Thanh Hà-Nguyễn Xuân Nghĩa
Ảnh minh họa : Logo tập đoàn ZTE tại Nam Kinh. Ảnh 19/04/2018.REUTERS/Stringer
Nộp phạt và nhất là chấp nhận để một ủy ban của Mỹ giám sát trong 10 năm : cái giá tập đoàn mũi nhọn Trung Quốc ZTE phải trả để tiếp tục hoạt động tại Hoa Kỳ. Cuộc đọ sức với chính quyền Mỹ chính thức khép lại sau nhiều màn gay cấn. Bài toán thêm phức tạp khi bên cạnh các yếu tố về luật lệ và kinh doanh, còn là cả một mảng an ninh quốc gia Hoa Kỳ.
Nộp phạt và nhất là chấp nhận để một ủy ban của Mỹ giám sát trong 10 năm : cái giá tập đoàn mũi nhọn Trung Quốc ZTE phải trả để tiếp tục hoạt động tại Hoa Kỳ. Cuộc đọ sức với chính quyền Mỹ chính thức khép lại sau nhiều màn gay cấn. Bài toán thêm phức tạp khi bên cạnh các yếu tố về luật lệ và kinh doanh, còn là cả một mảng an ninh quốc gia Hoa Kỳ.
Hơn 500 khách hàng của ZTE hiện diện tại 140 quốc gia có thể thở phào nhẹ nhõm sau quyết định của chính quyền Trump ngày 13/07/2018, cho phép tập đoàn công nghệ viễn thông này hoạt động trở lại bình thường. Ba tháng trước, viện cớ đại tập đoàn Trung Quốc này đã vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào Iran và Bắc Triều Tiên, Washington cấm các công ty Hoa Kỳ cung cấp trang thiết bị cho ZTE trong vòng 7 năm. ZTE bị đe dọa khai tử.
Đích thân chủ tịch Tập Cận Bình can thiệp, yêu cầu tổng thống Mỹ xét lại quyết định phạt con chim đầu đàn ngành công viễn thông và thông tin này của Trung Quốc. Washington và Bắc Kinh tiến hành đàm phán cho tới khi Nhà Trắng quyết định « tha » cho ZTE. Hãng này năm 2017 đã bán ra 46 triệu chiếc điện thoại thông minh, đứng hạng thứ 7 trong số các nhà cung cấp smartphone của thế giới.
Phải chăng nguyên thủ Mỹ động lòng trắc ẩn, muốn bảo vệ công việc làm cho 75.000 nhân viên của ZTE -20.000 trong số đó làm việc ở các chi nhánh ngoài Hoa Lục ? Hay do Nhà Trắng biết rằng khai tử một đại tập đoàn mà có tới 30 % linh liện điện tử nhập của nước ngoài, chủ yếu là của Mỹ, sẽ ảnh hưởng mạnh tới hoạt động của thung lũng công nghệ cao Silicon Valley ? Nhà tỷ phú Donal Trump liệu có quan tâm tới quyền lợi của ngân hàng JP Morgan và quỹ đầu tư BlackRock, theo thứ tự là cổ đông đứng hạng thứ 2 và 3 của ZTE ? Hay ZTE là lá chủ bài để Donald Trump mặc cả những chuyện gì khác nữa với Tập Cận Bình ? Biết đâu ZTE là con ngựa thành Troie để công nghệ Mỹ theo dõi công nghệ Trung Quốc ?
Ngần ấy câu hỏi chưa thể giải đáp, nhưng trước hết mời quý thính giả cùng chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa nhìn lại chuyện dài nhiều tập giữa một ông khổng lồ của công nghệ mũi nhọn Trung Quốc với hai chính quyền Mỹ liên tiếp, bởi cuộc đọ sức này đã khai mào từ năm 2012, dưới chính quyền Obama.
Nguyễn Xuân Nghĩa :Công ty Tân Trung Hưng tại Thâm Quyến của tỉnh Quảng Đông, mà cả thế giới gọi theo Anh ngữ là ZTE có một quy chế đặc biệt, là một doanh nghiệp có vốn của nhà nước Bắc Kinh, nhưng lại do tư nhân quản trị. Quy chế hỗn hợp đó còn che giấu bản chất lưỡng thể là phục vụ hai mục tiêu dân sự lẫn quân sự vì các cơ quan nhà nước Bắc Kinh làm chủ phần vốn lại liên hệ đến lãnh vực an ninh, đến không gian điện toán mà tôi gọi là điện não và khu vực kỹ thuật cao. Vì vậy, đằng sau các yếu tố luật lệ hay kinh doanh, chúng ta còn nên thấy yếu tố an ninh.
Với quy chế là công ty cổ phần hữu hạn, có cổ phiếu giao dịch trên các thị trường Thâm Quyến và Hồng Kông, ZTE hoạt động trong ba lãnh vực là phát triển mạng dẫn điện tử, thiết bị đầu dẫn và viễn thông, nhưng sản xuất nhiều hàng hóa và dịch vụ chiến lược như trang bị vô tuyến, tổng đài, cáp quang, nhu liệu viễn thông, điện thoại di động và có thị trường tỏa rộng tại 140 quốc gia. ZTE chỉ thua tập đoàn Huawei hay Hoa Vi về sản xuất điện thoại và là mũi nhọn về công nghệ cao của Trung Quốc, có khả năng theo dõi mọi người trên không gian điện não. Khốn nỗi đại gia này vẫn cần nhập cảng nhiều cơ phận quan trọng từ Hoa Kỳ.
Tháng 3/2017 ZTE nhận tội và bị bộ Thương Mại phạt một tỷ 190 triệu đô la vì bán kỹ thuật của Mỹ cho Bắc Hàn và Iran khi hai xứ này bị lệnh cấm vận. Nhưng sau đó, ZTE còn thăng thưởng chứ không kỷ luật các nhân viên vi phạm, nên ngày 19/04/2018 Hoa Kỳ cấm các doanh nghiệp Mỹ bán hàng cho ZTE trong bảy năm. Ngoài khoản tiền phạt kỷ lục, việc cấm vận ấy mới là đòn sinh tử. Có lẽ quyết định ấy khiến Tổng bí thư Tập Cận Bình liên lạc với Trump để xin giảm án cho ZTE bằng cách cho doanh nghiệp Mỹ vẫn bán hàng cho ZTE.
Quan hệ môi hở răng lạnh giữa ZTE và các doanh nghiệp Mỹ
Nguyễn Xuân Nghĩa : Ông Trump nêu ra một lý do quá phi lý nên khó tin, là để 75.000 nhân viên ZTE khỏi mất việc, trong khi ông đang tranh đấu để tạo thêm việc làm cho dân Mỹ và vừa mở ra một trang mới trong mâu thuẫn mậu dịch với Bắc Kinh. Sự thể có khi rắc rối hơn vậy vì ta không quên yếu tố an ninh lồng trong kinh tế.
Quyết định mới do tổng trưởng Thương Mại Wilbur Ross thông báo gồm các chi tiết sau đây : các doanh nghiệp Mỹ được bán cơ phận cho ZTE; nhưng công ty phải nộp phạt một tỷ đô la; ký thác 400 triệu để dự phòng nhiều khoản phạt khác sau này; trong tổ chức quản trị của ZTE phải có một ủy ban của người Mỹ để theo dõi và ngăn ngừa tái phạm luật kiểm soát xuất cảng; ủy ban sẽ định kỳ báo cáo về bộ Thương Mại Hoa Kỳ trong suốt 10 năm tới. Lý luận của chính quyền Trump là việc giảm án đó đáp ứng ba yêu cầu, thứ nhất tạm cho công ty Mỹ bán hàng cho ZTE với điều kiện, thứ hai là thêm ký thác dự phòng tái phạm và thứ ba, về an ninh thì đã có nhân viên Mỹ kiểm soát ngay trong công ty ZTE.
Đúng, sai trong quyết định của chính quyền Trump
Nguyễn Xuân Nghĩa : Tôi thích truyện trinh thám gián điệp vì tính sáng tạo. Khi biết ZTE là gì, có những ai ở đằng sau, Hoa Kỳ kiểm soát ngay các cơ phận doanh nghiệp bán qua đó và còn có nhân viên theo dõi từ bên trong. Nghĩa là Mỹ cấy cả người và vật trong một doanh nghiệp mũi nhọn của Bắc Kinh. Vì vậy, ta chưa biết mèo nào sẽ cắn mỉu nào trong thế giới kỹ thuật kỳ ảo mà Trung Quốc đòi vượt Mỹ, trong khi ZTE bị điêu đứng vì khoản tiền phạt làm cổ phiếu có lúc mất giá tới 25% và doanh lợi sẽ sụt phân nửa.
Tuy nhiên, Quốc Hội Mỹ lại nghĩ khác. Thứ nhất, họ cho là hành pháp có quá nhiều quyền hạn về ngoại thương nên chính quyền Trump mới tự ý quyết định khi xiết khi thả vì lý do an ninh. Hôm 18/07/2018, Thượng Viện Mỹ biểu quyết với đa số 88-11 một thủ tục khẳng định vai trò của Quốc Hội trong các quyết định thương mại liên quan tới an ninh. Nhưng thủ tục ấy vô quyền vì không có giá trị cưỡng hành. Khó thu hẹp thẩm quyền của Hành pháp, hai viện đang dùng ngón võ rất Mỹ, là chỉ chuẩn chi ngân sách quốc phòng nếu việc cấm vận, là cấm doanh nghiệp Mỹ bán hàng cho ZTE, được tái lập toàn phần hay một phần. Hai viện đưa ra hai đề luật sẽ thống nhất làm một mà đáng chú ý trong chuyện này là vài nghị sĩ Cộng Hòa lại vận động việc cấm đoán doanh nghiệp Mỹ để phong tỏa ZTE. Hóa ra trận đánh về thương mại không chỉ bùng nổ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc mà còn leo thang trong chính trường Mỹ và ngay trong đảng Cộng Hòa của ông Trump. Chuyện ZTE chỉ là một phần của hiện tượng Hoa Kỳ Dị mà thôi.
Quyết định « tha » hay « phạt » ZTE bao gồm cả vế kinh tế, chính trị, lẫn chiến lược. Thuần về kinh tế, Mỹ khó có thể buông Trung Quốc khi mà các công ty nước này tiêu thụ đến 45 % bọ điện tử của thế giới và là một khách hàng quan trọng của các tập đoàn điện tử Mỹ.
Về phương diện chính trị, chính Donald Trump giữa tháng 4/2018 đã nêu lý do an ninh quốc gia để phạt các tập đoàn nước ngoài, tố cáo Trung Quốc « ăn cắp công nghệ » của Mỹ. Chỉ một tháng sau, cũng ông Trump bắt đầu đổi ý. Theo tiết lộ của báo kinh doanh BusinessInsider ấn bản ngày 16/05/2017, ba ngày trước khi Washington và Bắc Kinh đạt được một thỏa thuận về nguyên tắc liên quan đến tập đoàn ZTE, một ngân hàng thương mại Trung Quốc đã đồng ý cấp tín dụng 500 triệu đô la cho một dự án tại Jarkarta. Chủ dự án đó chính là đế chế Trump Organization.
Sau cùng có một số các chuyên gia cho rằng, Donald Trump đã phơi bày ra ánh sáng những nhược điểm của mô hình phát triển Trung Quốc và đó lại càng là động cơ để Bắc Kinh tăng tốc đầu tư vào công nghệ mũi nhọn, thông minh nhân tạo hay công nghệ viễn thông …
Ở Bắc Kinh ông Tập Cận Bình không điều hành đất nước một cách ồn ào như Donald Trump.
Hơn 500 khách hàng của ZTE hiện diện tại 140 quốc gia có thể thở phào nhẹ nhõm sau quyết định của chính quyền Trump ngày 13/07/2018, cho phép tập đoàn công nghệ viễn thông này hoạt động trở lại bình thường. Ba tháng trước, viện cớ đại tập đoàn Trung Quốc này đã vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào Iran và Bắc Triều Tiên, Washington cấm các công ty Hoa Kỳ cung cấp trang thiết bị cho ZTE trong vòng 7 năm. ZTE bị đe dọa khai tử.
Đích thân chủ tịch Tập Cận Bình can thiệp, yêu cầu tổng thống Mỹ xét lại quyết định phạt con chim đầu đàn ngành công viễn thông và thông tin này của Trung Quốc. Washington và Bắc Kinh tiến hành đàm phán cho tới khi Nhà Trắng quyết định « tha » cho ZTE. Hãng này năm 2017 đã bán ra 46 triệu chiếc điện thoại thông minh, đứng hạng thứ 7 trong số các nhà cung cấp smartphone của thế giới.
Phải chăng nguyên thủ Mỹ động lòng trắc ẩn, muốn bảo vệ công việc làm cho 75.000 nhân viên của ZTE -20.000 trong số đó làm việc ở các chi nhánh ngoài Hoa Lục ? Hay do Nhà Trắng biết rằng khai tử một đại tập đoàn mà có tới 30 % linh liện điện tử nhập của nước ngoài, chủ yếu là của Mỹ, sẽ ảnh hưởng mạnh tới hoạt động của thung lũng công nghệ cao Silicon Valley ? Nhà tỷ phú Donal Trump liệu có quan tâm tới quyền lợi của ngân hàng JP Morgan và quỹ đầu tư BlackRock, theo thứ tự là cổ đông đứng hạng thứ 2 và 3 của ZTE ? Hay ZTE là lá chủ bài để Donald Trump mặc cả những chuyện gì khác nữa với Tập Cận Bình ? Biết đâu ZTE là con ngựa thành Troie để công nghệ Mỹ theo dõi công nghệ Trung Quốc ?
Ngần ấy câu hỏi chưa thể giải đáp, nhưng trước hết mời quý thính giả cùng chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa nhìn lại chuyện dài nhiều tập giữa một ông khổng lồ của công nghệ mũi nhọn Trung Quốc với hai chính quyền Mỹ liên tiếp, bởi cuộc đọ sức này đã khai mào từ năm 2012, dưới chính quyền Obama.
Nguyễn Xuân Nghĩa :Công ty Tân Trung Hưng tại Thâm Quyến của tỉnh Quảng Đông, mà cả thế giới gọi theo Anh ngữ là ZTE có một quy chế đặc biệt, là một doanh nghiệp có vốn của nhà nước Bắc Kinh, nhưng lại do tư nhân quản trị. Quy chế hỗn hợp đó còn che giấu bản chất lưỡng thể là phục vụ hai mục tiêu dân sự lẫn quân sự vì các cơ quan nhà nước Bắc Kinh làm chủ phần vốn lại liên hệ đến lãnh vực an ninh, đến không gian điện toán mà tôi gọi là điện não và khu vực kỹ thuật cao. Vì vậy, đằng sau các yếu tố luật lệ hay kinh doanh, chúng ta còn nên thấy yếu tố an ninh.
Với quy chế là công ty cổ phần hữu hạn, có cổ phiếu giao dịch trên các thị trường Thâm Quyến và Hồng Kông, ZTE hoạt động trong ba lãnh vực là phát triển mạng dẫn điện tử, thiết bị đầu dẫn và viễn thông, nhưng sản xuất nhiều hàng hóa và dịch vụ chiến lược như trang bị vô tuyến, tổng đài, cáp quang, nhu liệu viễn thông, điện thoại di động và có thị trường tỏa rộng tại 140 quốc gia. ZTE chỉ thua tập đoàn Huawei hay Hoa Vi về sản xuất điện thoại và là mũi nhọn về công nghệ cao của Trung Quốc, có khả năng theo dõi mọi người trên không gian điện não. Khốn nỗi đại gia này vẫn cần nhập cảng nhiều cơ phận quan trọng từ Hoa Kỳ.
Tháng 3/2017 ZTE nhận tội và bị bộ Thương Mại phạt một tỷ 190 triệu đô la vì bán kỹ thuật của Mỹ cho Bắc Hàn và Iran khi hai xứ này bị lệnh cấm vận. Nhưng sau đó, ZTE còn thăng thưởng chứ không kỷ luật các nhân viên vi phạm, nên ngày 19/04/2018 Hoa Kỳ cấm các doanh nghiệp Mỹ bán hàng cho ZTE trong bảy năm. Ngoài khoản tiền phạt kỷ lục, việc cấm vận ấy mới là đòn sinh tử. Có lẽ quyết định ấy khiến Tổng bí thư Tập Cận Bình liên lạc với Trump để xin giảm án cho ZTE bằng cách cho doanh nghiệp Mỹ vẫn bán hàng cho ZTE.
Quan hệ môi hở răng lạnh giữa ZTE và các doanh nghiệp Mỹ
Nguyễn Xuân Nghĩa : Ông Trump nêu ra một lý do quá phi lý nên khó tin, là để 75.000 nhân viên ZTE khỏi mất việc, trong khi ông đang tranh đấu để tạo thêm việc làm cho dân Mỹ và vừa mở ra một trang mới trong mâu thuẫn mậu dịch với Bắc Kinh. Sự thể có khi rắc rối hơn vậy vì ta không quên yếu tố an ninh lồng trong kinh tế.
Quyết định mới do tổng trưởng Thương Mại Wilbur Ross thông báo gồm các chi tiết sau đây : các doanh nghiệp Mỹ được bán cơ phận cho ZTE; nhưng công ty phải nộp phạt một tỷ đô la; ký thác 400 triệu để dự phòng nhiều khoản phạt khác sau này; trong tổ chức quản trị của ZTE phải có một ủy ban của người Mỹ để theo dõi và ngăn ngừa tái phạm luật kiểm soát xuất cảng; ủy ban sẽ định kỳ báo cáo về bộ Thương Mại Hoa Kỳ trong suốt 10 năm tới. Lý luận của chính quyền Trump là việc giảm án đó đáp ứng ba yêu cầu, thứ nhất tạm cho công ty Mỹ bán hàng cho ZTE với điều kiện, thứ hai là thêm ký thác dự phòng tái phạm và thứ ba, về an ninh thì đã có nhân viên Mỹ kiểm soát ngay trong công ty ZTE.
Đúng, sai trong quyết định của chính quyền Trump
Nguyễn Xuân Nghĩa : Tôi thích truyện trinh thám gián điệp vì tính sáng tạo. Khi biết ZTE là gì, có những ai ở đằng sau, Hoa Kỳ kiểm soát ngay các cơ phận doanh nghiệp bán qua đó và còn có nhân viên theo dõi từ bên trong. Nghĩa là Mỹ cấy cả người và vật trong một doanh nghiệp mũi nhọn của Bắc Kinh. Vì vậy, ta chưa biết mèo nào sẽ cắn mỉu nào trong thế giới kỹ thuật kỳ ảo mà Trung Quốc đòi vượt Mỹ, trong khi ZTE bị điêu đứng vì khoản tiền phạt làm cổ phiếu có lúc mất giá tới 25% và doanh lợi sẽ sụt phân nửa.
Tuy nhiên, Quốc Hội Mỹ lại nghĩ khác. Thứ nhất, họ cho là hành pháp có quá nhiều quyền hạn về ngoại thương nên chính quyền Trump mới tự ý quyết định khi xiết khi thả vì lý do an ninh. Hôm 18/07/2018, Thượng Viện Mỹ biểu quyết với đa số 88-11 một thủ tục khẳng định vai trò của Quốc Hội trong các quyết định thương mại liên quan tới an ninh. Nhưng thủ tục ấy vô quyền vì không có giá trị cưỡng hành. Khó thu hẹp thẩm quyền của Hành pháp, hai viện đang dùng ngón võ rất Mỹ, là chỉ chuẩn chi ngân sách quốc phòng nếu việc cấm vận, là cấm doanh nghiệp Mỹ bán hàng cho ZTE, được tái lập toàn phần hay một phần. Hai viện đưa ra hai đề luật sẽ thống nhất làm một mà đáng chú ý trong chuyện này là vài nghị sĩ Cộng Hòa lại vận động việc cấm đoán doanh nghiệp Mỹ để phong tỏa ZTE. Hóa ra trận đánh về thương mại không chỉ bùng nổ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc mà còn leo thang trong chính trường Mỹ và ngay trong đảng Cộng Hòa của ông Trump. Chuyện ZTE chỉ là một phần của hiện tượng Hoa Kỳ Dị mà thôi.
Quyết định « tha » hay « phạt » ZTE bao gồm cả vế kinh tế, chính trị, lẫn chiến lược. Thuần về kinh tế, Mỹ khó có thể buông Trung Quốc khi mà các công ty nước này tiêu thụ đến 45 % bọ điện tử của thế giới và là một khách hàng quan trọng của các tập đoàn điện tử Mỹ.
Về phương diện chính trị, chính Donald Trump giữa tháng 4/2018 đã nêu lý do an ninh quốc gia để phạt các tập đoàn nước ngoài, tố cáo Trung Quốc « ăn cắp công nghệ » của Mỹ. Chỉ một tháng sau, cũng ông Trump bắt đầu đổi ý. Theo tiết lộ của báo kinh doanh BusinessInsider ấn bản ngày 16/05/2017, ba ngày trước khi Washington và Bắc Kinh đạt được một thỏa thuận về nguyên tắc liên quan đến tập đoàn ZTE, một ngân hàng thương mại Trung Quốc đã đồng ý cấp tín dụng 500 triệu đô la cho một dự án tại Jarkarta. Chủ dự án đó chính là đế chế Trump Organization.
Sau cùng có một số các chuyên gia cho rằng, Donald Trump đã phơi bày ra ánh sáng những nhược điểm của mô hình phát triển Trung Quốc và đó lại càng là động cơ để Bắc Kinh tăng tốc đầu tư vào công nghệ mũi nhọn, thông minh nhân tạo hay công nghệ viễn thông …
Ở Bắc Kinh ông Tập Cận Bình không điều hành đất nước một cách ồn ào như Donald Trump.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét