Thứ Hai, 26 tháng 8, 2019

13415 - Vì sao các quốc gia quyết định rời thủ đô?

BBC 

Plastic waste on the banks of a river with a view of the Jakarta skyline (file photo - August 2019)
Jakarta nổi tiếng vì tắc nghẽn giao thông, và đang lún dần Getty Images

Indonesia sẽ tiến hành kế hoạch rời thủ đô từ thành phố Jakarta nổi tiếng vì tắc nghẽn giao thông tới đảo Borneo. Địa điểm chính xác của thủ đô mới, cũng như khung thời gian thực hiện chưa được công bố, nhưng Tổng thống Joko Widodo đã chính thức ra mắt kế hoạch này tại quốc hội hôm 16/8.
Không khó để thấy lý do Indonesia muốn rời thủ đô. Jakarta hiện đang lún 1-15cm hàng năm. Gần một nửa thành phố nằm dưới mực nước biển. Thành phố nằm trên đất đầm lầy, ngay bên bờ Biển Java, và có 13 dòng sông chảy qua.
Tắc nghẽn giao thông ở Jakarta quá trầm trọng: năm 2016, một cuộc điều tra cho thấy thành phố mega này có tình trạng tắc đường tệ nhất thế giới. Các bộ trưởng phải được cảnh sát hộ tống để đi họp đúng giờ.
Khu vực Jakarta mở rộng có dân số 30 triệu người, nhưng chỉ 2-4% nước thải được xử lý.
Thủ đô mới sẽ nằm ở Kalimantan, vùng lãnh thổ thuộc Indonesia của đảo Borneo. Chi phí di dời dự tính sẽ là 33 tỷ USD. Thủ đô mới cần một khu vực từ 30.000 đến 40.000 hecta để làm nơi ở cho 900.000 tới 1,5 triệu người.
Thành phố được coi là ứng cử viên thủ đô mới sáng giá nhất là Palangkaraya, ở trung Kalimantan. Về địa lý, thành phố này gần trung tâm của quần đảo Indonesia, và từng được Sukarno, người sáng lập ra Indonesia, đề xuất làm thủ đô.
Ở Đông Nam Á, chính phủ Duterte cũng đang xem xét việc dọn toàn bộ hoặc một phần bộ máy hành chính trung ương từ Manila sang New Clark City để tránh tình trạng quá tải của thủ đô Philippines hiện nay, theo Nikkei Asian Review.
Nhưng trên thế giới, không chỉ có Indonesia rời thủ đô đi nơi khác. Sau đây là một vài ví dụ:


Khan Shatyr, shopping centre housing in the world's largest tent, Nur Sultan city, Kazakhstan (file photo)Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionKhan Shatyr, kiến trúc lều trại lớn nhất thế giới ở Nur Sultan city, Kazakhstan

1. Kazakhstan

Năm 1997, Tổng thống Nursultan Nazarbayev quyết định rời thủ đô ra khỏi thành phố lớn Almaty. Ông chọn một thị trấn bụi bặm tỉnh nhỏ, cách Almaty chừng 1200 km. Một trong những điều đầu tiên mà ông làm là đổi tên thành phố đó, từ Aqmola, có nghĩa "mộ trắng", thành Astana.
Sau đó ông điều các kiến trúc sư từ khắp nơi trên thế giới tới xây dựng thủ đô mới từ đầu. Một trong những kiến trúc ấn tượng nhất là Khan Shatyr, khu lều trại lớn nhất trên thế giới. Được thiết kế bởi kiến trúc sư Norman Foster, "lều" này chứa một khu mua sắm trong nhà và quần thể giải trí.


A map showing where Astana and Almaty are in Kazakhstan

Tháp Bayterek, trông giống một quả trứng đặt trên ngọn cây, có tháp quan sát với cảnh nhìn ra những tòa nhà khác mới xây dựng, như phủ tổng thống, Nhà hát Trung tâm v.v.
Tất cả là nhờ ngành dầu khí phát đạt của Kazakhstan: nền kinh tế tăng trưởng ở mức 4.8% năm 2018. Và để tri ân, sau khi Tổng thống Nazarbayev từ chức hồi tháng Ba, quốc hội bỏ phiếu nhất trí đổi tên thủ đô mang tên ông.
Và thủ đô của Kazakhastan nay mang tên Nur Sultan City.

2. Myanmar



Myanmar's capital city, Nay Pyi Taw, seen from a UN flight (file photo)Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionThủ đô Nay Pyi Taw với dân cư thưa thớt nhìn từ trên cao

Thành phố Nay Pyi Taw có diện tích ít nhất gấp bốn lần London, nhưng dân số lại rất nhỏ. Lịch sử thành phố này rất ngắn: ra đời năm 2005, được quân đội Myanmar xây dựng trên vùng đất đồng bằng. Tên của thành phố có nghĩa "ghế của nhà vua".
Lý do thủ đô được rời từ thành phố lớn nhất nước này, Yangon (hay Rangoon), hiện vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ.


A map showing where Nay Pyi Taw and Yangon are in Myanmar

Thành phố này có nhiều đặc điểm của một thủ đô được hoạch định: con đường dẫn từ quốc hội tới dinh tổng thống rộng 20 làn, nhưng xe cộ lại hết sức thưa thớt. Các khu mua sắm sáng choang và khách sạn xa hoa nhưng trống vắng nằm trên các xa lộ. Ở đây còn có cả một công viênsafari, vườn thú và ít nhất ba sân vận động. Không giống các nơi khác ở Myanmar, thủ đô có điện cả ngày lẫn đêm.

3. Bolivia



La Paz, Bolivia (file photo)Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionLa Paz là thành phố ở độ cao lớn nhất thế giới

Bolivia có hai thủ đô: Sucre và La Paz. Sucre là thủ đô duy nhất cho tới năm 1899, khi thành phố này bị thất thủ trong một cuộc nội chiến với La Paz. Sau đó, quốc hội và các cơ quan công vụ chuyển tới La Paz, thành phố lớn nhất của Bolivia, trong khi các cơ quan lập pháp vẫn ở lại Sucre.
Sucre, nằm ở miền trung đất nước, là nơi nước Bolivia được thiết lập vào năm 1825. Thành phố này có số dân chỉ 250.000 người, so với 1,7 triệu ở La Paz.
Năm 2007, có đề xuất chuyển quốc hội và các cơ quan chính phủ về lại Sucre, nhưng kế hoạch không thành mà lại làm bùn nổ cuộc biểu tình được mô tả là lớn nhất ở La Paz.


A map showing where La Paz and Sucre are in Bolivia

4. Nigeria



Expressway in Abuja, Nigeria (file photo)Bản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionNhư nhiều thành phố được hoạch định, Abuja được thiết kế với các con đường rộng

Cho tới 1991, Lagos, thành phố lớn nhất ở Nigeria, cũng là thủ đô nước này. Có một số lý do thủ đô được chuyển tới Abuja. Trước hết là vì vị trí ở trung tâm của nó, xa bờ biển.
Lagos cũng rất đông và tắc nghẽn giao thông trầm trọng (đây là thành phố đông dân nhất ở vực châu Phi dưới Sahara), và đây cũng là một lý do nữa để chuyển thủ đô.


A map showing where Abuja and Lagos are in Nigeria

Abujua còn là một nơi trung lập hơn về chính trị và nhóm thiểu số.
Trong khi Lagos phát triển một cách tự nhiên, Abuja là một thành phố được hoạch định, các đường phố ở Abuja được thiết kế to, rộng từ đầu.
Các cơ quan văn hóa quốc gia, cũng như Tòa án Tối cao, Quốc hội và dinh tổng thống đều ở Abuja. Tuy nhiên, nhiều cơ quan liên bang vẫn ở Lagos một cách không chính thức.
5. Bồ Đào Nha


Skyline of Rio de Janeiro (file photo)Bản quyền hình ảnhAFP
Image captionRio de Janeiro ngày nay khác xa với thành phố từng là thủ đô tạm thời của Bồ Đào Nha

Trong suốt 13 năm, thủ đô Bồ Đào Nha không phải là Lisbon mà là Rio de Janeiro. Lý do? Tướng Napoleon.
Trong Chiến tranh Bán đảo (1807-14), quân Pháp xâm lược Bồ Đào Nha không dưới ba lần. Những ngày trước cuộc xâm lược tháng 12/1807, gia đình hoàng tộc Braganza cùng triều đình rời sang Brazil, khi đó là thuộc địa của Bồ Đào Nha. Họ tới Rio tháng 3/1808.
Thành phố Rio hồi đầu thế kỷ 19 phát triển rất mạnh: có vàng, có kim cương và có đường. Và có cả nô lệ nữa: tới gần một triệu người, khoảng một phần ba dân số.


A map showing where Rio de Janeiro and Lisbon are

Dom João VI, hoàng tử Bồ Đào Nha, lập ra Liên Hiệp Bồ Đào Nha, Brazil và Algarves. Việc này khiến Brazil từ thuộc địa trở thành nơi có địa vị tương đương với Bồ Đào Nha. Brazil cũng được trao độc lập về hành chính. Khi nữ hoàng qua đời năm 1816, ông lên ngôi vua.
Năm 1821, gia đình hoàng tộc Bồ Đào Nha trở về Lisbon và ở lại đó cho đến năm 1910, khi nền quân chủ tan rã. Rio không còn là thủ đô của Bồ Đào Nha nhưng thời kỳ 13 năm đó đã giúp cho thành phố này phồn vinh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét