Đối với những người làm nông nghiệp, đặc biệt là người trồng cây hồ tiêu, thì bệnh chết nhanh, chết chậm của cây tiêu là nỗi khiếp sợ đối với người trồng tiêu. Căn bệnh này được coi là bệnh “nan y” của cây tiêu.
Nguyên nhân gây ra bệnh chết nhanh là do một loại nấm sống dưới đất, gọi là Phytophthora parasitica var. piperana. Nấm Phytophthora thường kết hợp với các loại nấm ở trong đất khác cùng tấn công cây hồ tiêu làm cây chết rất nhanh. Bệnh chết chậm do các loại nấm Fusarium sp., Rhizoctonia sp., Pythium sp,… gây hại lên bộ rễ. Khi mắc bệnh này, cây tiêu sinh trưởng chậm, lá nhỏ lại, biến thành màu vàng. Quá trình từ khi cây tiêu bị bệnh đến khi chết có thể kéo dài cả năm.
Đối với ĐCSVN cũng vậy. Hiện nay đảng cũng đang bị nhiễm rất nặng căn bệnh chết nhanh và chết chậm y như cây hồ tiêu vậy. Nó làm cho đảng ngày càng còi cọc, rệu rã, ngắc ngoải. Tuy có phát triển về mặt số lượng, nhưng chất lượng thì ngày càng giảm sút, kém cỏi.
Kể từ khi thành lập đến nay, gần 90 năm qua, chưa bao giờ đảng phải đối mặt với muôn vàn khó khăn như những năm gần đây. Phải nói thẳng là đảng đang bị thối rữa từ trong ruột thối ra.
Đảng đang trong quá trình phân hủy y như vị lãnh tụ của đảng trong Lăng Ba Đình vậy.
Mặc dù đảng đã dùng trăm phương nghìn kế, mời rất nhiều những chuyên gia đầu ngành về Bệnh học để mong tìm cách cứu vãn. Nhưng xem ra, tốc độ lây lan của căn bệnh “chết nhanh, chết chậm” trong đảng đang phát triển theo cấp số nhân.
Phong trào từ bỏ đảng phát triển rầm rộ khắp nơi. Nhiều nhân sĩ trí thức nổi tiếng đã công khai tuyên bố rời bỏ đảng. Tiêu biểu như Luật gia Lê Hiếu Đằng, GS Tương Lai, GS Nguyễn Đình Cống, TS Phạm Chí Dũng, TS Bác sĩ Đinh Đức Long, Trung tá Trần Anh Kim, nhà văn Phạm Đình Trọng, v.v…
Những người còn lại họ chưa bỏ đảng là vì họ nghĩ rằng, ngày nào họ còn sống trong cái “trại súc vật” đầy rẫy rác rưởi và hôi hám này, là thêm một ngày họ đang bị đày đọa. Nhưng họ cố gắng bịt mũi để thở. Cố gắng đứng trong đó để tìm những dịp có cơ hội hành động tốt để giúp dân, như đại tá công an Nguyễn Đăng Quang, như bà Nguyễn Thị Lan, cựu Bí thư xã Đồng Tâm là một ví dụ.
Ngoài ra còn rất nhiều người từ bỏ đảng âm thầm. Khi đến tuổi về hưu, trở về địa phương sinh sống, họ không nạp giấy tờ sinh hoạt đảng về nơi ở mới. Vậy là “GOOD BYE” thôi.
Nếu nói về sự tan rã của CNCS, không thể không nói đến cuộc “Cách Mạng Nhung” của các nước cộng sản Đông Âu, và sự tan rã của Liên Bang Xô Viết. Khi CNCS đã trở nên nỗi khiếp sợ vì gieo rắc bao tai họa cho nhân dân, đến thời kỳ tự phân hủy và thối rữa theo quy luật, thì người dân các nước ấy đã đứng lên đạp đổ cái chế độ thối nát hại dân ấy, để xây dựng chế độ thực sự của dân, do dân và vì dân. Nhờ thoát khỏi căn bệnh dịch hạch của CNCS, giờ đây đời sống của nhân dân các nước ấy thay da đổi thịt từng ngày. Dần theo kịp các nước văn minh Âu Mỹ.
Đối với ĐCSVN: Trước đây việc để được đứng dưới ngọn cờ “quang vinh muôn năm” và “bách chiến bách thắng” của đảng, đảng đề ra nguyên tắc tuyển chọn rất khắt khe. Ngoài việc xét lý lich ba đời “trong sạch”, phải là thành phần bần cố nông, đảng còn đặt ra rất nhiều thử thách khác. Như phân công hai đảng viên thường xuyên kềm cặp và theo dõi mọi phát ngôn và hành động của những người chuẩn bị kết nạp. Và họ còn tiếp tục bị theo dõi sau khi kết nạp 1 năm. Nếu tiếp tục phấn đấu tốt, họ mới được trở thành đảng viên chính thức. Vì đường lối của đảng là kiểm soát cả tư tưởng và hành động của con người. Biến hàng triệu đảng viên thành một bầy cừu khổng lồ để đảng chăn dắt.
Đối với những thành phần có dính líu đến chế độ cũ, mà đảng gọi là “ngụy quân ngụy quyền”, và với người công giáo, thì điều kiện để được kết nạp vào đảng còn khó khăn gấp mười những người bình thường. Những thành phần này dù có được đảng ưu ái cho đứng trong hàng ngũ của đảng, thì cũng chỉ là đảng viên loại 2, không bao giờ được đảng tin tưởng, cho làm lãnh đạo, làm cấp trưởng, dù năng lực họ hơn hẳn những người có lý lịch “trong sạch” kia.
Nhưng ngày nay, đứng trước nguy cơ tan rã cận kể, đảng đã thay đổi chiến lược. Đảng tăng cường lấy số lượng bù cho chất lượng, bằng cách ồ ạt kết nạp rất nhiều đảng viên mới. Chiến lược của đảng lúc này là cứ lùa chúng vào chuồng. Dù cho đó là con em “ngụy quân ngụy quyền”, hoặc người công giáo đi nữa, với phương châm: “Méo mó có hơn không”.
Một khi đã vào đứng trong hàng ngũ của cái “trại súc vật” ấy, thì mọi hành động, cử chỉ, ngôn ngữ đều có người theo dõi và giám sát. Ngoài ra, hàng tháng, hàng quý, đảng bắt buộc họ phải họp chi bộ, đảng bộ. Chưa nói đến thỉnh thoảng đảng bắt các “trại viên” phải học tập nghị quyết này, nghị quyết nọ, nhằm thường xuyên nhồi nhét vào đầu óc họ cái gọi là “lập trường quan điểm”, để “mài sắc ý chí chiến đấu”. Nội dung của các buổi họp chi bộ, đảng bộ là gì? Vẫn là nhai đi nhai lại luận điệu “ơn đảng ơn bác”, “ta thắng địch thua”, là “tuy CNXH có thất bại trước mắt, nhưng tương lai sẽ toàn thắng”… Sau đó là màn kịch bắt các đảng viên “xưng tội”với chiêu bài “ phê và tự phê”, bằng cách viết bản tự kiểm điếm, tự nói ra những tội lỗi của mình, và “bới lông tìm vết”, moi móc cho ra những khuyết điểm của các đồng chí khác. Ai bới móc được nhiều những tỳ vết của đồng chí khác, được đảng coi như những thành tích, làm cơ hội thăng tiến cho đảng viên.
Đa số đảng viên hiện nay chỉ coi việc đứng trong hàng ngũ của đảng là cơ hội để kiếm ăn, như cái “cần câu cơm”. Một khi đã được đứng trong hàng ngũ của đảng rồi, liền vận dụng hết trò ma mãnh, thủ đoạn để tiến thân bằng mọi giá, kể cả tiêu diệt người đồng chí đồng đội của mình. Họ dùng quyền lực kết hợp với những người cùng phe nhóm, đề ra các chủ trương, chính sách với vẻ bề ngoài là phục vụ nhân dân. Nhưng mục đích chính là mang lại lợi lộc cho phe nhóm mình, gọi là “nhóm lợi ích”.
Sự tác oai tác quái của nhóm này đã làm tàn lụi nền kinh tế nước nhà, dẫn đến tình trạng nợ nần ngập đầu. Chính đó là mầm mống dẫn đến sự tan rã và sụp đổ của chế độ không còn xa.
Họ chẳng mặn mà thiết tha gì đến cái “lý tưởng cao đẹp” của những người cs như đảng tuyên truyền bịp bợm lâu nay.
Đến nỗi TBT Nguyễn Phú Trọng phải than thở não nề về tình trạng “chán Đảng, khô Đoàn, nhạt chính trị” hiện nay (1).
Trước tình hình nguy cấp như trên, kể từ đầu năm 2007, đảng đã có sáng kiến, là dựng thần tượng ông Hồ lên làm lá bùa hộ mệnh để che chắn, vớt vát cho uy tín ngày càng sa sút của đảng. Đảng tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đồng thời phổ biến cuộc vận động này đến chi bộ đảng và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mặc dù lúc còn sống, ông Hồ từng nói rằng, tôi chẳng có tư tưởng nào cả ngoài tư tưởng Mác-Lê và Mao mà thôi.
Nhưng đảng vẫn cố nhào nặn ra một mớ lý luận tạp nham nào đó, thực chất là cóp nhặt tư tưởng của người khác. Đảng lập ra cái gọi là “Hội đồng Lý luận Trung ương”, mà có người gọi là “Hội đồng lú lẫn”, với những bổng lộc ưu đãi đặc biệt. Mục đích là gom những người có học hàm học vị đầy mình này ngồi chung một mâm, để sản xuất ra mớ lý luận lăng nhăng, để bắt đảng viên học tập. Vì nếu để mấy ông già gân này ngồi không sau khi về hưu, họ sẽ nói toạc ra những căn bệnh kinh niên của đảng, thì rất nguy hiểm cho sự tồn vong của chế độ.
Những việc làm đó cũng chỉ như phun các loại thuốc dưỡng cây vậy, chỉ phun trên lá trên cành. Tuy có làm cho lá non xanh tươi, nhưng không thể làm cho cây trồng hết bệnh.
Vậy căn bệnh trầm kha trong ĐCSVN hiện nay là gì?
Trước căn bệnh chết nhanh chết chậm đang phát triển và lây lan ngày càng mạnh như hiện nay, đảng đã phải cắn răng bốc thuốc kháng sinh liều cao bắt toàn đảng phải cố nuốt, nhằm ngăn chặn nạn dịch nguy hiểm này. Với đơn thuốc mang tên: “Nghị quyết số 04-NQ/TW về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ” (2).
Qua đó, đảng chỉ ra 27 căn bệnh nan y đang ở vào giai đoạn cuối.
Nhưng tựu trung lại, nằm trong 2 căn bệnh chính. Đó là tham nhũng và suy thoái đạo đức, lối sống.
Về căn bệnh tham nhũng trong đảng, hiện nay đang “nở rộ” muôn hình muôn vẻ. Ngoài việc tham nhũng tiền bạc, các đảng viên còn phát huy tính năng động và sáng tạo của những người cs, phát minh thêm nhiều kiểu tham nhũng khác, là tham nhũng quyền lực, tham nhũng bằng cấp, học vị…
Những “mặt hàng” tham nhũng này nó đi liền với nhau, cùng nhau song hành và hỗ trợ lẫn nhau. Vì vốn xuất thân từ tầng lớp “khố rách áo ôm”, đa số người của đảng chui từ trong hang trong rừng ra thì làm gì có học. Và để gạt bỏ cái mặc cảm ấy, đảng đề ra các tiêu chí về bằng cấp để được thăng tiến. Vậy muốn có bằng này bằng nọ thì phải “mua”. Khi mua được bằng rồi thì phải mua chức. Khi có chức rồi thì vơ vét để thu hồi vốn và tiếp tục đầu tư. Vậy là các lò đào tạo tại chức, lò ấp tiến sĩ mọc lên như nấm. Vì bằng cấp và học vị càng cao, thì cơ hội tiến thân càng lớn.
Về bằng cấp trong đảng ngày nay, nó đã trở nên chủ đề cho các trận cười trong dân gian, làm trò hề cho thiên hạ cười chê. Người dân đã gọi các trung tâm đào tạo bằng cấp ây là các “Lò ấp Tiến sĩ”, với năng suất hàng năm “nở” ra hàng ngàn “Tiến sĩ giấy”. Nó khôi hài đến nỗi, tỉnh Quảng Ngãi đề ra chủ trương, buộc các vị thạc sĩ phải đi học đại học chính quy. Vì “thạc sĩ gì mà đến cái văn bản không viết nổi”(3).
Khi đã có bằng cấp, chức quyền, địa vị và vơ vét được nhiều rồi, thì các quan tham rửng mỡ và cặp kè bồ nhí, vợ bé để quản lý tài sản tham nhũng. Có những vị hành động lộ liễu đến nỗi, bổ nhiệm những em chân dài không đủ tiêu chí vào chức này chức nọ để “sửa túi nâng khăn” cho mình.
Tình trạng này tràn lan đến nỗi, bà ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh đã làm nóng nghị trường QH khi nói rằng: “ rong thực tế thời gian vừa qua dư luận, báo chí, cử tri rất băn khoăn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo, kể cả những người đứng đầu cấp ủy đảng các địa phương có biểu hiện “quan tâm” đến phái nữ vì muốn có thêm vợ bé, hay bồ nhí để quản lý khối tài sản khổng lồ do tham nhũng mà có”.(4)
ĐBQH Dương Trung Quốc thì bồi thêm đòn chí mạng khi nói rằng, chống tham nhũng là trận đánh cuối cùng, ý nói rằng, nếu không chống được tham nhũng thì đảng sẽ tắt thở: “Nếu muốn tham nhũng thì phải có quyền lực, mà gần như tuyệt đối quyền lực thuộc về Đảng. Không phải đảng viên thì đến chức phó phòng cũng không có. Như thế có nghĩa là trong thực tế ở Việt Nam, tham nhũng đối với người dân về căn bản là miễn dịch.”
“Với giặc ngoại xâm không có trận nào là trận cuối cùng, nhưng với sự tồn vong của chế độ, của đảng cầm quyền thì đây là “trận đánh cuối cùng”(5).
Nói đến sự suy thoái đạo đức và thành tích dâm ô của đảng, sẽ là thiếu sót nếu không nói đến ông già đảng viên tuổi ngoài 70 Nguyễn Khắc Thủy, nguyên Gíám đốc Ngân hàng NNVN tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Do đã “học tập và làm theo tấm gương đạo đức” của lão già dâm tặc xưa, lão già này đã dụ dỗ, sàm sỡ, giở trò dâm ô với hàng loạt bé gái đáng tuổi cháu chắt mình. Sau khi đảng không thể che chắn cho con quái vật đội lốt người này vì áp lực dư luận quốc tế và báo chí cùng dư luận trong nước, đảng đã phải kết án lão già này 3 năm tù, thì Nguyễn Khắc Thủy đã đưa công trạng 51 năm theo đảng của mình ra hù dọa tòa và đòi đốt thẻ đảng, và hô to “phản đối” và “đã đảo”(6).
Lẽ ra sau khi nghe tòa tuyên án, Nguyễn Khắc Thủy nên hát bài Quốc tế ca có sửa lời: “Vùng lên hỡi các đồng chí ấu dâm trong đảng ta ơi”. Như Nguyễn Văn Trỗi trước đây, trước lúc phải “dựa cột” để đền tội, đã hô HCM muôn năm:
“Phút giây thiêng anh gọi bác ba lần” (Tố Hữu).
Như kiểu kêu tên cực trọng để mong được cứu rỗi vậy.
Mặc dù ông Trọng cố vắt óc nghĩ ra nhiều biện pháp nhằm cứu vãn đảng, bằng cách phát động chiến dịch đốt lò. Nhưng xem ra kết quả chẳng được bao nhiêu. Mặc dù trong chiến địch đốt lò này, ông Trọng đã dám sờ đến cả Ủy viên BCT như Đinh Là Thăng, và các UVTƯ như Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Xuân Anh, và hàng loạt cán bộ cấp dưới như Hồ thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công thương, hay cựu Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phạm Thế Dũng, cựu Bí thư Bình Định Nguyễn Văn Thiện và Phó Bí thư Lê Kim Toàn, cựu Bí thư Hậu Giang Huỳnh Minh Chắc, v.v… Nhưng xem ra đây chỉ là phần nổi của tảng băng.
Vẫn còn hàng hà sa số những cán bộ đảng viên tham nhũng từ cao đến thấp, đang nhung nhúc khắp mọi nơi như những bầy sâu, và “chúng ăn không từ một thứ gì của dân”. Vì vậy ông Trọng mới có những câu nói nổi tiếng mang tính đầu hàng, được cho là những phát ngôn “vĩ đại” nhất trong sự nghiệp chính trị của đời ông, thể hiện đẳng cấp Lú vô địch của ông ấy là: “Đánh chuột đừng đập vỡ bình”, và “ Chống tham nhũng khó vì Ta tự đánh Ta”…
Vì những thanh củi ông Trọng cho vào lò cũng chỉ là loại củi được lựa chọn. Mục đích chính của chiến dịch đốt lò này là những trận đấu đá nội bộ để tranh giành quyền lực và quyền lợi về cho phe nhóm mình. Vì vậy, những con sâu bự ăn tàn phá hại và của cải vơ vét của cải chất đầy như núi, bị nhân dân nguyền rủa như Đinh La Thăng, Trịnh Văn Chiến, Nguyễn Thị Kim Tiến, Võ Kim Cự, Huỳnh Đức Thơ, Phạm Sĩ Quý, v.v… thì vẫn “bình chân như vại”.
Đảng CSVN ngày nay đang trên đà suy thoái và tan rã với tư tưởng bán nước cầu vinh, không còn đủ khả năng và uy tín để đưa con thuyền dân tộc qua cơn sóng gió trước tham vọng của Bắc Kinh, và nạn tham nhũng đang làm lung lay chế độ.
Bởi vì, như Đức Giáo hoàng Jean Paul II từng nói: “Chủ nghĩa cộng sản trong chừng mực một hệ thống đã được phơi bày, là một phương thuốc chữa bệnh còn nguy hiểm hơn bản thân căn bệnh” (Le communisme en tant que système s’est révélé – un remède plus dangereux que la maladie elle-même).
Bài học cho ĐCSVN hiện nay là, hãy học kinh nghiệm của người nông dân trồng tiêu: Một khi cây đã nhiễm bệnh thì tốt nhất là chặt bỏ, đào cả gốc rễ, bứng đất đổ đi, cây thì đem đốt.
Hãy trả lại quyền tự quyết cho nhân dân Việt Nam, như lời bài hát “Trả Lại Cho Dân” của tác giả Duy Quốc Nam, là :
“Trả lại đây cho nhân dân tôi
Quyền tự do, quyền con người
Quyền được nhìn, được nghe, được nói
Quyền được chọn chân lý tự do
Quyền xóa bỏ độc tài độc tôn”.
Có như vậy mới hy vọng thoát khỏi ách đô hộ của Tàu cộng, và mang lại tự do hạnh phúc thực sự cho nhân dân Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét