Bộ
Ngoại giao Việt Nam xác nhận Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) đã gửi
thư mời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (phải) chính thức thăm Mỹ.
Giữa lúc tình
hình Biển Đông đang tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp và hình ảnh Việt Nam
mờ nhạt trong bức tranh chính sách của chính quyền Trump, Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc nên tới Washington càng sớm càng tốt để “tham gia cuộc
chơi ngay từ đầu”, theo ý kiến của một chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên
cứu Chiến lược Quốc tế ở Washington.
Theo nhà nghiên
cứu Murray Hiebert, cố vấn cao cấp, Phó giám đốc Chương trình Đông Nam Á
tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington,
chuyến đi Mỹ đầu tiên của ông Nguyễn Xuân Phúc có vai trò rất quan trọng
trong mối quan hệ Việt-Mỹ.
“Thực sự có
những lý do lớn về quan hệ song phương khiến ông ấy [Nguyễn Xuân Phúc]
muốn và nên đến đây. Ông ấy cần đến để chốt lại chuyện ông Trump sẽ đến
tham dự thượng đỉnh APEC, điều mà giờ ông Trump đã đồng ý nhưng trước
đây thì không khi Việt Nam mới đưa ra đề nghị. Họ cũng sẽ có nhiều vấn
đề cần bàn về thương mại, bao gồm Hoa Kỳ sẽ làm gì sau khi bỏ TPP, Việt
Nam bị xếp vào danh sách 16 nước ‘gian lận thương mại’ đối với Mỹ có hàm
ý gì và chích sách của Trump xử lý việc này thế nào, và Việt Nam cũng
muốn nghe từ chính quyền Trump về Hiệp định Thương mại song phương
Mỹ-Việt”.
Vấn đề Biển
Đông là lý do tiếp theo mà Việt Nam cần phải đưa lên bàn nghị sự trong
chuyến thăm Mỹ sắp tới của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, theo nhà nghiên
cứu Murray Hiebert.
“Họ cần phải
bàn về vấn đề Biển Đông và quan điểm của Việt Nam về vấn đề này. Vì lợi
ích của chính mình, Việt Nam cần phải nói cho Mỹ biết Việt Nam mong muốn
gì, tầm quan trọng của mối quan hệ giữa Đông Nam Á và Trung Quốc cũng
như việc các nước này luôn mong Hoa Kỳ sẽ giữ vai trò cân bằng với Trung
Quốc và ủng hộ họ trong những vấn đề như tự do hàng hải, ngăn chặn
Trung Quốc xây đảo nhân tạo và quân sự hóa Trường Sa”.
Theo nhận định
của chuyên gia CSIS, Trung Quốc hiện đang có khuynh hướng làm nhẹ đi các
vấn đề Biển Đông vì hai lý do: sự xuất hiện của tân chính quyền Trump
và Đại hội Đảng Cộng Sản lần thứ 19 sẽ diễn ra ở Bắc Kinh vào cuối năm
nay.
Chính vì vậy,
đây là lúc mà “Việt Nam cần phải tìm cách, ngay lúc này, có thể là cùng
với Singapore, Malaysia và những nước có quan tâm đến chuyện gì đang xảy
ra ở Biển Đông, giữ cho vấn đề này tiếp tục nóng để khi có chuyện gì
xảy ra thì có sự đồng lòng và ủng hộ”.
Ngoài ra theo
đánh giá của chuyên gia Hiebert, mối quan hệ “rất phức tạp” giữa
Washington và Bắc Kinh vào thời điểm này là một yếu tố tiếp theo khiến
Việt Nam nên tiếp cận với chính quyền Trump càng sớm càng tốt.
Theo ông
Hiebert, Tổng thống Trump hiện đang cần sự hỗ trợ của Trung Quốc trong
việc kiềm chế chương trình hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên, vốn
là một ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Mỹ hiện nay. Vì
vậy, về phương diện nào đó, Hoa Kỳ cần hợp tác với Trung Quốc. Tuy
nhiên, điều này không có nghĩa là hai cường quốc sẽ gạt bỏ hay gây khó
khăn cho ASEAN, như lo ngại của một số người rằng Hoa Kỳ có thể sẽ hy
sinh lợi ích ở Biển Đông để đổi lấy sự hợp tác từ Bắc Kinh.
“Tôi nghĩ chúng
ta rồi sẽ thấy trong thời gian tới, có thể là vài tháng, Trump sẽ vô
cùng thất vọng vì Trung Quốc không thể làm gì hơn nữa trong vấn đề Bắc
Triều Tiên”.
Chuyên gia
Hiebert cho rằng để có thể xuất hiện trong bức tranh chính sách còn chưa
hoàn toàn thành hình của chính quyền Trump, Việt Nam “không nên chờ đến
một thời điểm hoàn hảo để tới đây, mà phải tới đây ngay bây giờ để trở
thành một phần trong cuộc đối thoại”.
Ngày 4/5, Bộ
Ngoại giao Việt Nam xác nhận Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gửi thư mời
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Mỹ và nội dung cụ thể của
chuyến thăm đang được hai bên thu xếp.
Một số nguồn
tin nói Tổng thống Trump sẽ tiếp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào cuối
tháng này. Nhưng đến tối 22/5, Tòa Bạch Ốc xác nhận với VOA rằng “Hiện
không có chuyến thăm của lãnh đạo nước ngoài nào được thông báo vào thời
điểm này”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét