Bà Federica Mogherini, ngoại trưởng của Liên Hiệp Âu Châu, khẳng định các công ty Âu Châu tiếp tục buôn bán với Iran. (Hình: Herbert Neubauer/AFP/Getty Images)
Với ngày càng nhiều công ty Âu Châu bỏ chạy ra khỏi Iran theo sau việc Hoa Kỳ tái lập những lệnh cấm vận, ở Hoa Kỳ người ta có thể nghĩ là nay những cố gắng của Âu Châu để cứu Iran đã hoàn toàn vô hiệu.
Nhưng thực ra, Âu Châu chưa bỏ cuộc. Một kế hoạch mới được Anh, Đức, Pháp, Trung Cộng và Nga đề nghị để tạo một hạ tầng cơ sở tài chánh đặc biệt để làm việc với Iran có thể là một thách thức đáng ngại cho sự chế ngự về lâu về dài của đồng đô la.
Cao Ủy Ngoại Vụ Federica Mogherini, người chính thức là ngoại trưởng của Liên Hiệp Âu Châu, hôm Thứ Hai, 24 Tháng Chín, 2018, tuyên bố ở New York một kế hoạch để tạo ra “một khí cụ với mục đích đặc biệt” để buôn bán với Iran “sẽ có nghĩa là các thành viên của Liên Hiệp Âu Châu sẽ thành lập một cơ chế pháp lý để giải quyết những trao đổi thương mại chính thức với Iran, và việc này sẽ cho phép các công ty Âu Châu tiếp tục buôn bán với Iran.”
Chi tiết kỹ thuật còn đang được bàn thảo, nhưng lời tuyên bố của bà cho chúng ta một số chỉ dấu lý thú về cách mà kế hoạch này có thể hoạt động được.
Những lệnh cấm vận, tái áp đặt sau khi Tổng Thống Donald Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi thỏa thuận năm 2015 vốn giới hạn thật khắt khe chương trình hạt nhân của Iran, khiến hầu như không thể được cho một cơ sở nào có một liên hệ gì với Hoa Kỳ, kể cả chỉ một trao đổi với một trương mục trong một ngân hàng Hoa Kỳ – có thể buôn bán với Iran.
Cái giá phải trả cho việc bất chấp lệnh cấm của Hoa Kỳ rất cao: Năm 2015, ngân hàng BNP Paribas SA, một ngân hàng của Pháp, đã bị phạt vạ gần $9 tỷ vì đã vi phạm lệnh cấm vận của Hoa Kỳ với Iran, Cuba và Sudan. Sự phản đối tức giận của chính phủ Pháp trước hình phạt “không tương xứng” đã bị gạt sang một bên.
Nay cấm vận đã trở lại, và rõ ràng là những người Âu Châu (cũng như người Trung Cộng hay người Nga) mà có bất cứ một làm ăn nào với Iran phải đi qua những định chế được cách ly khỏi hệ thống tài chánh Hoa Kỳ.
Trong bản phúc trình Tháng Bảy năm nay, ông Axel Hellman của tổ chức nghiên cứu European Leadership Network, và ông Esfandyar Batmanghelidj của nhà xuất bản chuyên về tài chánh Bourse & Bazaar, đề nghị “một kiến trúc ngân hàng mới” để phản ứng với cấm vận của Hoa Kỳ, trông cậy vào hệ thống của “những ngân hàng giữ cửa,” như ngân hàng Europaeisch-Iranische Handelsbank, có trụ sở ở Hamburg, và các chi nhánh Âu Châu của các ngân hàng tư nhân Iran.
Họ viết: “Một loại thứ ba các ngân hàng giữ cửa có thể được phác thảo, vốn bao gồm những khí cụ đặc biệt được thành lập bởi các chính phủ Âu Châu, hay một phần của một hợp tác công tư để có thể giải quyết mậu dịch và đầu tư với Iran.”
Kế hoạch mới có vẻ tập trung vào giải pháp thứ ba. Bà Mogherini đưa ra chỉ dấu là Đức, Pháp và Anh sẽ thành lập một trung gian tài chánh được đa quốc hỗ trợ để giải quyết cho các công ty muốn làm ăn với Iran và với những đối tác ngược lại bên phía Iran.
Những trao đổi như vậy, hẳn là bằng euro và bảng Anh, sẽ không lộ diện cho nhà chức trách Hoa Kỳ. Các công ty Âu Châu làm ăn với trung gian nhà nước sở hữu trên nguyên tắc có thể không vi phạm những lệnh cấm vận của Hoa Kỳ như được viết ra hiện nay. Hệ thống này có thể mở cửa cho Nga và Trung Cộng nữa.
Âu Châu như vậy cung cấp một hạ tầng cơ sở cho một biện pháp chống lại cấm vận hợp pháp – và một bảo đảm là những giao dịch này không bị báo cho các nhà thanh tra Hoa Kỳ.
Sẽ hoàn toàn vô lý cấm vận một khí cụ có mục đích đặc biệt bởi vì Hoa Kỳ không có cách nào biết ai mua bán với nó và tại sao. Tất cả điều mà Hoa Kỳ có thể làm là cấm vận hệ thống SWIFT của các ngân hàng trung ương liên hệ, một hệ thống thông tin có trụ sở ở Brussels, cho việc giúp những giao dịch (nếu khí cụ có mục đích đặc biệt này sử dụng SWIFT, thay vì là những thông điệp tùy tiện.)
Làm vậy, theo hai nhà nghiên cứu, sẽ là tự làm hại mình. Bản phúc trình của họ viết: “Có hai kết quả có thể xảy ra nếu những định chế này tiếp tục làm ăn với Iran bất chấp những cấm vận của Hoa Kỳ. Hoặc là nhà chức trách Hoa Kỳ không có được những hành động trừng phạt vì hậu quả to lớn của chiến dịch và tư cách của hệ thống tài chánh Hoa Kỳ, đóng vai ‘cắt móng vuốt’ của đe dọa thực thi và giảm thiểu nguy cơ của Âu Châu tự cấm vận vì sợ hãi, hay là nhà chức trách Hoa Kỳ có những hành động áp dụng trừng phạt, một bước sẽ chỉ đóng vai thúc đẩy nhanh hơn những cố gắng của Âu Châu nhằm tạo một kiến trúc ngân hàng có thể bảo vệ được và vượt ra ngoài vấn đề Iran.”
Tạo nên “một kiến trúc ngân hàng có thể bảo vệ được” có thể chính là mục tiêu tối hậu cho Âu Châu, Trung Cộng và Nga. Iran chỉ là một cái cớ: Thỏa thuận hạt nhân là một trong những ít điều đoàn kết Liên Hiệp Âu Châu, Nga và Trung Cộng chống lại Hoa Kỳ. Nhưng hành động để làm hại sự chế ngự của đồng đô la toàn cầu tối hậu không phải là về Iran.
Trong bài diễn văn mới đây về tình trạng Liên Hiệp Âu Châu, chủ tịch Ủy Hội Âu Châu tức là người đứng đầu hành pháp của Liên Hiệp, Jean-Claude Juncker, kêu gọi tăng cường vai trò quốc tế của đồng euro và rút khỏi việc gửi hóa đơn cho mậu dịch quốc tế bằng đô la.
Trung Cộng và Nga cũng từ lâu nay muốn có điều đó, nhưng chỉ với Âu Châu, quê hương của đồng tiền dự trữ lớn thứ nhì của thế giới, là họ có cơ hội để thách thức sự chế ngự của Hoa Kỳ.
Không hiểu “khí cụ đặc biệt” này có lôi cuốn được những công ty Âu Châu như Total của Pháp và Daimler của Đức trở lại làm ăn với Iran hay không thì còn phải chờ xem. Với tầm rộng lớn của các cơ quan thi hành luật pháp Hoa Kỳ, có thể vẫn có những nguy cơ, và chính phủ Âu Châu có thể không có đủ khả năng để bảo vệ các công ty trước công lý của Hoa Kỳ.
Một số công ty tuy vậy sẽ được hấp dẫn để thử hạ tầng cơ sở mới, và công chúng sẽ khó biết nếu họ làm. Dầu sao chăng nữa, thực sự là đáng để cho Âu Châu, Nga và Trung Cộng thử nghiệm với làm ăn không cần đồng đô la.
Không một sự chế ngự quốc tế của một đồng tiền nào là vĩnh viễn, và không có lý do gì đồng đô la Mỹ sẽ là ngoại lệ. Niềm tự tin của Tổng Thống Donald Trump vào khả năng vũ khí hóa đồng đô la đối với các đối thủ và những đồng minh bướng bỉnh rồi có thể sẽ có hậu quả ngược lại cho Hoa Kỳ khi những cố gắng đẩy đồng đô la ra khỏi vị thế chủ thể trở thành nghiêm chỉnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét