Đốt vàng mã tại đền chùa ở Việt Nam.
Vào ngày 22 tháng 2 vừa qua, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa ra công văn số 31, đề nghị các Phật tử loại bỏ tục đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo nhằm loại bỏ mê tín dị đoan. Dư luận trong và ngoài nước đón nhận thông tin này thế nào? Nên giữ hay nên bỏ tục lệ này?
Đốt vàng mã: Tục lệ hay điều lệ?
Trong bài viết được đăng trên tờ Đuốc Tuệ vào năm 1952, Hòa thượng Tố Liên đã viết rất rõ rằng tục vàng mã bắt nguồn từ Trung Quốc, gắn với tục hiến sinh và được truyền vào Việt Nam. Những điều Hòa thượng Tố Liên dẫn chứng trong bài viết được đánh giá là hoàn toàn phù hợp với sử sách cũng như trong các khảo thí của cả Việt Nam và Trung Quốc.
Để tìm hiểu thêm về thông tin này, chúng tôi có liên lạc với Thầy Viên Ngộ tại bang Virginia, nước Mỹ và được thầy cho biết:
Ngoài ra, Thầy Viên Ngộ chỉ ra hành động đốt vàng mã là một sự mâu thuẫn:“Đốt giấy tiền vàng mã là phong tục của người dân, mà người dân mình bị ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc lâu đời, thành ra cứ vậy mà làm. Còn trong Phật giáo thì không dạy đốt cái này cái khác xuống dưới để người chết nhận.”
“Khi người thân mình mất, mình muốn cầu vãn sanh về thế giới nào đó, thiên đàng hay cực lạc, nhưng mình lại đốt xuống âm phủ để người đó nhận. Vậy thì nó mâu thuẫn lẫn nhau.”
Giải thích vì sao người Việt lại đốt nhiều giấy tiền vàng bạc, bạn trẻ Bùi Quang Vinh ở Sài Gòn cho rằng:
“Nhiều người Việt Nam nghĩ rằng đốt nhiều xuống dưới âm phủ thì người nhà họ sẽ nhận được nhiều. Nhưng thật ra họ nên nghĩ khi người ta mất rồi thì nên nghĩ đến chuyện để họ siêu thoát hơn là việc có cuộc sống đầy đủ ở dưới.”
Theo Tiến sĩ Hán – Nôm Nguyễn Xuân Diện, hiện nay mỗi năm tại Việt Nam người dân “hóa vàng” gần cả trăm tấn giấy, bao gồm các loại tiền đôla âm phủ, xe hơi, nhà lầu, quần áo, giày dép… nhằm thể hiện quan niệm “trần sao âm vậy”. Bên cạnh đó, vàng mã còn được làm theo mùa, như trong dịp đưa ông Táo về trời, người ta còn đốt cả lồng đèn cá chép, quần áo, giày mũ Táo quân...
Ngày nay không chỉ riêng trong những dịp giỗ chạp, Tết nhất, cô hồn mà người ta còn đốt trong ngày lễ Vu Lan, mùng 1 và rằm mỗi tháng…
Nên giữ hay bỏ?
Hiện tại công văn 31 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam chỉ kiến nghị nên bỏ việc đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo như chùa, tịnh xá, thiền viện, tu viện, tịnh viện, tịnh thất, phật đường.
“Bà vẫn đốt từ mùng 3 tới giờ vì đốt ở nhà đâu có bao nhiêu. Cái này là phong tục, chưa cấm hẳn, khi mà các chùa cấm triệt để, không cho đốt thì các ông, bà không dám đốt.”Khi được hỏi ý kiến về công văn này, bà Nguyễn Thị Ly, một Phật tử ở Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) cho biết:
Cô Tuyết Hoa hiện đang sống ở Virginia, Hoa Kỳ cho rằng nên bỏ hẳn tục lệ này, cô giải thích:
“Khi mình tưởng niệm thì mình tưởng niệm trong tâm mình bằng cách làm việc thiện. Tiền mua vàng mã nên tích góp lại cho người vô gia cư một bữa ăn vẫn tốt hơn việc mua vàng mã để đốt. Khi đốt vàng mã, khí lên ảnh hưởng đến bản thân đầu tiên rồi tới những người xung quanh.”
Còn bạn Tâm ở Cần Thơ thì lại cho rằng:
“Giáo Hội Phật giáo Việt Nam có lý do của họ, nhưng theo Tâm, phong tục tập quán thì nên giữ nhưng hạn chế tối đa ví dụ chỉ nên đốt ở dịp quan trọng nhất của gia đình như đám giỗ, hoặc những ngày lễ lớn.
Nhiều khi đốt giấy tiền vàng mã nhiều quá gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, trong một năm nếu đốt theo phong tục tập quán thì tốn rất nhiều tiền.”
Khó khăn
Trên thực tế, việc đốt vàng mã nhiều hay ít tùy theo quy định của các cơ sở Phật giáo tại địa phương.
Bạn trẻ Minh Hiền, một người làm thiện nguyện cho chùa chuyên chăm lo trẻ mồ côi nói với chúng tôi:
Trái lại, ở những ngôi chùa lớn, việc đốt vàng mã được phổ biến rộng rãi hơn, như lời bà Ly kể lại:“Bây giờ người ta cúng thì cũng không xài vàng mã nữa, ít lắm. Thậm chí đi chùa người ta cũng chỉ nói chỉ được cắm tối đa 3 cây nhang thôi. Đương nhiên vàng mã người ta vẫn còn bán, nhưng không rầm rộ như trước nữa.”
“Đốt ở chùa mới nhiều, từ đây xuống Châu Đốc, ở các chùa lớn có thùng phuy lớn, có chỗ xây bằng xi măng cho đốt.”
Từ Hà Nội, Tiến sĩ Hán – Nôm Nguyễn Xuân Diện cũng cho biết những khó khăn sẽ vấp phải nếu thực hiện lệnh cấm đốt vàng mã trong chùa:
“Trong mỗi ngôi chùa ở phía sau đều có một ngôi nhà gọi là Điện thờ Mẫu Tam tòa Tứ phủ. Thực hiện nghi lễ Tam tòa Tứ phủ thì phải có nghi lễ lên đồng hầu bóng. Trong nghi lễ hầu bóng thì luôn luôn phải có vàng mã. Không biết Giáo hội Phật giáo Việt Nam có nói rõ về vấn đề đó hay không.”
Tại Hà Nội, có những ngôi làng mà hầu hết người dân trong làng chuyên sản xuất hàng mã như Làng Cót, hay còn gọi là làng ngân hàng âm phủ, hay làng Đông Hồ, làng Duyên Trường…
Sản phẩm làm ra không chỉ cung cấp cho nhu cầu trong nước mà còn cho xuất khẩu sang cả Lào, Đài Loan…
Theo báo mạng VNexpress, Công ty cổ phần Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái chuyên kinh doanh vàng mã và giấy đế, loại giấy để làm vàng mã, thì vàng mã đã mang về cho công ty này 168 tỷ đồng doanh thu. Do vậy, việc cấm bỏ đốt giấy tờ vàng mã sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế của nhiều người.
Trước tình hình này, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đặt ra câu hỏi:
“Nếu việc cấm đốt vàng mã này dừng lại hoàn toàn thì nhà nước và bộ văn hóa cần làm thế nào để những làng xã và hộ dân mưu sinh bằng nghề vàng mã có cách mưu sinh như thế nào? Đó cũng là một vấn đề tôi thấy băn khoăn và sẽ khó thực hiện được.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét