Trong tiếng Hán, thành ngữ “Tứ Diện Sở Ca” được
dùng để hình dung tình huống một người gặp khó khăn to lớn, tình
hình xung quanh dường như cho thấy thất bại của người này.
Năm 202 trước
công nguyên, nhà Tần - một vương triều phong kiến thống nhất đầu tiên của
Trung Quốc ra đời. Do các đời vua Tần thích việc lớn hám công to, nhất
là Tần Thủy Hoàng xây dựng hoàng cung và lăng mộ lộng lẫy cho mình,
cung đình chi tiêu lớn, cho nên bóc lột nhân dân hết sức tàn khốc,
phong trào khởi nghĩa nông dân không ngừng dấy lên. Rốt cuộc, 15 năm
sau, nhà Tần bị lật đổ. Sau khi nhà Tần bị diệt vong, có hai thế
lực tranh giành quyền lực thống trị đất nước mới, một thế lực do
Hạng Vũ dẫn đầu, một thế lực do Lưu Bang dẫn đầu.
Hạng Vũ là
một tướng quân đến từ nước Sở, tính tình cương cường, kiêu căng, dũng
cảm thiện chiến. Lưu Bang vốn là một quan chức cấp thấp trước khi
nhà Tần bị diệt vong, tính tình hơi gian trá, nhưng rất biết dùng
người. Trong cuộc chiến chống nhà Tần, hai người Hạng Vũ và Lưu Bang
từng kết nghĩa, ủng hộ nhau. Sau khi nhà Tần bị lật đổ, hai người
bất hoà ngay.
Ban đầu Hạng
Vũ chiếm ưu thế tuyệt đối. Cuộc chiến đấu then chốt cuối cùng giữa
Lưu Bang và Hạng Vũ xẩy ra ở một nơi gọi là Cai Hạ. Trải qua một
trận giao chiến kịch liệt, quân sĩ của Lưu Bang đã bao vây Hạng Vũ và
quân sĩ của Hạng Vũ. Tuy Hạng Vũ đã ở vào thế yếu, nhưng vẫn có
hàng nghìn binh sĩ, Lưu Bang không thể tiêu diệt Hạng Vũ trong thời gian
ngắn.
Buổi tối hôm
đó, Hạng Vũ và binh sĩ bị bao vây nghe thấy tiếng hát quen thuộc vang
dội từ tứ phía. Nghe kỹ, hóa ra là dân ca nước Sở quê Hạng Vũ.
Tiếng hát vang dội từ doanh trại của Lưu Bang. Hạng Vũ và binh sĩ
hết sức kinh ngạc, nghĩ Lưu Bang đã đánh chiếm quê họ, và bắt nhiều
người thân ở quê, hơn nữa tiếng hát quen thuộc này cũng gây nên lòng
nhớ nhung quê hương của binh sĩ. Lúc đó, tinh thần binh sĩ của Hạng
Vũ bị dao động, nhiều binh sĩ chạy trốn nhân lúc trời tối, hàng
nghìn quân chỉ còn lại mấy trăm.
Hóa ra, đây
là kế mưu của Lưu Bang. Lưu Bang tổ chức binh sĩ của mình hát dân ca
nước Sở buồn rầu, là nhằm mục đích dao động tinh thần binh sĩ của
Hạng Vũ. Cuối cùng, Lưu Bang giành được thắng lợi cuộc chiến ở Cai
Hạ, Hạng Vũ buộc phải tự tử.
Sau này, người
ta lấy tích “Tứ Diện Sở Ca” để chỉ một trạng thái bốn bề thọ địch dành cho những
người và những đối tượng đang đi đến điểm cuối cùng của sự tồn tại, hay là sự
thất bại được báo trước.
Nhìn vào thực
trạng nền kinh tế Việt Nam, quan hệ đối ngoại, những mâu thuẫn nội bộ và sự dồn
nén của các thành phần trong xã hội hiện nay, rất nhiều người đều có đồng thuận,
nhà cầm quyền Việt Nam, đảng cộng sản và chế độ độc tài toàn trị cộng sản đang
trong trạng thái chuẩn bị cho một sự thay đổi, hoặc sụp đổ hoàn toàn. Đó chính
là tình huống “Tứ Diện Sở Ca” nêu trên, không còn một giải pháp nào ngoài việc
tự thay đổi hoặc sụp đổ.
Trước hết,
chúng ta cần thừa nhận một vấn đề có tính quy luật đã từng diễn ra trong lịch sử.
Các quốc gia cộng sản, còn gọi là các nước xã hội chủ nghĩa ra đời và tồn tại một
thời gian, sau đó đều tự sụp đổ. Ngoại trừ duy nhất trường hợp của Ba Lan, cũng
phải may mắn khi phe xã hội chủ nghĩa suy yếu, cùng sự hỗ trợ đắc lực của
phương tây mới đấu tranh dồn ép nhà cầm quyền nhượng bộ và thay đổi. Các quốc
gia cộng sản, với mục đích thống trị người dân, đã sử dụng một cơ chế để triệt
tiêu tinh thần phản kháng của nhân dân. Để sử dụng được cơ chế hủy diệt tinh thần
phản kháng của người dân, các nước cộng sản đã phải huy động những nguồn lực cực
lớn tạo ra và duy trì một bộ máy khổng lồ trong khi nền kinh tế kế hoạch (một
trong các cơ chế tạo lập sự lệ thuộc của người dân vào chế độ) không hề tạo ra
của cải vật chất. Kết quả là, để duy trì và vận hành bộ máy, trong khi nền kinh
tế không tạo ra của cải vật chất, các quốc gia cộng sản đều cạn kiệt nguồn lực
và tự sụp đổ.
Trong thực tế,
đi sâu vào phương thức vận hành của chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay, hai yếu
tố dẫn tới sự sụp đổ của các chế độ cộng sản vẫn còn hiện hữu, dù hình ảnh có vẻ
tráng lệ hơn. Đó là việc sử dụng nguồn lực cực lớn để duy trì và vận hành bộ
máy khổng lồ. Yếu tố thứ hai, sau một thời gian ngắn cởi trói tạo ra sức bật bất
ngờ của nền kinh tế, sự nửa vời trong phát triển kinh tế cùng với sự quan liêu,
tha hóa của bộ máy hành chính, hệ thống chính trị đã đưa nền kinh tế trở lại với
đúng vị thế của nền kinh tế cộng sản, tức là một phương diện để quản lý người
dân. Ngoài ra, trong xu thế hội nhập, nền kinh tế còn là nguồn tham nhũng vô tận
của quan chức đảng và nhà nước. Kết quả tất yếu của nền kinh tế hiện nay cũng
là sự cạn kiệt nguồn lực, không tạo ra được của cải vật chất để duy trì bộ máy
khổng lồ của đảng và nhà nước. Những số liệu chứng minh cho sự cạn kiệt nguồn lực
của chế độ hiện đang lan tràn trên không gian mạng, tuy chưa nói chính xác được
con số thực, số nợ 600 tỷ đô la, gấp ba lần GDP hoàn toàn không có khả năng
thanh toán. Hiện nay, mỗi ngày Việt Nam đang phải trả số nợ là 45 triệu đô la,
cả nợ gốc và lãi, tương đương 1000 tỷ đồng...
(còn nữa)
Hà Nội, ngày 24/8/2017
N.V.B
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét