Bài báo trên tờ WION của Ấn Độ ra ngày 21 tháng 8 năm 2019.
Tờ WION của Ấn Độ ra ngày 21 tháng 8 năm 2019 đưa tin, lần đầu tiên Trung Quốc triển khai máy bay phản lực ném bom H6 và chiến đấu cơ tại bãi Tư Chính. Tờ báo cho biết, Chính phủ Ấn Độ và Nga đã được chính phủ Việt Nam thông tin như trên, vì họ có lợi ích thương mại trong khu vực này.
Sau đây là bản dịch bài báo tiếng Anh trên tờ WION của Ấn Độ:
Trung Quốc xâm phạm vùng biển đặc quyền kinh tế của việt nam và điều tàu hải cảnh đến gần lô thăm dò dầu khí ONGC của Ấn Độ
Trong một cuộc xâm phạm lớn thứ ba từ trước đến nay, Trung Quốc đã đưa 20 tàu vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Quan trọng là Ấn Độ có lợi ích thương mại trong khu vực này, vì tập đoàn dầu khí quốc gia Ấn Độ ONGC Videsh Ltd sở hữu lô thăm dò khai thác dầu khí tại đây với cổ phần từ công ty Rosneft của Nga.
Bắc Kinh đã điều 2 trong số các tàu hải cảnh tới gần lô của ONGC. Đây là vụ xâm phạm thứ hai của Trung Quốc trong năm nay, xảy ra từ ngày 13 tháng 8 bắt đầu lúc 15 giờ (giờ địa phương).
Trong vụ xâm phạm thứ hai nêu trên, 6 tàu hải chính, 10 tàu đánh cá và 2 tàu dịch vụ cùng với máy bay phản lực ném bom H6, các máy bay chiến đấu và máy bay tiếp nhiên liệu trên không cũng được phát hiện.
Các tàu Trung Quốc cũng đã bắc loa yêu cầu Việt Nam rút giàn khoan ra khỏi khu vực này.
"Tiếp tục leo thang… vi phạm nghiêm trọng Luật quốc tế", một nguồn tin từ chính phủ Việt Nam cho biết.
Cuộc xâm phạm đầu tiên trong năm nay bắt đầu từ ngày 3 tháng 7 và các tàu Trung Quốc đã rời đi vào ngày 7 tháng 8. Số lượng tàu vào thời điểm đó là 35 chiếc, nhưng không có nhiều lực lượng không quân. Điều đáng chú ý là cuộc xâm phạm (lần thứ nhất) của Trung Quốc đã chấm dứt, sau khi các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN gặp nhau tại Bangkok, Thái Lan vào ngày 1 tháng Tám.
Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN diễn ra với sự tham gia của hơn 20 Bộ trưởng Ngoại giao của khu vực, bao gồm cả bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S Jaishankar và Trung Quốc Vương Nghị.
“Đây là một động thái được tính toán kỹ lưỡng. Tại Hội nghị ở Bangkok, phía Trung Quốc đã tuyên bố rằng hòa bình và an ninh chiếm ưu thế trong khu vực. Nhưng tiềm ẩn bên trong lại là sự phá hủy tự do hàng hải”, nguồn tin nói thêm.
Trong cuộc xâm phạm đầu tiên năm nay, phía Việt Nam đã “giao thiệp” 30 lần với đại diện ngoại giao Trung Quốc, và kể từ ngày 13 tháng 8 (cuộc xâm phạm lần thứ hai trong năm), phía Việt Nam đã “giao thiệp” 7 lần với đại diện ngoại giao Trung Quốc để yêu cầu Bắc Kinh rút tàu ra khỏi bãi Tư Chính.
Hà Nội đang cân nhắc một số biện pháp bao gồm cả biện pháp pháp lý và đệ trình lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
"Chỉ cần làm theo mô hình của vụ Pakistan với Trung Quốc tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc… Nếu Pakistan có thể đưa ra vấn đề song phương tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, thì Biển Đông cũng vậy, nó là một vấn đề quốc tế", một nhà ngoại giao nói.
Chính phủ Ấn Độ và Nga đã được chính phủ Việt Nam thông tin, vì họ có lợi ích thương mại trong khu vực này. Đại sứ Việt Nam có mặt tại các thủ đô trên thế giới và đất nước này đang liên lạc với các nước đối tác như Mỹ, Úc và 16 đối tác đối thoại.
Đây là vụ xâm phạm lớn thứ ba của Trung Quốc kể từ năm 2011. Năm 2011, Trung Quốc đã cắt cáp tàu Bình Minh của Việt Nam và năm 2014, Bắc Kinh đã kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực Biển Đông, sau đó rút đi.
(Hết phần dịch bài báo trên tờ WION của Ấn Độ)
Hợp tác về Năng lượng Việt Nam-Ấn Độ
Trong chuyến thăm cấp Nhà nước của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tới Ấn Độ vào tháng 10 năm 2014, 7 thỏa thuận trong đó có 1 thỏa thuận về hợp tác năng lượng đã được ký kết giữa Công ty ONGC Videsh Limited (OVL) của Ấn Độ và đối tác Petro Việt Nam (PVN).
Năm 2016, khi Thủ tướng Modi thăm chính thức Việt Nam, cả hai Thủ tướng đã đồng ý tiếp tục tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dầu khí và thúc giục 2 bên khẩn trương thực hiện tích cực Thỏa thuận đã ký năm 2014 giữa PVN và OVL về hợp tác trong 2 lĩnh vực này ở Việt Nam. Phía Việt Nam đã ủng hộ việc đầu tư dài hạn và sự hiện diện của công ty OVL và đối tác Việt Nam là PVN trong việc thăm dò dầu khí ở Việt Nam và cũng chào mừng các công ty dầu khí của Ấn Độ tham gia vào lĩnh vực thăm dò và khai thác ở Việt Nam.
Quan hệ chiến lược giữa hai nước đã dịch chuyển từ quan hệ bình thường giữa nhà cung cấp và bạn hàng sang hợp tác công khai trong lĩnh vực quốc phòng.
Liên doanh giữa 3 công ty: Rosneft của Nga, ONGC Videsh của Ấn Độ và Petro Việt Nam.
Liên doanh giữa 3 công ty Ấn Độ, Nga và Việt Nam
Sản xuất dầu khí từ tài sản của ONGC trong tài chính 2017 đã lên tới 12.80 MMToe (Dầu: 8.43 MMT; Khí: 437 BCM). Về sản xuất ở nước ngoài, với đóng góp 12% tài sản ở Việt Nam của ONGC đứng thứ hai sau sau tài sản ở Nga của ONGC (56%).
ONGC Videsh (OVL) là cánh tay mặt của công ty tiến hành các hoạt động sản xuất và thăm dò bên ngoài Ấn Độ. Trong 38 dự án ở 17 nước thì ONGC có 2 dự án ở Việt Nam: lô 128 và lô 06.1. Cả hai dự án này đã được ký kết trên cơ sở Hợp đồng Chia sẻ Sản xuất (PSC).
Việc tiếp nhận các lô thăm dò vào năm 2006 diễn ra không mấy suôn sẻ. Lô 128 phải giao lại do lý do thương mại. Lô thăm dò 128 nằm ở địa phận vùng Biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, và Trung Quốc đã phản đối năm 2012. Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã thuyết phục ONGC vẫn giữ lô này do Việt Nam đảm bảo hoàn toàn an ninh.
OVL có 45% cổ phần trong lô thăm dò 06.1 ở lưu vực Nam Côn Sơn, Nga (35%) và PetroVietnam (20%). Việc này đã được tiến hành năm 1988. Cơ sở này vẫn đang phát triển và sản xuất.
Sản xuất ở mỏ Lan Tây (ở dạng khí và cô đặc) bắt đầu vào tháng 1/2013, mỏ này là mỏ đầu tiên của ONGC Videsh. Sản xuất ở Mỏ Lan Đỏ bắt đầu năm 2012. ONGC đã chứng minh lô 06.1 có trữ lượng tiềm năng (được coi là vị trí hái ra tiền đến con số 8.247 MMToe.
Máy bay phản lực ném bom H-6K được ví với “pháo đài bay” B-52 của Mỹ.
Máy bay ném bom H-6K từng diễn tập trên biển Đông cách đây 3 tháng
Hãng tin AP đưa tin rằng tờ Nhân dân Nhật báo hôm thứ Bảy (19/5/2019) đã loan báo rằng Không lực Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã thực hiện hoạt động huấn luyện cất và hạ cánh máy bay ném bom H-6K trên biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Nam Hải). Đây là lần đầu tiên Trung Quốc công khai việc diễn tập của máy bay ném bom chiến lược này trên các đảo tranh chấp.
Cũng theo AP, Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm thứ Sáu (18/5/2019) đã phát đi tuyên bố nói rằng cuộc diễn tập này được thực hiện trên một hòn đảo ở “khu vực Nam Hải” không xác định. Màn diễn tập có sự tham gia của nhiều máy bay H-6K cất cánh từ một căn cứ không quân trên đảo, sau đó tiến hành tấn công ném bom vào những mục tiêu giả lập trên biển trước khi hạ cách trở lại căn cứ.
Máy bay ném bom H-6K mạnh cỡ nào?
H-6K là phiên bản mới và hiện đại nhất của dòng máy bay ném bom H-6 do Trung Quốc sản xuất trên cơ sở cải tiến mẫu máy bay ném bom Tupolev Tu-16 của Liên Xô trước đây.
Những chiếc H-6K cải tiến được nâng cấp với động cơ D-30KP-2 mới từ Nga, cho tải trọng lớn hơn, tầm bay xa hơn so với trước đây (H-6 chỉ có tầm bay hơn 1000km). Mỗi chiếc H-6K chở được theo 9 tấn vũ khí các loại với tầm bay tác chiến 1.800km và đạt tốc độ hành trình 750km/h. Nếu được tiếp nhiên liệu trên không, H-6K có thể chiến đấu hiệu quả trong tầm bay lên tới 5.600km.
H-6K không chỉ mang bom thông thường mà còn có thể mang bom thông minh và tên lửa hành trình.
Nổi trội nhất trong số vũ khí mà H-6K được trang bị là tên lửa hành trình CJ-10 hoặc CJ-20 hoặc tên lửa chống đạn YJ-12. Nó có thể mang theo tới 6 quả tên lửa loại này ở hai bên cánh.
Tên lửa hành trình CJ-10 có tầm bắn 1.500km – 2.400km, được trang bị một đầu đạn thông thường nặng 500kg, hoặc đầu đạn hạt nhân.
H-6K cũng không cần thiết phải áp sát mục tiêu khi thực hiện nhiệm vụ. Bởi vì mẫu oanh tạc cơ này có thể phóng tên lửa hành trình từ xa. H-6K đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba sau Mỹ và Nga nắm công nghệ phóng tên lửa hành trình từ không trung.
Như vậy những tên lửa hành trình này là mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với chiến hạm Quang Trung, tàu hộ vệ tên lửa hiện đại nhất Việt Nam.
Chiến hạm Quang Trung, tàu hộ vệ tên lửa hiện đại nhất Việt Nam.
Tầm hoạt động và khả năng mang theo khối lượng bom đạn của H-6K không thể sánh bằng “pháo đài bay” B-52 của Mỹ, nhưng giới chuyên gia đánh giá hai mẫu oanh tạc cơ này có chức năng gần như tương đồng.
Nhược điểm của H-6K là hoạt động hết sức nặng nề, không có khả năng tàng hình, khả năng mang tải trọng bom đạn không lớn và không bay nhanh như Tu-160 của Nga. Vì không bay được nhanh nên H-6K phải cần đến sự yểm trợ của các máy bay chiến đấu trước tên lửa phòng không và tiêm kích đối phương.
Hiện tại, Trung Quốc đang sở hữu 16 chiếc H-6K sử dụng động cơ Nga và có đang kế hoạch chế tạo phiên bản mới dùng động cơ nội địa WS18.
Hiếu Bá Linh (Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét