Cuộc
chiến thương mại Mỹ-Trung đang làm mất công ăn việc làm và làm cho giá cả đắt
đỏ ở cả hai bên bờ Thái Bình Dương
Sherrill
Mosee, một trong rất nhiều người đã bị cuốn vào cuộc chiến thuế quan giữa Hoa
Kỳ và Trung Quốc, than thở: "Tôi đã cố gắng xây dựng và phát triển doanh
nghiệp của mình từ năm này qua năm khác. Thế rồi cuộc chiến thương mại xảy
ra." Bà Mosee là
người sáng lập hãng túi xách và ba lô MinkeeBlue, có trụ sở tại Philadelphia
nhưng sản xuất tại Trung Quốc và sau đó nhập vào Mỹ.
Đây là một
trong những công ty khổng lồ - từ các nhà sản xuất giày đến các công ty hóa
chất và nhà cung cấp công nghệ - đang phải đối mặt với tác động của cuộc chiến
thương mại tạo nhiều bầm dập giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Bà Mosee
cũng phải chứng kiến thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm của mình tăng hơn hai
lần trong vài tháng qua.
Các nhà đàm
phán thương mại hàng đầu từ Mỹ và Trung Quốc đã gặp nhau tại Thượng Hải trong
tuần này, bắt đầu các cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên kể từ tháng Năm. Nhưng
các cuộc họp rất ngắn gọn và không đưa ra được giải pháp tức thời nào.
Sherrill Mosee đối mặt mức thuế tăng gấp đôi với những chiếc túi
mà cô nhập từ Trung Quốc
Cả hai bên đã áp đặt thuế lên hàng
tỷ đô la hàng hóa của nhau, dẫn đến chi phí cao hơn cho doanh nghiệp và người
tiêu dùng.
Bà Mosee
nói rằng thuế nhập khẩu đối với túi xách của bà "vốn đã cao" ở mức
17,6% trước khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung bắt đầu - hiện con số này là
42,6%.
Để đưa sản phẩm của mình vào Mỹ,
mức thuế đó phải được thanh toán tại biên giới. Bà Mosee nói rằng bà phải
"vật lộn để có thêm tiền" trả cho các khoản thuế hơn, bao gồm cả việc
đi vay.
"Là
một doanh nghiệp nhỏ, tài chính của tôi vốn đã eo hẹp. Tôi phải tìm ra cách
xoay xở tiền để vận hành doanh nghiệp. Tất cả chúng ta đều phải trả giá cho
cuộc chiến thương mại này, không chỉ [Trung Quốc]", bà nói.
Bà Mosee đã
phải tăng giá một số túi khoảng 25% để bù đắp tác động của thuế nhập khẩu cao
hơn.
Những việc
tăng giá đó có nghĩa là khách hàng của bà Mosee, những người mua trực tuyến từ
các quốc gia như Vương quốc Anh, Dubai, Canada và Úc, đang dần cảm thấy tác
động của cuộc chiến thương mại.
Di rời chuỗi sản xuất
Để tránh
mức thuế cao, một số công ty đang chọn cách rời khỏi Trung Quốc.
Một cuộc
khảo sát gần đây của Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Trung Quốc và Thượng Hải cho
thấy 40% số người được hỏi đang xem xét chuyển đổi hoặc đã chuyển cơ sở sản
xuất Trung Quốc của họ - chủ yếu sang Đông Nam Á.
Một công ty
cũng phải rút việc sản xuất ra khỏi Trung Quốc là công ty bán túi xách và phụ
kiện du lịch khác của Mỹ, Litegear.
Các sản
phẩm của hãng này, hầu hết được làm từ chai nhựa tái chế, trước đây đều được
sản xuất tại Trung Quốc.
Khi thuế quan đối với một số hàng
hóa tăng 10% vào tháng 12 năm ngoái, giám đốc điều hành Magi Raible đã dự đoán
tình trạng này có thể kéo dài, và đã nhanh chóng chuyển một số công việc sản
xuất từ Trung Quốc sang Campuchia. Sau đó, mức thuế đã tăng thêm 15%.
Giờ khoảng
một nửa sản phẩm của hãng Litegear - chủ yếu là các phụ kiện nhỏ hơn - được sản
xuất tại nước nằm trong vùng Đông Nam Á. Phần còn lại vẫn được sản xuất tại
Trung Quốc.
Ngay cả khi
hành động nhanh chóng như vậy, sản suất cũng bị gián đoạn một thời gian, tổng
thể việc tăng thuế đã khiến lợi nhuận của Litegear giảm tới 15%.
"Quá
trình chuyển đổi là một con đường dốc rất cao," bà Raible nói.
Việc sáp
nhập với một công ty bán hành lý theo kế hoạch trước đó phải bị loại bỏ vì đối
tác tiềm năng của Litegear không thể chịu được chi phí cao hơn, hoặc chuyển giá
thành cao đó cho người tiêu dùng.
"Công ty đối tác đó đã phải
đóng cửa và tôi mất cơ hội để tăng gấp đôi quy mô kinh doanh của Litegear. Điều
đó thực sự khủng khiếp đối với chúng tôi, "bà Raible nói.
"Tôi
đang chiến đấu với cuộc thương chiến này và tôi đang điều chỉnh, nhưng điều đó
có nghĩa là phải cho một số công nhân nghỉ việc, tạm dừng việc phát triển doanh
nghiệp, và lợi nhuận bị giảm."
Bà Raible
không phản đối mục đích chung là thúc ép Trung Quốc phải sửa đổi các hoạt động
giao dịch nhưng không hài lòng với chiến lược hiện tại.
"Tôi
cảm thấy rằng cách tiếp cận này đang làm tổn thương người Mỹ nhiều hơn là giúp
cho người Mỹ."
Ngưng tuyển người
Ngay cả đối
với các công ty ở bên ngoài Trung Quốc, hiệu ứng gợn sóng đang bắt đầu được một
số người cảm nhận, chẳng hạn các nhà sản xuất chất bán dẫn ở Singapore.
"Thực
tế rằng căng thẳng thương mại đã bắt đầu tác động trực tiếp đến doanh nghiệp ở
đây và khu vực là điều ai cũng thấy," ông nói. "Toàn cầu bị ảnh hưởng
bởi cuộc chiến thương mại này."
Thêm vào đó
việc Washington bỏ công ty viễn thông khổng lồ Huawei của Trung Quốc vào danh
sách những công ty không được hợp tác cũng đã ngăn chặn hoạt động kinh doanh.
Ngành công
nghiệp bán dẫn đang phải đối mặt với sự chậm lại tổng quát và ông Ang nói rằng
cuộc chiến thương mại đã khiến môi trường kinh doanh trở nên khó khăn hơn.
Ông nói
rằng các cuộc họp gần đây với các nhà sản xuất chip ở Singapore cho thấy công
ăn việc làm trong lĩnh vực này đang bị ảnh hưởng.
"Mỗi
công ty đều ngừng tuyển nhân viên và nếu mướn người thì họ đang tuyển dụng ở
dạng rất chọn lọc", ông nói. "Đó là một dấu hiệu cho thấy đã có một
sự chậm lại trên thị trường."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét