Sử
dụng ngân sách nâng cấp hạ tầng nhằm phục vụ cho một tập đoàn địa ốc -
liệu đó có phải là câu chuyện riêng của chính quyền Tp. Hồ Chí Minh?
Đường
Nguyễn Hữu Cảnh, "rốn ngập" mỗi khi trời mưa đã được chính quyền Tp.
HCM nâng cấp chống ngâp bằng nguồn vốn ứng trước – không tính lãi của
tập đoàn Vingroup.
Vấn
đề là, con đường dài 3km này hiện đang là nơi cư ngụ của khu chung cư
với gần 20.000 hộ, trong đó Tập đoàn Vingroup chiếm ¾ (15.000 căn hộ). Vấn đề nữa là, dự án này sẽ không có phần giải phóng mặt bằng.
Và vấn đề nữa là, Vingroup đang tạo một hệ sinh thái trên tuyến đường này (căn hộ, trường học, bệnh viện dự kiến sẽ hoàn thành 2018).
Vấn
đề nữa là, dù dự án có mục tiêu là xử lý lún nền hay nâng cao mặt
đường, xây dựng hệ thống thoát nước bảo đảm chống ngập, thì mục tiêu
chung vẫn là nâng cấp đường lên để đảm bảo lưu lượng giao thông đi lại
cho những sản phẩm mang tên Vingroup.
Chỉ dài 3 km nhưng đường Nguyễn Hữu Cảnh "gánh" tới 4 khu phức hợp với gần 20.000 căn hộ. Riêng hai khu phức hợp của Tập đoàn Vingroup chiếm tới 15.000 căn hộ. Ảnh và lời chú thích: Zing |
Hay
nói cách khác, tập đoàn Vingroup đã tỏ rõ tính chất con buôn sành sõi
khi tìm mọi cách vận động chính quyền Tp. HCM nâng cấp đường để tạo
thuận lợi cho chính sản phẩm bán ra của mình. Việc cho ứng trước tiền
không tính lãi thực chất cũng là sử dụng nguồn vốn ngân sách của chính
quyền về sau này.
Và chính quyền Tp. Hồ Chí Minh gật đầu đồng ý!
Vậy sau khi con đường được nâng cấp, người dân thành phố sẽ được hưởng gì?
Đó
là tạm thời có được một con đường mới khang trang, đẹp đẽ hơn, giải
quyết tạm thời nạn ngập nước tại đây. Nhưng về lâu dài, sự hình thành tổ
hợp sinh thái của Vin với 15.000 căn hộ và hệ thống trường học, bệnh
viện sẽ kéo theo lưu lượng giao thông về nơi này, và thay vì là "rốn
ngập" (nếu hệ thống cống của tuyến đường này trong lần nâng cấp được xử
lý tốt), thì đường Nguyễn Hữu Cảnh sẽ chuyển sang thời kỳ "kẹt xe toàn
tập".
Khi
kẹt xe tạo thành một điểm đen về mặt giao thông của thành phố, thì chắc
chắn "mở rộng đường" sẽ là một giải pháp được đề ra. Và lúc này, ngân
sách thành phố lại phải chi ra để giải quyết cơ sở hạ tầng cho tập đoàn
Vingroup.
Đúng hơn, Vingroup đã không tốn một xu nào trong việc tạo ra một hạ tầng cơ sở tương thích với hệ sinh thái của mình.
Câu
chuyện này là không mới. Bởi trước đây, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan
đã từng nhiều lần cảnh báo về tình trạng "dùng mỡ nó rán nó", tức lấy
ngân sách của nhà nước ra để phục vụ cho một doanh nghiệp tư nhân. Kết
quả, bao năm qua, bài toán này vẫn chưa bao giờ có dấu hiệu "được giải".
Câu hỏi đặt ra là: chính quyền Tp. Hồ Chí Minh có biết "thủ thuật" này hay không?
Câu trả lời chắc chắn là: có.
Nhưng
tại sao lại đã sự việc này diễn ra? Là vì máy bơm trăm tỷ của tập đoàn
Quang Trung không làm được việc sau khi bị "chơi xấu" bằng rác thải làm
tắc nghẽn hệ thống cống dẫn nước?
Không! Mà câu trả lời chính nằm ở: bán chính sách.
Rõ
ràng, chính quyền Tp. Hồ Chí Minh phải biết hơn ai hết về việc, ai sẽ
được lợi trong nâng cấp hạ tầng, và vấn đề ngập lụt sẽ được giải quyết
hay không trong khi lại các hàng loạt chung cư nằm trên tuyến đường đó.
Hệ lụy của đổ tiền nâng cấp đường trong khi không giải quyết triệt để
bài toán quy hoạch chung cư là gì. Họ [Chính quyền] biết, nhưng họ sợ
rơi vào tình trạng "há miệng mắc quai" - vì chính họ đã đề ra một quy
hoạch theo lối "rốn lũ" và "kẹt xe" như vậy, thông qua việc cấp phép một cách dày đặc cho tổ hợp chung cư mọc lên trước đó.
Khu vực cầu vượt Nguyễn Chí Thanh và đường Láng luôn trong tình trạng đông đúc và sẵn sàng kẹt xe. |
Nói
đúng hơn, chính quyền Tp. Hồ Chí Minh đã đổi môi trường để lấy dự án,
đổi đời sống dân sinh và ngân sách của thành phố để làm hài lòng ông
Phạm Nhật Vượng.
Không chỉ Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hà Nội cũng rơi vào tình trạng nêu trên.
Tổ
hợp Timescity nằm trên đường Minh Khai (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) là
nguyên nhân trực tiếp nhất khiến cho lưu lượng xe cộ qua lại tăng đột
biến, và biến tuyến đường Vĩnh Tuy – Mai Động trở thành một điểm nóng.
Và do đó, sắp tới đây, tuyến đường này sẽ được giải quyết bởi tập đoàn
Vingroup đã ứng trước kinh phí 1.000 tỷ đồng (không tính lãi) để mở rộng
đoạn đường từ chân cầu Vĩnh Tuy tới chân cầu Mai Động.
Chính quyền Hà Nội vui không? Có! Nhưng sao bằng được niềm vui của tập đoàn Vingroup, khi đây trở thành "tin hiệu vui cho cơ sở hạ tầng tại Park Hill, gia tăng sức hút bán Park 1 Times City sắp tới."
Tương
tự, vào năm 2015, Vingroup cũng đã khởi công dự án xây dựng đoạn tuyến
cầu đường, mở rộng giao thông khu vực đường Láng – Ngã Tư Sở – Nguyễn
Trãi (Hà Nội) để giải tỏa giao thông cho khu đô thị Royal City.
Kết
quả đến nay, khu vực đường Láng – ngã tư Sở - Nguyễn Trãi lại bị kẹt xe
liên tục khi tổ hợp sinh thái của Vingroup trên đường Láng, Royal City
trên đường Nguyễn Trãi làm gia tăng sự lưu chuyển của phương tiện giao
thông.
Như
vậy, thay vì một phương án giải quyết gốc rễ là làm tốt bài toán quy
hoạch đô thị, trong đó khống chế sự nổi lên của chung cư và khu sinh
thái địa ốc, thì chính quyền hiện tại ở cả hai đầu đất nước lại rơi vào
quỹ đạo trò chơi mang tên: Vingroup.
Và
đây là đặc trưng trong cách kinh doanh gắn với chính trị của Vingroup –
đứa con cưng của nền chính trị Việt Nam, người được khởi xướng trong
danh sách tỷ phú USD nhờ vào bản chất con buôn đầy tính thủ đoạn của
mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét