Thảo Vy (VNTB)
Lần đầu tiên trong lịch sử của Nhà nước Cộng sản Việt Nam, một ‘nguyên lão’ của đảng Cộng sản vừa qua đời ít phút là lập tức tin tức được Thông Tấn Xã phát ngay bản tin chi tiết. Báo chí sau đó nhanh chóng phát lại. Đó là cái chết của cựu tổng bí thư Đỗ Mười, được cho là mất lúc 23g12 ngày 1-10-2018; nghĩa là trước giờ khai mạc Hội nghị Trung ương 8 của Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản gần 9 tiếng đồng hồ.
Trước đó, vào chiều ngày 1-10 còn có một sự kiện là Thường vụ Quân ủy Trung ương tổ chức gặp mặt các vị Ủy viên Trung ương Đảng công tác trong Quân đội nhân dân Việt Nam trước Hội nghị Trung ương 8, khóa XII. Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi gặp mặt. Bí thư Quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng vắng mặt.
Tại buổi gặp gỡ này, Đại tướng Ngô Xuân Lịch đề nghị các Ủy viên Trung ương Đảng công tác trong quân đội dự Hội nghị Trung ương 8, khóa XII đề cao trách nhiệm chính trị, tập trung nghiên cứu, chuẩn bị tốt nội dung, tham gia ý kiến sâu sắc, có chất lượng cao vào các nội dung của hội nghị…
TBT Nguyễn Phú Trọng (áo đen, đứng) thăm hỏi nguyên TBT Đỗ Mười (người ngồi, cầm hoa). Ảnh: congly |
Liệu có gì liên quan giữa cuộc gặp gỡ các tướng lãnh quân đội này với cái chết của ông Đỗ Mười tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108?
Theo quy định hiện hành, ông Đỗ Mười nằm trong diện được hưởng tiêu chuẩn Quốc tang, và Trưởng Ban Lễ tang – cũng theo quy định cho nghi thức Quốc tang, ở đây phải là đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Có nghĩa nếu phát tang ông Đỗ Mười trong tuần lễ này, thì coi như ông Nguyễn Phú Trong vừa phải ‘đeo tang’, vừa phải chủ trì Hội nghị Trung ương 8.
Về mặt tâm linh, đây là tín hiệu xấu không riêng với đảng cầm quyền, mà còn rất xấu cho ông Nguyễn Phú Trọng khi tuần lễ trước đó, ông đã phải ‘đeo tang’ của Trần Đại Quang.
Nếu chờ kết thúc Hội nghị Trung ương 8 mới tiến hành các nghi thức tang lễ cho cựu tổng bí thư Đỗ Mười, đó là điều bất nhẫn, khi phải để thi hài của một công thần cộng sản trong chiếc tủ inox lạnh toát của nhà xác Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Từ năm 1976, với chiến dịch cải tạo tư sản do ông Đỗ Mười là Trưởng Ban Cải tạo Trung ương, đã tạo làn sóng oán ghét của người dân miền Nam suốt trong mấy mươi năm qua. Chính điều đó nên ngay sau khi báo chí đưa tin ông Đỗ Mười từ trần, trên tất cả các trang mạng xã hội đều bày tỏ sự vui mừng với niềm tin rằng nếu địa ngục có thật thì nơi đó để chờ đón ngạ quỹ dẫn hương linh ông về đây để chịu sự trừng phạt.
Tư liệu báo chí cho biết dưới quyền sinh sát của ông Đỗ Mười, trong chiến dịch cải tạo tư sản, số lượng người Sài Gòn phải bị mất hết tài sản và bị cưỡng bức đi kinh tế mới là khoảng sáu trăm ngàn người, tạo ra một sự hoảng sợ hoang man chưa từng có trong lịch sử phát triển Sài Gòn qua các triều đại.
Kéo theo đó là sức mạnh kinh tế Sài Gòn tự nhiên bị phá hoại đi đến kiệt quệ hoàn toàn. Hơn 14 ngàn cơ sở tiểu thủ công nghiệp tại Sài Gòn rất cần cho nền kinh tế quốc dân, với khoảng 270 ngàn nhân công hoàn toàn bị trắng tay, đóng cửa với tổng số thiệt hại tài sản trước mắt lên đế gần chín đến hai mươi mốt tỷ Mỹ kim, và tiến trình phát triển công nghệ của đất nước trong tự cường hoàn toàn không còn hy vọng để phục hồi.
Riêng về tổng số vàng, nữ trang tịch tư từ tư bản ở Sài Gòn, lên đến 4.000 lượng vàng, tính từ tháng Năm năm 1977 tới tháng Hai năm 1978. Nếu tính trên diện rộng cả thảy miền Nam, ước trên dưới gần 35 ngàn lượng vàng, tính luôn cả nữ trang và kim cương.
Ông Đỗ Mười cũng từng được khen ngợi. Đó là câu chuyện Tết năm 1989, khi ấy ông Đỗ Mười rất lo lắng về việc khan hiếm hàng hóa. Thời đó, mỗi năm Nhà nước phải in thêm tiền là 300 tỷ đồng để mua lúa gạo của nông dân rồi bán cho thành thị với giá như cho không. Nhiều ý kiến từ trí thức miền Nam là hãy để tự do buôn bán, đảm bảo Nhà nước không cần in 300 tỷ đồng chi cho thêm lạm phát.
Ngay Tết 1989, ông Đỗ Mười đồng ý cho thí điểm tự do buôn bán tại Hà Nội, dân chúng xung quanh được phép mang hàng hóa vào thủ đô để bán. Quả nhiên, giáp Tết 1989 ở Hà Nội hàng hóa ê hề, đủ mọi thứ. Các cô mậu dịch “ngồi chơi xơi nước”. Và sau Tết, ông Đỗ Mười đã ra chỉ thị tự do hóa buôn bán trên toàn quốc.
Trong nghi vấn lịch sử có đặt vấn đề liệu có mối quan hệ nhân quả nào giữa Hội nghị Thành Đô với chức vụ tổng bí thư sau đó của ông Đỗ Mười?
Trong hồi ký Trương Đức Duy, cựu đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội, có đoạn viết liên quan về ông Đỗ Mười tại Hội nghị Thành Đô như sau (trích): “Tổng bí thư Giang Trạch Dân bày tỏ, giữa hai nước chúng ta từ đây có thể “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, đồng thời dùng hai câu thơ của Lỗ Tấn “Độ tận kiếp ba huynh đệ tại/ Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu” làm lời kết cho cuộc hội đàm nội bộ lần này.
Phía Việt Nam bày tỏ hết sức mỹ mãn và phấn khởi trước thành quả của cuộc hội đàm lần này. Cuối cùng, Tổng bí thư Giang Trạch Dân đề nghị, hai bên cần ký vào một bản kỷ yếu về thành quả của cuộc hội đàm lần này, Nguyễn Văn Linh vui vẻ đồng ý. Chiều hôm đó, trước khi Đoàn đại biểu Việt Nam rời Thành Đô, Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng và Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười đã cùng nhau ký vào bản “Kỷ yếu hội đàm Thành Đô” mang ý nghĩa lịch sử”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét