Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2019

13406 - Nhà máy In tiền quốc gia lỗ lớn: Đáng mừng hay đáng lo?


Giới chuyên gia thân chính phủ đang phải ngụy biện rằng hiện tượng Nhà máy In tiềnQuốc gia bị lỗ do sụt giảm về doanh thu là tín hiệu đáng mừng của nền kinh tếcho thấy Ngân hàng Nhà nước vẫn đang theo chính sách hạn chế cung tiền ra thị trường.




Trong 6 tháng đầu năm 2019, doanh thu tài chính của Nhà máy In tiền Quốc gia thấp hơn cùng kỳ 7 tỷ, giảm còn 10 tỷ đồng.

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2019, Nhà máy In tiền Quốc gia trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lỗ đến 11,2 tỉ đồng.

Số lỗ hơn 11 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2019 là đáng thất vọng đối với cơ sở độc quyền về in tiền và được xem là không bao giờ lỗ. Bởi cùng kỳ năm 2018Nhà máy In tiền Quốc gia thu lợi nhuận sau thuế tới 60 tỷ. Còn vào năm 2017, nhà máy này đã đạt lãi ròng 44 tỷ đồng.

Nhưng có thật là đáng mừng? Và vì sao nhà máy này phải giảm hiệu suất bơm tiền vào thị trường?

Dù đến nay chính phủ và Ngân ng Nhà nước vẫn tuyệt nhiên không chịu đả động, hoặc cố tình giấu kín động thái in tiền thông qua công cụ Nhà máy In tiền Quốc gia, nhưng bản thân những con số dư nợ cho vay trong hệ thống ngân hàng đã phản ánh cơ bản nguồn cơn “vì sao tiền đồng tràn ngập thừa mứa trong ngân hàng”.

Vào năm 2008, tổng dư nợ cho vay của khối ngân hàng là 2,3 triệu tỷ đồng, nhưng đến cuối năm 2018 đã lên đến 7,6 triệu tỷ đồng, tức lượng tiền mặt hiện diện trên thị trường cho đến cuối năm 2018 đã gấp gần 3,5 lần của 10 năm trước. Hẳn nhiên và tương ứng, lượng tiền được Ngân hàng Nhà nước cho in và bổ sung vào lưu thông đã có thể vào khoảng 500.000 tỷ đồng mỗi năm, tức phần “lạm phát in tiền” đã chiếm đến 10-15% hàng năm – một tỉ lệ in tiền rất cao so với tỉ lệ in tiền bình quân của các nước phương Tây.

Hẳn đó là nguyên do khiến trong khi Nhà máy In tiền Quốc gia đột biến lợi nhuận trong những năm trước, giới cán bộ hưu trí lại thường phản ánh nhận được lương hưu với nhiều tờ tiền có mệnh giá 500.000 đồng, mới cứng và chắc chắn chưa được lưu hành ngoài thị trường.

Không chỉ giới hưu trí và công chức, những người thường xuyên giao dịch tại các ngân hàng thương mại cũng rất thường chứng kiến cảnh nhiều xe chở tiền mới cứng được đưa tới các ngân hàng.

Còn tại nhiều chợ đầu mối ở Sài Gòn và Hà Nội, giá thịt thà và rau củ cứ tăng đều đặn 30-40% mỗi năm, chưa kể tăng gấp đôi vào những sự kiện tăng lương, tăng giá xăng dầu, tăng giá điện hay tăng giá đô la…, tạo nên một nghịch lý rất lớn hiện hình trong nội tình ngân sách và hệ thống ngân hàng Việt Nam: tiền đồng thừa ứ và đang “kiến tạo” lạm phát dần phi mã đã góp thêm một kích thích tố đẩy lạm phát tăng vọt khiến dân tình càng thêm xác xơ.

Chưa kể đến một vụ việc mà đã suýt chút nữa khiến Việt Nam lọt vào ‘danh sách các nước thao túng tiền tệ’ của Hoa Kỳ: do nóng ruột muốn gia tăng Quỹ dự trữ ngoại hối để có ngoại tệ trả nợ nước ngoài cùng khoe khoang thành tích chính trị nhằm chạy đua đến đại hội 13, chính phủ của thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước ồ ạt tung tiền Việt để thu gom USD trôi nổi trên thị trường. Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2019, núi tiền lên đến hơn 200 ngàn tỷ đồng được tung ra đã thu lại khoảng 8,5 tỷ USD, tạo nên thành tích chưa từng có của Quỹ dự trữ ngoại hối là có đến hơn 65 tỷ USD. Thế nhưng số ngoại tệ 8,5 tỷ USD gom được lại vượt hơn hẳn điều kiện không được vượt quá 2% GDP (một trong 3 tiêu chí của Hoa Kỳ về thao túng tiền tệ), khiến Việt Nam tuy chưa nằm trong ‘Danh sách các nước thao túng tiền tệ’ nhưng vẫn bị Hoa Kỳ xếp vào danh sách theo dõi đặc biệt. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét