Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2019

13375 - Bãi Tư Chính: Úc ‘ủng hộ’ Việt Nam đến mức nào?



“Có bệnh thì vái mười phương” - chính thể Việt Nam đang rơi vào tình thế phải cầu cạnh từng ‘đối tác chiến lược toàn diện’ để cứu vãn nó khỏi sự bế tắc vì bị “đối tác chiến lược toàn diện quan trọng nhất’ là Trung Quốc dồn ép tận chân tường ở khu vực Bãi Tư Chính.

Vấn đề Biển Đông sẽ là chủ đề nổi bật được đề cập đến trong các thảo luận giữa lãnh đạo Việt Nam và Australia trong tuần này nhân chuyến thăm của Thủ tướng Australia Scott Morrison tới Hà Nội vào ngày 22/8” - giới quan sát nhận định.

   Thủ tướng Australia Scott Morrison và phu nhân đến Việt Nam



Không chỉ là ‘đối tác chiến lược toàn diện’ của Việt Nam, mà Úc còn là một đồng minh quân sự của Mỹ trong ‘bộ tứ’ ở vòng cung Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Mỹ - Nhật - Ấn - Úc), do vậy đưkng nhiên phải quan tâm đến những gì đang xảy ra ở Biển Đông. Một sự ủng hộ trực tiếp hoặc gián tiếp của chính phủ Úc đối với Việt nam là gần như đương nhiên, trong bối cảnh Mỹ đã trở thành nước đầu tiên ủng hộ gián tiếp Việt nam và đang có những động tái quân sự đẻ dằn mặt Trubng Quốc tại Biển Đông.  

Tuy nhiên, khó mà khẳng định rằng chính phủ Úc sẽ nhiệt tình đến mức nào khi bày tỏ thái độ với chính thể độc tài ở Việt Nam.

Cần chú ý là cho tới trước chuyến thăm Việt nam của Thủ tướng Scott Morrisonchính phủ Úc đã chẳng bình luận gì về vụ Bãi Tư Chính, thậm chí báo chí ở Úc còn không đăng tải thông tin về vụ này.

Không thể cho rằng nước Úc bàng quan vụ Bãi Tư Chính vì không ‘dính’ gì Biển Đông. Bởi cũng như Nhật bản, Úc có một phần quyền lợi trong giao thương qua Biển Đông, với khoảng 50% lượng giao thương thông qua vùng biển này. Nếu Trung Quốc khống chế được khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và hơn thế nữa là ‘nuốt’ hẳn Bãi Tư Chính, Úc đương nhiên sẽ bị khó khăn và thách thức lớn trong giao thương do các tàu Trung Quốc ‘làm luật’.

Trong những năm gần đây, thỉnh thoảng tàu chiến Trung Quốc lại khiêu khích tàu Úc.

Tuy thế, sách lược của ‘bộ tứ’ dường như chẳng có gì phải vội vã với Việt Nam - quốc gia vẫn còn nằm nguyên trạng trong ‘chủ nghĩa xã hội anh em’ với Trung Quốc và luôn bị ‘đảng anh’ hiếp đáp. Khả năng Úc điều tàu chiến đến Biển Đông để hỗ trợ hải quân Việt Nam là gần như không có.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Việt Nam bất lực. Trong suốt thời gian tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 ngự trị ở Bãi Tư Chính, lực lượng hải quân Việt Nam đã chẳng thể làm gì, thậm chí còn chẳng dám nói gì trước một kẻ cướp táo tợn lao vào nhà mình.

Vụ tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 rút khỏi Bãi Tư Chính vào tháng 8 năm 2019 nhưng quay trở lại ngay sau đó đã khiến phá sản toàn bộ “công tác đấu tranh quốc tế đầy khôn khéo và sáng tạo của đảng và nhà nước ta” - như một cách mà báo đảng thường ‘tự sướng’ - mà “đã đẩy đuổi được tàu Hải Dương 8 khỏi Bãi Tư Chính”.

Trong cả ba vụ Bãi Tư Chính vào các năm 2017, 2018 và 2019, hầu hết các ‘đối tác chiến lược’ - mà giới chóp bu Việt Nam thường tự hào lên đến cả tá - đã chẳng đếm xỉa gì đến cử chỉ cầu cứu của Hà Nội.

Vụ Trung Quốc cho tàu Hải Dương 8 gây khủng hoảng ở Bãi Tư Chính không chỉ nhằm mục đích muốn chia bôi dầu khí và răn đe chuyến đi Mỹ của Nguyễn Phú Trọng, mà còn là một cú trả đũa đường vòng trong chiến tranh thương mại Trung - Mỹ, và cũng là một phép thử xem phản ứng của Hoa Kỳ và ‘bộ tứ’ ra sao trong việc có hỗ trợ Việt Nam hay không, và nếu hỗ trợ thì sẽ đến mức độ nào.

Cho dù sự xuất hiện có vẻ bất ngờ của hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan của Mỹ đang mang lại cảm xúc được cấp cứu - thể hiện trên mặt báo đảng Việt Nam, nhưng chưa có gì chắc chắn là hàng không mẫu hạm này sẽ trực tiếp can thiệp hay có một tác động nào đó tới Bãi Tư Chính nếu đối chiếu với yêu cầu can thiệp sâu hơn nhiều của chế độ bị xem là ‘hèn với giặc, ác với dân’.

Thái độ của người Úc đối với Việt Nam cũng có thể tương tự biểu hiện của người Mỹ: ‘bộ tứ’ sẽ chẳng có gì sốt ruột một khi chính thể Việt Nam vẫn còn ngả ngớn đu dây với Trung Quốc, thậm chí còn không có nổi một thao tác kiện Bắc Kinh ra tòa án quốc tế. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét