Trong phần Cuộc đua Nga-phương Tây: Tu-144 đối đầu Concorde, chúng ta đã biết rằng cuộc đua chế tạo ra phi cơ siêu thanh giữa Liên Xô và phe tư bản xuất phát từ động cơ chính trị.
Xét
về mặt ngoại giao, thì Liên Xô đã thắng khi chiếc Tu-144 trở thành
chiếc phi cơ dân dụng đầu tiên trên thế giới thực hiện chuyến bay siêu
thanh.
Chiếc
Tu-144 lần đầu tiên cất cách vào 12/1968, và bay ở tốc độ siêu thanh
lần đầu tiên vào 6/1969, trong lúc sản phẩm hợp tác Anh-Pháp Concorde
mãi đến 3/1969 mới lần đầu tiên bay lên, và phải đến tháng 10 năm đó mới
đạt được tốc độ siêu thanh.
Liên
Xô thắng trong cuộc chiến ngoại giao quan trọng, nhưng họ đã nhanh
chóng vấp phải một loạt những chuyện đau đầu khi tìm cách đưa chiếc phi
cơ nặng gần 100 tấn vào khai thác.
Các
nhà quan sát phương Tây tin rằng cách duy nhất để Liên Xô có thể cho ra
được Tu-144 là nhờ vào hoạt động gián điệp công nghệ; chiếc Tu-144 được
gọi là 'Concordski' được coi gần như là bản sao của chiếc Concorde,
nhưng mang những nét thô ráp của Liên Xô.
Sự
thực thì, theo Kamisnki-Morrow, không có gì thật rõ ràng về chuyện này
cả. "Không nghi ngờ gì, ý tưởng mà Liên Xô đưa ra bị ảnh hưởng nặng nề
từ chiếc Concorde, chẳng hạn như không có bộ phận giữ thăng bằng ở phần
đuôi là một bước thay đổi rất quyết liệt so với các thiết kế trước đó
của Liên Xô."
"Nhưng
các khía cạnh khác, như thiết kế động cơ, thì có sự khác biệt đáng kể.
Chiếc Tu-144 cũng cần phải chắc chắn hơn để thích ứng được với các điều
kiện hoạt động khắc nghiệt hơn. Tuy gián điệp đóng một vai trò trong
việc phát triển Tu-144, nhưng Liên Xô vẫn có khả năng tự khám phá, xử lý
các vấn đề kỹ thuật trong dự án. Kết quả là một chiếc phi cơ trông về
căn bản là giống với Concorde, nhưng lại có những khác biệt đáng kể
trong chi tiết và độ tinh tế."
Vào năm 1973, Liên Xô cho phương Tây biết đến chiếc Tu-144 tại Triển lãm Hàng không Paris.
Tupolev
cho bay chiếc thứ hai trong các sản phẩm mẫu của mình ở triển lãm, đối
đầu trực diện với mô hình nguyên mẫu Concorde khi đó đang được giới
thiệu (vào lúc đó, thiết kế của phương Tây vẫn đang trong giai đoạn chờ
để đi vào sản xuất).
Cuộc
cạnh tranh giữa hai nhóm chế tạo hai loại phi cơ siêu thanh là vô cùng
quyết liệt. "Cứ chờ cho tới khi quý vị thấy chúng tôi bay," viên phi
công lái thử nghiệm chiếc Tu-144, Mikhail Koslov được tạp chí Time dẫn
lời. "Khi đó quý vị sẽ thấy."
Vào 3/6, chiếc Tu-144 cất cánh.
Koslov có vẻ như muốn qua mặt màn trình diễn của Concorde vừa được thực hiện hôm trước. Và rồi tai họa xảy ra.
Chiếc
Tu-144 cất cánh, rồi tiến gần xuống đường băng như thể chuẩn bị hạ
cánh, với mũi phi cơ chúi xuống và phần gầm hạ thấp - thế rồi nó bay vọt
lên, động cơ hoạt động tối đa. Chỉ vài giây sau đó, nó văng lên cao, vỡ
tung trên không trung và đâm xuống ngôi làng cạnh đó. Toàn bộ phi hành
đoàn sáu người trên khoang, cùng tám người trong làng, thiệt mạng.
Có
một số giả thuyết được đưa ra quanh vụ tai nạn; một số người tin rằng
viên phi công đã điều khiển hướng bay quá gấp trong lúc đang bay ở tốc
độ chậm, khiến chiếc phi cơ mất lực nâng. Một số người khác nói điều
kiện thời tiết khi đó nhiều mây khiến phi hành đoàn phán đoán sai.
Có
một giả thuyết nữa, là chiếc phi cơ trong phút cuối đã phải bay vòng để
tránh một chiếc chiến đấu cơ của Pháp, Mirage, khi đó bay sát để chụp
hình phần trước của chiếc Tupolev.
Vụ
tai nạn cho thấy một số vấn đề tồn đọng trong thiết kế của Tupolev, và
hãng hàng không quốc gia Liên Xô, Aeroflot bắt đầu lo lắng về việc đưa
nó vào khai thác.
Tupolev cần giải quyết được một loạt các vấn đề trước khi chiếc phi cơ có thể được phê duyệt lần cuối trước khi đưa vào sử dụng.
Vào
lúc đó, các chuyến bay dân dụng đầu tiên hồi 1975 vẫn đang trong giai
đoạn thử nghiệm, chuyên để vận tải bưu chính chứ không phải là hành
khách, từ Moscow tới nơi ngày nay là Almaty thuộc Kazakhstan.
Cho mãi tới 1977, Tu-144 mới bắt đầu vận chuyển hành khách.
Liên Xô đã không thể tìm được giải pháp tinh tế nào để giảm bớt độ ồn bên trong khoang hành khách.
Các
động cơ và các máy điều hòa nhiệt độ có chức năng hút không khí từ lồng
động cơ tạo ra những tiếng ồn khủng khiếp. Điều hòa không khí là điều
vô cùng then chốt - nếu không, cabin sẽ trở nên nóng tới mức nguy hiểm
do tác động của hơi nóng phát sinh từ ma sát không khí trên bề mặt phi
cơ.
Concorde
sử dụng nhiên liệu của mình làm một 'bồn nhiệt' để giữ nhiệt độ thấp
xuống, cho nên không cần phải dùng các máy điều hòa không khí mạnh đến
vậy - và do đó duy trì được độ ồn ở mức chấp nhận được.
Sự
khác biệt giữa Tu-144 và Concorde được phản ánh rõ trong một mô tả về
chuyến bay đầu tiên của chiếc Tu-144 có chở theo các quan sát viên nước
ngoài:
"Cabin
có những bất tiện: một số tấm ốp trần chỉ được ráp hờ, các khay dịch vụ
thì bị kẹt, và cánh sập ở các cửa sổ thì bị trôi xuống khi chưa có ai
kéo. Vị trí ghế ngồi gồm năm hàng thì có thể nói là chật chội. Các buồng
vệ sinh không phải cái nào cũng hoạt động. Những bất tiện này là chuyện
bình thường đối với một phi cơ mới ra mắt. Một vấn đề nghiêm trọng hơn
vẫn chưa được xử lý. Các loa trong khoang chơi các giai điệu Love Story,
Gloomy Sunday, và Raindrops Keep Falling on My Head, nhưng không mấy ai
trong khoang nghe được gì. Ấn tượng mạnh mẽ nhất không phải là tốc độ,
mà là tiếng ồn."
Tupolev
đưa chiếc Tu-144 lên không trung, nhưng một khi đi vào hoạt động, nó
dường như đem lại nhiều rắc rối hơn là những lợi ích.
Dự
án mang nặng tính chính trị này ngốn hết những nguồn năng lượng khổng
lồ. Thứ từng là niềm hãnh diện công nghệ của Liên Xô đã trở thành gánh
nặng chính trị.
Aeroflot thậm chí không nhắc gì tới Tu-144 trong kế hoạch năm năm của mình, giai đoạn 1976-1982.
Sau
vụ một chiếc Tu-144 đã qua một số thay đổi bị tai nạn khi bay thử
nghiệm trước khi bàn giao hồi 6/1978, Aeroflot chấm dứt việc khai thác
sử dụng loại máy bay này.
Như vậy, nó chỉ bay tổng số 102 chuyến bay dân dụng, trong đó chỉ có 55 chuyến có chuyên chở hành khách.
Concorde
thì bay hơn 25 năm, với hàng ngàn chuyến bay và trở thành một trong
những thiết kế mang tính biểu tượng nhất của Thế kỷ 20.
Việc
sản xuất Tu-144 chính thức chấm dứt vào 1982. 14 chiếc Tu-144 còn lại
đã có cuộc đời thứ hai ngắn ngủi, với sứ mệnh huấn luyện các phi hành
đoàn của Liên Xô sẽ đi tàu con thoi bay vào vũ trụ, Buran.
Tới
lúc Bức tường Berlin sụp đổ hồi 1989, chúng hầu như nằm trong tình
trạng trì trệ, và chỉ có vài chiếc được cất ở căn cứ thử nghiệm máy bay
của Liên Xô tại Zhukovsky, gần Moscow.
Đây là phần hai của loạt bài ba phần giới thiệu về phi cơ siêu thanh Tu-144 của Liên Xô.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét