống Daniel Ortega, 72 tuổi, cựu lãnh đạo du kích Sandinista thì nói với báo chí Mỹ rằng, các nhóm dân quân đó "nhận tiền từ băng đảng ma tuý".
Nhưng ông không nêu ra bằng chứng gì và không giải thích vì sao các nhóm này luôn xuất hiện để thay mặt cảnh sát trấn áp các đoàn biểu tình từ tháng 4/2018.

3. Vấn đề có từ trong 'Đệ nhất gia đình'

Hai anh em Daniel và Humberto Ortega đều đóng vai trò quan trọng trong phong trào Sandinista ở thập niên 1970.
Sau cách mạng, ông Daniel làm tổng thống, ông Humberto là bộ trưởng quốc phòng.
Nhưng từ 1995, ông Humberto không còn giữ chức gì từ 1995.
Ông lên tiếng phê phán anh trai Daniel Ortega trở lại nắm quyền hồi 2007.
Gần đây nhất, ông Humberto kêu gọi tổng thống anh trai ông phải chịu trách nhiệm và chấm dứt ngay hoạt động của các nhóm dân quân bán vũ trang.
Ông Daniel Ortega bị phê phán là đổi hiến pháp để lập ra một triều đại riêng.
Vợ ông, bà Rosario Murillo hiện là phó tổng thống và năm 2014, đảng của ông, Mặt trận Giải phóng Quốc gia Sandinista (FSLN) đã sửa đổi hiến pháp để ông Ortega có thể cầm quyền vô thời hạn.



NicaraguaBản quyền hình ảnhMARVIN RECINOS
Image captionGiới trẻ Nicaragua nay đòi tự do và nhân quyền

4. Các nước láng giềng nói gì?

Sau các vụ giết phe đối lập và người biểu tình, làm chết cả một trẻ sơ sinh, 13 quốc gia Châu Mỹ La Tinh, gồm Argentina, Brazil, Chile, Colombia, Costa Rica, Ecuador, Guatemala, Honduras, Mexico, Panama, Paraguay, Peru và Uruguay kêu gọi chính quyền Daniel Ortega giải tán các nhóm dân quân bán vũ trang, và phải công khai lên án bạo lực.

5. Chính quyền Nicaragua nói gì và làm gì?




Tuần hànhBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTuần hành của người dân mang theo hình Đức Mẹ Maria

Chính phủ của ông Ortega nói phe đối lập là "bọn phản loạn", "những kẻ tổ chức đảo chính" và "khủng bố".
Cho đến cuối tháng 7/2018, chính quyền bác bỏ kêu gọi để Giáo hội Công giáo làm trung gian hòa giải, và nay cho rằng Giáo hội "đứng về phía phản loại".
Nicaragua có 6 triệu dân (năm 2017) và nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, có thu nhập thấp nhất vùng Trung Mỹ.
Các hoạt động nhằm phục hồi kinh tế của chính phủ Sandinista dựa nhiều vào Cuba và Venezuela nhưng nguồn viện trợ này đã cạn.
Hy vọng đẩy mạnh xuất khẩu của Nicaragua đang bị làn sóng bạo lực hiện nay xóa đi.
Bộ Ngoại giao nhiều nước Phương Tây, gồm cả Anh và Mỹ đều đã khuyến cáo công dân của họ phải hết sức cẩn thận nếu có việc cần đi tới Nicaragua.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét