Thứ Tư, 4 tháng 10, 2017

Việt Trung mong chờ mối quan hệ nồng ấm trở lại trước thềm APEC?

Sau nhiều tháng căng thẳng do tranh chấp ở Biển Đông, các cuộc đàm phán gần dây giữa Trung Quốc và Việt Nam đã có giọng điêu hoà giải hơn. Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng tình hình giữa hai quốc gia láng giềng cộng sản này vẫn còn lâu mới được giải quyết khi mà Hà Nội vẫn tìm cách cân bằng mối quan hệ với cả Bắc Kinh lẫn Washington. 
 Zhang Mingliang, một chuyên gia về Đông Nam Á tại Đại học Tế Nam tỉnh Quảng Đông miền nam Trung Quốc, cho biết: "Vì vị trí chiến lược ở châu Á, Việt Nam từ lâu đã có lợi thế là có thể giữ vai trò cân bằng giữa các cường quốc, như Trung Quốc và Liên bang Xô viết".



Chiến thuật của Hà Nội là cố gắng gần gũi với Bắc Kinh vì lợi ích kinh tế nhưng cũng gần với cả Washington vì đòn bẩy an ninh sẽ hiện rõ trong tháng 11 này khi Hà nội tổ chức hội nghị thượng đỉnh Apec hàng năm. Cả hai Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đều dự kiến sẽ tham dự.

Ông Zhang nói, "Việt Nam từ lâu đã coi Trung Quốc là đối thủ chính của họ về mặt chiến lược, nhưng khi nói về an toàn chế độ thì Trung Quốc chứ không phải Mỹ là đồng minh của họ.

Trong nhiều thập kỷ qua, quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam rất tế nhị và phức tạp. Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Trung Quốc, đã nói với Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch rằng hai nước nên tìm cách "tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau và tăng cường giao tiếp".

Cũng theo Tân Hoa Xã, hôm thứ Năm, các quan chức của hai nước đã nhất trí tăng cường quan hệ thương mại và xây dựng các khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới.

Cả hai động thái này trái ngược với những sự kiện vài tháng gần đây. Tháng 6, Bắc Kinh đã huỷ bỏ một cuộc họp về vấn đề phòng thủ biên giới tương tự sau khi Việt Nam bắt đầu cho khoan dầu ở Biển Đông. Hai tháng sau, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã huỷ bỏ cuộc gặp với người đồng nhiệm Việt Nam sau khi Hà Nội cố gắng đẩy các nhà ngoại giao kể cả lời chỉ trích về vai trò của Bắc Kinh trong các vụ tranh chấp hàng hải trong một tuyên bố thượng đỉnh khu vực.

Trong suốt thời gian tranh luận nảy lửa, Việt Nam và Hoa Kỳ tuyên bố sẽ tăng cường hợp tác biển và tiến hành sắp xếp chuyến thăm của một tàu sân bay Mỹ đến Việt Nam.

Ông Lê Hồng Hiệp, một thành viên của Viện Yusof Ishak tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Singapore, nói rằng Việt Nam muốn tăng cường sức mạnh đàm phán với Trung Quốc và rằng mối quan hệ gần gũi với Hoa Kỳ sẽ tạo ra sự tự tin về hướng đó.

"Một mối quan hệ mạnh mẽ hơn với Hoa Kỳ đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam, vì Hoa Kỳ bây giờ là cường quốc duy nhất có đủ năng lực quân sự và ý chí chính trị để thách thức những tham vọng chiến lược của Trung Quốc, bao gồm cả ở Biển Đông", ông Lê Hồng Hiệp cho biết.

Mối quan hệ giữa Hà Nội và Washington đã có một cú hích vào năm 2016 - gần 40 năm sau cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc - khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho cựu thù để giúp cải thiện an ninh hàng hải, theo sau việc bãi bỏ một phần cấm vận vũ khí hai năm trước đó.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng là người đứng đầu nhà nước Đông Nam Á đầu tiên gặp Trump sau khi ông tiếp quản Nhà Trắng.

Trong khi thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ, Việt Nam không muốn giảm bớt mối quan hệ với Trung Quốc. Cũng như vì lợi ích kinh tế có được, hai nước láng giềng cộng sản cần sự hỗ trợ của nhau để bảo vệ an toàn chế độ trong khu vực.

Trong một cuộc gặp với Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vào tuần trước, Lưu Vân Sơn, viên chức cao cấp cao thứ 5 của Trung Quốc, cho biết hai bên chia sẻ vận mệnh và nên cùng sát cánh hỗ trợ lẫn nhau.

Ông Lê Hồng Hiệp nói thêm rằng Việt Nam cũng "không ảo tưởng" rằng bất kể mối quan hệ với các cường quốc lớn như Mỹ và Nhật Bản có thể tạo ra sự bảo vệ một cách hiệu quả nếu Việt nam bị lôi kéo vào một cuộc xung đột vũ trang với người hàng xóm phía Bắc.

Vì vậy, trong khi cả hai bên đều mong muốn ngăn chặn bất kỳ cuộc đối đầu lớn nào trước hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) sắp tới, căng thẳng cơ bản ở Biển Nam Trung Hoa vẫn là một ngòi nổ tiềm ẩn.

"Tâm trạng và triển vọng tương lai của quan hệ song phương sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, hơn mong muốn của Việt Nam", ông nói.

"Quả bóng hiện đang ở phía bên sân của Bắc Kinh và Bắc Kinh là người quyết định sút hay không.”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét