Theo The Financial Times
Hoàng Lan (gt)
Khi
thực lực quốc gia được tăng cường, Trung Quốc phải trở thành một quốc
gia “quân tử” khiêm nhường có trách nhiệm đối với thế giới, chứ không
phải là một quốc gia ngang ngược sử dụng sức mạnh tàn bạo.
Ngoại giao về cơ bản được quyết định bởi
thực lực quốc gia. Nhưng không có nghĩa là có thực lực thì có thể làm
tốt ngoại giao, ở đây còn có một vấn đề làm thế nào để vận dụng thực
lực, việc này liên quan đến tư tưởng, chiến lược và sách lược ngoại
giao.
Những năm gần đây cùng với việc nâng cao
thực lực quốc gia, phong cách ngoại giao của Trung Quốc cũng có sự thay
đổi rất lớn, từ tương đối bảo thủ trước đây chuyển sang tích cực dám
nghĩ dám làm, nhưng việc tích cực mạnh dạn này lại không mang lại hiệu
quả như mong đợi, trái lại, ở mức độ nào đó khiến cho môi trường tổng
thể của Trung Quốc trở nên xấu đi. Ở đây có nhân tố dư luận bên ngoài
chưa thể thích ứng với việc nâng cao thực lực của Trung Quốc, tuy nhiên
phần nhiều là do bản thân Trung Quốc gây ra. Nói một cách đơn giản ngoại
giao Trung Quốc mang lại cho người ta cảm giác “sợ nhưng không phục”,
làm người ta sợ thì dễ, bởi thực lực của bạn đặt ở đó, người ta đương
nhiên sợ bạn, giống như đứa trẻ sợ người lớn vậy, đây là một phản ứng tự
nhiên nảy sinh bởi thực lực quốc gia, nhưng đồng thời với sự sợ hãi,
làm cho người ta tôn kính hay nể phục thì rất khó.
Mỹ là bá chủ toàn cầu, nói một cách tương
đối, Mỹ xử lý rất tốt mối quan hệ giữa “sợ” và “phục”, làm cho cả thế
giới “vừa sợ vừa phục”. Ngoại giao Trung Quốc muốn đạt đến trình độ này,
về mặt tư tưởng và thực tiễn ngoại giao cần phải có một sự thay đổi hệ
thống, đặc biệt là phải có sự điều chỉnh lớn trong việc xử lý 9 vấn đề
dưới dây:
Thứ nhất, thay đổi tư duy và tâm lý đối đầu ngoại giao với Mỹ, điều chỉnh quan hệ Trung-Mỹ
Nếu quan hệ Trung-Mỹ không phải là mối quan
hệ quan trọng nhất trên thế giới hiện nay thì cũng là một trong những
mối quan hệ quan trọng nhất. Nhưng tầm quan trọng này không phải là đồng
đẳng đối với hai bên, Trung Quốc cần Mỹ nhiều hơn so với Mỹ cần Trung
Quốc, vì vậy trong cuộc hội kiến với Donald Trump, ông Tập Cận Bình đã
nói Trung – Mỹ có hàng nghìn lý do để có mối quan hệ tốt đẹp, không có
lý do gì để làm xấu đi mối quan hệ này. Đáng tiếc là trong ngoại giao
đối với Mỹ, Trung Quốc thường không để ý đến lời khuyên bảo chân thành
này, dùng một tư duy và tâm lý đối đầu để xử lý quan hệ với Mỹ, đặc biệt
là trong một số vấn đề nan giải.
Với tư cách là bá chủ toàn cầu, việc Mỹ giữ
cảnh giác đối với bất kỳ hành động nào thách thức địa vị bá quyền của
mình là có thể hiểu được, Trung Quốc với tư cách là nước lớn trỗi dậy có
chế độ xã hội khác với Mỹ, về mặt khách quan sẽ bị Mỹ coi là người
khiêu khích, nhưng bản thân Trung Quốc lại hoàn toàn không có ý đồ thách
thức bá quyền của Mỹ, bởi một khi có ý đồ này, về mặt tư duy và hành
động sẽ biến thành “hễ là Mỹ chắc chắn sẽ phản đối”. Nói như vậy không
phải là muốn Trung Quốc luôn hùa theo Mỹ, đối với lợi ích quốc gia của
mình đương nhiên phải kiên quyết và giữ kiên định, nhưng phải thực hiện
có lý lẽ có căn cứ, phù hợp với luật pháp quốc tế và quy tắc ứng xử quốc
tế; đồng thời, không cần phải phô trương thanh thế, phải biết thỏa hiệp
và nhún nhường, “ngoại giao phô trương thanh thế” sẽ chỉ có hại cho bản
thân.
Đây không đơn giản chỉ là một sự vận dụng
sách lược khi thực lực quốc gia không đủ, không đối đầu được với Mỹ,
buộc phải trở thành chiến lược quốc gia, kiên trì lâu dài, cho dù trong
tương lai có đủ thực lực cũng không được có ý đồ thách thức và thay đổi
trật tự toàn cầu dưới sự chủ đạo của Mỹ, chính sách ngoại giao đối với
Mỹ cần phải hợp tác lớn hơn đối đầu, làm tốt việc mà nước lớn thứ hai
nên làm – nếu Trung Quốc là nước lớn thứ hai. Chỉ khi hiểu được chiến
lược lớn thì việc xử lý đối với các vấn đề cụ thể mới không bị mất
phương hướng. Đây là một điểm mà ngoại giao Trung Quốc trước tiên phải
thay đổi.
Thứ hai, thay đổi chính sách ngoại giao “thù Nhật, ghét Hàn”, thực thi chính sách hòa giải với Nhật Bản, hữu hảo với Hàn Quốc
Trung Quốc và Nhật Bản cùng là hai nước
mạnh là cục diện chưa từng có ở Đông Á, điều này dẫn đến Trung Quốc và
Nhật Bản chưa thể thích ứng được với đối phương. Đối với Trung Quốc, do
nguyên nhân lịch sử và hiện thực, trong gần 10 năm qua, chính sách ngoại
giao đối với Nhật Bản của Trung Quốc vẫn chưa thoát khỏi trạng thái
“thù hận Nhật Bản”, “ghét Nhật Bản”.
Đối với thái độ xử lý vấn đề đảo Điếu
Ngư/Senkaku của Nhật Bản, Trung Quốc đương nhiên phải chỉ trích và phản
kích, nhưng không nên để vấn đề lịch sử trói buộc ngoại giao hai nước,
gây rối cục diện phát triển của hai nước, cũng không nên truyền bá tư
tưởng giáo dục thù ghét Nhật Bản một cách sai lầm. Việc xử lý đối với
vấn đề đảo Điếu Ngư/Senkaku cũng như vậy, duy trì cách tiếp cận lộ trình
kép, đó là tách chúng ra, không trói buộc vào toàn bộ quan hệ
Trung-Nhật, ảnh hưởng đến sự phát triển quan hệ và hợp tác trong các
lĩnh vực khác giữa hai nước. Trung Quốc và Nhật Bản cần phải chủ động
hòa giải, chứ không phải là thù hận lẫn nhau.
Trung Quốc cũng nên quan hệ tốt với Hàn
Quốc, hiện trạng thái bất thường do vấn đề Hệ thống phòng thủ tên lửa
tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) dẫn đến quan hệ hai nước nhanh chóng sụt
giảm cần phải thay đổi. THAAD tuy có gây tổn hại đối với Trung Quốc,
nhưng sự tổn hại này so với đại cục quan hệ Trung-Hàn và lợi ích của
Trung Quốc trên cả Đông Bắc Á và bán đảo Triều Tiên chỉ đứng thứ hai. Do
vậy, không thể vì THAAD mà ảnh hưởng đến cục diện hợp tác giữa hai
nước, Trung Quốc có thể bày tỏ thái độ phản đối đối với THAAD, nhưng
không nên áp dụng biện pháp kinh tế đặc biệt xúi giục người dân phản đối
và trừng phạt Hàn Quốc, làm như vậy sẽ chỉ làm cho Trung Quốc mất đi
mối quan hệ với Hàn Quốc. Cần phải kéo dài chính sách “hữu hảo” với Hàn
Quốc, đi sâu hợp tác giao lưu giữa hai nước trong các lĩnh vực kinh tế,
dân sự thậm chí an ninh quân sự.
Thứ ba, thay đổi thái độ giữ bình tĩnh đối với Triều Tiên, tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với nước này
Trái với việc phải duy trì hợp tác hữu hảo
với Hàn Quốc, đối với Triều Tiên lại phải áp dụng biện pháp nghiêm khắc
nhằm hối thúc nước này từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Mấy năm gần đây, thái độ và chính sách đối
với Triều Tiên của Trung Quốc đã thoát khỏi tình hữu nghị vô căn cứ và
việc nắm giữ ý thức hệ trước đây, bắt đầu trở nên thiết thực, nhưng sự
thay đổi này vẫn không triệt để, chưa hoàn toàn xuất phát từ lợi ích
quốc gia, mà chịu ảnh hưởng từ nhân tố địa chính trị và ý thức hệ nên
vẫn chưa giải quyết dứt điểm. Thái độ thỏa hiệp của Trung Quốc đối với
Triều Tiên thể hiện ở việc do lo ngại tình hình trong nước Triều Tiên
rối ren và dẫn đến sụp đổ nên tạm thời chưa xử lý đến vấn đề trừng phạt
Triều Tiên, vẫn có phần bênh vực Triều Tiên.
Nếu Triều Tiên không phải là một quốc gia
“cứng đầu”, dựa vào tính chất và quan hệ láng giềng của Chính quyền
Triều Tiên, Trung Quốc có thể và cần phải tiến hành bênh vực ở mức độ
nhất định đối với nước này, nhưng vấn đề là sự thực chứng minh sự bênh
vực và giúp đỡ của Trung Quốc đối với Triều Tiên mấy năm qua vừa không
mang lại sự chuyển biến tốt cho Triều Tiên, vừa gây tổn hại đến lợi ích
của Trung Quốc, khiến cho bản thân Trung Quốc rất bị động. Đối với Chính
quyền Triều Tiên, về cơ bản không thể gửi gắm hy vọng cải thiện, chỉ có
duy trì không ngừng gây sức ép cao độ thì mới có thể buộc nước này từ
bỏ vũ khí hạt nhân, thay đổi tình trạng nước này.
Thứ tư, thay đổi quan hệ bán đồng minh với Nga, không quá gần gũi với Nga
Trong lịch sử cận hiện đại của Trung Quốc,
có hai quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất đối với Trung Quốc, một là Mỹ và
nước còn lại chính là Nga. Nhưng ảnh hưởng của Mỹ đối với Trung Quốc thể
hiện rõ chiều hướng tích cực, còn ảnh hưởng của Nga đối với Trung Quốc
lại thể hiện mặt tiêu cực nhiều hơn.
Kể từ thế kỷ này, xuất phát từ nhu cầu cùng
chống Mỹ, Trung Quốc và Nga nhanh chóng tiếp cận, đặc biệt là mấy năm
gần đây, hai nước ngày càng qua lại gần gũi, thể hiện rõ một loại quan
hệ bán đồng minh. Nếu hai nước coi việc hợp tác hỗ trợ lẫn nhau là một
sự vận dụng sách lược chống lại Mỹ thì có thể hiểu được, nhưng đối với
Trung Quốc phải tránh việc tiếp cận với Nga trở thành chiến lược, biến
thành quan hệ đồng minh hoặc bán đồng minh để đối đầu với Mỹ.
Ở đây không bàn đến việc trong lịch sử, chỉ
riêng việc xem xét từ thực tế, một là trong việc hợp tác hỗ trợ lẫn
nhau giữa Trung Quốc và Nga, xét từ kinh nghiệm mười mấy năm qua, không
thay đổi được cục diện “Nga chủ trì, Trung Quốc phục tùng”; hai là Nga
cũng có tâm lý đề phòng Trung Quốc. Chẳng hạn, về mặt bán vũ khí tiên
tiến, hợp tác năng lượng và tranh giành quyền lãnh đạo Tổ chức Hợp tác
Thượng Hải (SCO), Nga luôn đề phòng Trung Quốc, đã làm rất nhiều chuyện
mờ ám nhằm hại Trung Quốc, như ra sức lôi kéo Ấn Độ vốn không hứng thú
với SCO tham gia nhằm kiềm chế Trung Quốc; ba là trong quan hệ với Mỹ và
Liên minh châu Âu (EU), mâu thuẫn giữa Nga và các nước này lớn hơn mâu
thuẫn giữa Trung Quốc với các nước này, việc hợp tác Trung-Nga có khả
năng khiến cho Trung Quốc trở thành một quân cờ để Nga đối đầu với Mỹ và
EU; bốn là trong quan hệ Trung-Nga, Trung Quốc muốn được hưởng lợi
nhiều hơn là đầu tư mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau này. Lợi ích chung
Trung-Nga không bằng lợi ích chung Trung-Mỹ, vì vậy, Trung Quốc phải ý
thức được rằng việc kết quan hệ bán đồng minh với Nga đối với lợi ích
chiến lược của Trung Quốc mất nhiều hơn được, cần phải thay đổi tình
hình này.
Thứ năm, thay đổi nguyên tắc không can thiệp công việc nội bộ của nhau, làm một nước lớn toàn cầu có trách nhiệm
Đây không phải là nói Trung Quốc là nước
không có trách nhiệm, mà nghĩa là trách nhiệm này nhất định phải tăng
lên cùng với thực lực quốc gia của Trung Quốc, tức là tương xứng với nền
kinh tế lớn thứ hai toàn cầu và nước lớn mới nổi. Cần phải thừa nhận
rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc đã hưởng thụ miễn phí từ hệ thống toàn
cầu, tận dụng tối đa ưu thế của hệ thống quốc tế hiện hành có lợi cho
Trung Quốc. Trung Quốc muốn phát huy vai trò lớn hơn trong cộng đồng
quốc tế, chiếm vị trí quan trọng hơn trong hệ thống quản trị toàn cầu
thì phải dùng năng lực bản thân để phản hồi cộng đồng quốc tế, cung cấp
sản phẩm công cộng nhiều hơn, tốt hơn cho toàn cầu, bao gồm việc cải
thiện điểm bất hợp lý, không công bằng trong hệ thống quốc tế hiện hành.
Muốn làm được điều này, Trung Quốc phải thay đổi nguyên tắc không can
thiệp công việc nội bộ của nhau vốn được xem là nền tảng ngoại giao mấy
chục năm qua.
Không can thiệp công việc nội bộ của nhau
thường được cổ xúy khi thực lực quốc gia của một nước nhỏ yếu và tồn tại
sự thiếu hụt đạo đức, hoặc không muốn gánh vác nghĩa vụ quốc tế. Nguyên
tắc này vào mấy chục năm trước đã giúp Trung Quốc giành được một số
lượng lớn bạn bè ở thế giới thứ ba. Trung Quốc vừa tự nhận là đang trỗi
dậy, trong thực tiễn ngoại giao vẫn còn giữ khư khư nguyên tắc này thì
không những sẽ bị cộng đồng quốc tế coi là một thành viên không có trách
nhiệm, mà về mặt khách quan sẽ còn trói buộc và hạn chế Trung Quốc phát
huy vai trò nước lớn. Đương nhiên, từ bỏ nguyên tắc không can thiệp
công việc nội bộ của nhau không phải là khuyến khích Trung Quốc tùy tiện
can thiệp công việc nội bộ của người ta, hoặc lấy đó làm cái cớ để thực
thi bá quyền, mà là khi cộng đồng quốc tế nảy sinh sự việc bất công
phải dũng cảm giương cao chính nghĩa
Thứ sáu, thay đổi ngoại giao ý thức hệ, xóa bỏ màu sắc dân tộc chủ nghĩa trong ngoại giao
Thành phần ý thức hệ trong ngoại giao Trung
Quốc luôn nặng nề, tuy dựa vào tình hình quốc tế và môi trường quốc tế
mà Trung Quốc phải đối mặt, nhưng ở mức độ rất lớn là dùng ý thức hệ để
chỉ đạo kết quả ngoại giao.
Sau khi cải cách, ngoại giao ý thức hệ này
đã có sự thay đổi rất lớn, ở một số thời điểm nào đó xuất hiện với hình
thức mới đối với một số quốc gia nào đó, điều này biểu hiện rất rõ rệt
trong mấy năm gần đây. Ngoại giao ý thức hệ không phải là một kiểu ngoại
giao xuất phát từ sự phải trái đúng sai của bản thân sự việc và lợi ích
quốc gia, mà là quan niệm giá trị và nhu cầu do đảng cầm quyền chỉ định
đặc biệt: thực thi các khái niệm ngoại giao nếu “kẻ địch” phản đối thì
mình ủng hộ, còn “kẻ địch” tán thành thì mình sẽ phản đối. Chính sách
ngoại giao của Trung Quốc đối với Mỹ, Nhật Bản, Nga, Triều Tiên cũng như
một số quốc gia ở Trung Đông, châu Phi và Mỹ Latinh như Venezuela mang
đậm màu sắc ý thức hệ.
Ngoại giao giá trị quan muốn tránh được
hoàn toàn rất khó, nhưng không được mở rộng, cực đoan hóa ngoại giao giá
trị quan, nâng lên thành ngoại giao ý thức hệ, dùng ý thức hệ để phác
họa, biến thành một kiểu ngoại giao bảo thủ, dẫn đến lợi ích quốc gia
hoàn toàn bị ý thức hệ trói buộc. Trung Quốc từng chịu thiệt thòi rất
lớn trên phương diện này, hiện vẫn chưa rút ra được bài học.
Ngoài ngoại giao ý thức hệ, cùng với việc
tăng cường thực lực quốc gia của Trung Quốc, Trung Quốc lại xuất hiện
ngoại giao dân tộc chủ nghĩa, ngoại giao phục vụ cho lợi ích dân tộc thì
không có gì sai, nhưng không được đưa lợi ích của dân tộc mình vượt lên
trên lợi ích của dân tộc khác, càng không thể lấy cớ lợi ích dân tộc,
thực thi ngoại giao cường quyền. Trên thực tế, lợi ích dân tộc của Trung
Quốc ở mức độ rất lớn biến thành một cái cớ để phục vụ cho nhóm lợi ích
đặc biệt, xét về vấn đề này, ngoại giao dân tộc chủ nghĩa là một biến
tướng của ngoại giao ý thức hệ hiện nay, rất khó tách biệt rõ ràng hai
vấn đề này.
Thứ bảy, thay đổi
biện pháp “thọc gậy bánh xe” đối với các nước có quan hệ ngoại giao với
Đài Loan, không nên làm nổi rõ nguyên tắc “Một Trung Quốc”, không chiến
tranh ngoại giao với Đài Loan
Quan hệ giữa Đại lục và Đài Loan tuy không
phải là quan hệ quốc gia, nhưng việc xử lý quan hệ giữa hai bờ eo biển
cũng liên quan đến ngoại giao. Việc Panama thiết lập quan hệ ngoại giao
của Trung Quốc thời gian gần đây đã gây chấn động rất lớn đối với Đài
Loan.
Nếu nói Panama do vị trí địa lý đặc thù và
việc thiết lập quan hệ ngoại giao với nước này có giá trị đối với Đại
lục thì việc “thọc gậy bánh xe” đối với các nước có quan hệ ngoại giao
với Đài Loan chỉ thuần túy là để trừng phạt và trả thù Đài Loan. Nhưng
làm như vậy sẽ chỉ khiến cho Đài Loan xa cách Đại lục hơn nữa, cho dù
Đại lục không hề để ý đến vấn đề này, việc lôi kéo toàn bộ các nước có
quan hệ ngoại giao với Đài Loan cũng sẽ không thể gia tăng vị thế quốc
tế và lợi ích quốc gia của Đại lục, trái lại phải bỏ ra nhiều chi phí
cho vấn đề này.
Bởi các nước có quan hệ ngoại giao với Đài
Loan ngoài rất ít quốc gia có tầm ảnh hưởng như Tòa thánh Vatican...,
phần lớn đều là các quốc gia nhỏ và nghèo mà người ta không nhớ nổi tên.
Cho dù thiết lập quan hệ ngoại giao với tất cả các nước đó thì cũng
không có ý nghĩa lớn đối với Đại lục. Trái lại, để thiết lập quan hệ
ngoại giao với các nước này, Đại lục lại phải bỏ ra không ít nguồn lực.
Những nước có quan hệ ngoại giao với Đài Loan này còn bao gồm đa số nước
đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Đại lục, đều có tâm lý chủ nghĩa cơ
hội, “dao động” giữa hai bờ eo biển Đài Loan, lấy nguyên tắc “Một Trung
Quốc” làm mồi nhử để sách nhiễu hai bờ eo biển.
Tình hình này hoàn toàn là hậu quả của việc
kiên trì cứng nhắc nguyên tắc “Một Trung Quốc”. Các nước có quan hệ
ngoại giao với Đài Loan hiện nay chỉ còn lại 20 nước, cho dù để Đài Loan
phát triển quan hệ ngoại giao với các nước đó cũng không thể làm thay
đổi được nhận thức của cộng đồng quốc tế đối với nguyên tắc “Một Trung
Quốc” và vị thế quốc tế của Đài Loan. Nếu Đài Loan không chịu thừa nhận
“Nhận thức chung 1992” thì Đại lục chỉ cần nắm chắc điểm tới hạn là
được, tức là đối với Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế của Liên hợp
quốc cũng như các tổ chức quốc tế khác mà Đại lục tham gia và cả các
nước thiết lập quan hệ ngoại giao với Đại lục, yêu cầu họ phải giữ vững
nguyên tắc “Một Trung Quốc”, không phát triển quan hệ chính thức với Đài
Loan. Đây là trách nhiệm và nghĩa vụ của họ, mà không cần thiết phải
“thọc gậy bánh xe” các nước có quan hệ ngoại giao với Đài Loan, ngăn
chặn không gian quốc tế của Đài Loan. Nếu có quốc gia và tổ chức quốc tế
nào do dự, dùng nguyên tắc “Một Trung Quốc” để thách thức và sách nhiễu
Đại lục thì Đại lục có thể cân nhắc gia tăng răn đe.
Hiện trạng trước mắt là do Đại lục quá nhấn
mạnh nguyên tắc “Một Trung Quốc”, dẫn đến rất nhiều nước cho rằng có kẽ
hở để lợi dụng, đòi hỏi không có điểm dừng đối với Trung Quốc. Và để
viết trên thông cáo ngoại giao “Đài Loan là một bộ phận không thể tách
rời với Trung Quốc”, hàng năm Trung Quốc đều phải trả nhiều cái giá đặc
biệt. “Ngoại giao vung tiền” bị chỉ trích đều được sử dụng ở phương diện
này.
Nếu như trước đây Trung Quốc vì thực lực quốc gia tương đối yếu, không có công cụ hữu hiệu nào để đối phó và trừng phạt những quốc gia có ý đồ “ăn hai mang”, vậy thì giờ đây trong hòm công cụ của Trung Quốc có rất nhiều công cụ trừng phạt có thể vận dụng. Trong trường hợp này, tin rằng đại đa số quốc gia do lợi ích của mình đều có thể sáng suốt đưa ra lựa chọn, hoàn toàn không cần thiết phải lần nào cũng nhấn mạnh, muốn người ta thừa nhận “Một Trung Quốc”, lãng phí một số lượng lớn nguồn lực quốc gia. Vì vậy, cần phải cho Đài Loan một khoảng không gian quốc tế ra sao?
Nếu như trước đây Trung Quốc vì thực lực quốc gia tương đối yếu, không có công cụ hữu hiệu nào để đối phó và trừng phạt những quốc gia có ý đồ “ăn hai mang”, vậy thì giờ đây trong hòm công cụ của Trung Quốc có rất nhiều công cụ trừng phạt có thể vận dụng. Trong trường hợp này, tin rằng đại đa số quốc gia do lợi ích của mình đều có thể sáng suốt đưa ra lựa chọn, hoàn toàn không cần thiết phải lần nào cũng nhấn mạnh, muốn người ta thừa nhận “Một Trung Quốc”, lãng phí một số lượng lớn nguồn lực quốc gia. Vì vậy, cần phải cho Đài Loan một khoảng không gian quốc tế ra sao?
Thứ tám, thay đổi
đúng lúc thái độ không tiếp xúc, không đàm phán với Đạtlai Lạtma, né
tránh yêu cầu đòi độc lập đang trở nên gay gắt của Tây Tạng
Giống như Đài Loan, Tây Tạng cũng đã khiến
Trung Quốc phải chi trả một khoản lớn chi phí không cần thiết. Một biểu
hiện nổi bật về mặt ngoại giao trong vấn đề Tây Tạng chính là thái độ
đối với Đạtlai Lạtma.
Do Trung Quốc xác định Đạtlai Lạtma là một phần tử chia rẽ dân tộc, không cho phép người đứng đầu và quan chức chính phủ các nước dùng tư cách nhà nước để tiếp xúc với Đạtlai Lạtma, nếu không sẽ bị coi là can thiệp công việc nội bộ của Trung Quốc, từ đó dẫn đến quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và một số quốc gia xảy ra rắc rối. Điển hình nhất là nước Anh, trong thời kỳ Chính quyền Cameron, vì Cameron hội kiến với Đạtlai Lạtma bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, khiến cho quan hệ Trung-Anh bị thụt lùi toàn diện. Ngoài ra, nhà lãnh đạo của một số nước phương Tây trong đó có Pháp, Canada, Mỹ cũng vì hội kiến với Đạtlai Lạtma mà gây tổn hại đến quan hệ song phương ở mức độ khác nhau.
Do Trung Quốc xác định Đạtlai Lạtma là một phần tử chia rẽ dân tộc, không cho phép người đứng đầu và quan chức chính phủ các nước dùng tư cách nhà nước để tiếp xúc với Đạtlai Lạtma, nếu không sẽ bị coi là can thiệp công việc nội bộ của Trung Quốc, từ đó dẫn đến quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và một số quốc gia xảy ra rắc rối. Điển hình nhất là nước Anh, trong thời kỳ Chính quyền Cameron, vì Cameron hội kiến với Đạtlai Lạtma bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, khiến cho quan hệ Trung-Anh bị thụt lùi toàn diện. Ngoài ra, nhà lãnh đạo của một số nước phương Tây trong đó có Pháp, Canada, Mỹ cũng vì hội kiến với Đạtlai Lạtma mà gây tổn hại đến quan hệ song phương ở mức độ khác nhau.
Lý do Trung Quốc chỉ trích Đạtlai Lạtma là
do Trung Quốc cho rằng ông là một phần tử chia rẽ dân tộc khoác chiếc áo
tôn giáo, nhưng trên cộng đồng quốc tế, Đạtlai Lạtma lại là lãnh tụ tôn
giáo có tầm ảnh hưởng thế giới. Các nhà lãnh đạo phương Tây khi hội
kiến với Đạtlai Lạtma đều nhấn mạnh đến vai trò lãnh tụ tôn giáo của
ông. Sự khác biệt về mặt nhận thức thân phận đối với Đạtlai Lạtma khiến
cho Trung Quốc thường phải bỏ ra chi phí ngoại giao quá mức để ngăn chặn
các nhà lãnh đạo và quan chức chính phủ của các quốc gia khác hội kiến
Đạtlai Lạtma. Giải quyết vấn đề then chốt này là không được làm nổi bật
quá thân phận chính trị của Đạtlai Lạtma, nhìn thẳng vào sự tồn tại và
tầm ảnh hưởng tôn giáo của Đạtlai Lạtma, thay đổi kịp thời thái độ không
tiếp xúc, không đàm phán đối với Đạtlai Lạtma.
Đối với Đạtlai Lạtma, hiện Trung Quốc áp
dụng biện pháp “chờ đợi thời cơ”, cho rằng đợi sau khi Đạtlai Lạtma viên
tịch thì vấn đề Tây Tạng tự khắc sẽ được giải quyết, cách nghĩ này quá
ngây thơ, bởi không có sự bảo hộ tinh thần của Đạtlai Lạtma – người theo
chủ nghĩa hòa bình này - thì chính quyền lưu vong Tây Tạng trong vấn đề
độc lập sẽ chỉ trở nên cấp tiến hơn, sự bất mãn của người dân tộc Tạng
cũng có thể sẽ gia tăng hơn nữa, sẽ kéo rộng khoảng cách hơn nữa khiến
cho vấn đề Tây Tạng có thể xấu đi.
Thứ chín, thay đổi
khái niệm một mình hưởng thụ Biển Đông, thừa nhận hiện trạng, gác lại
tranh chấp, cùng khai thác, bảo vệ hòa bình và tự do hàng hải ở Biển
Đông
Kể từ sau khi Philippines đưa ra vụ kiện
Biển Đông ra Tòa Trọng tài và được sự tán thành của Tòa Trọng tài, Trung
Quốc trên thực tế ở trạng thái bị động, chỉ có điều tân Chính phủ
Philippines đã thay đổi chính sách đối đầu với Trung Quốc của người tiền
nhiệm, khiến cho vấn đề Biển Đông không bị xấu đi thêm nữa, nhưng trạng
thái bị động về mặt pháp lý vẫn không thay đổi.
Nói một cách khách quan, trừ phi sử dụng vũ
lực, nếu không Trung Quốc không thể “một mình hưởng thụ” hoàn toàn Biển
Đông. Do vậy, đối với Trung Quốc và các nước có yêu sách chủ quyền ở
Biển Đông, một phương thức giải quyết hợp lý có thể tính đến lợi ích các
bên là chấp nhận nguyên trạng, gác lại tranh chấp, cùng khai thác nguồn
tài nguyên và bảo vệ hòa bình ở Biển Đông.
Trung Quốc với tư cách là quốc gia lớn nhất
và có thực lực mạnh nhất ở Biển Đông, nên dẫn đầu đề xướng thành lập
một Cộng đồng năng lượng Biển Đông cùng chia sẻ nguồn tài nguyên dầu
khí, kết hợp cùng khai thác dầu mỏ ở Biển Đông, đồng thời xác lập tỷ lệ
phân chia lợi ích hợp lý căn cứ vào số tiền đầu tư. Trước đây trên
phương diện này do bị hạn chế ở kỹ thuật khai thác dầu mỏ, các nước
trong khu vực không thể hợp tác được với nhau, mà là hợp tác khai thác
cùng với các công ty dầu mỏ của các nước ngoài khu vực. Hiện Trung Quốc
đã có đầy đủ khả năng thăm dò biển sâu và kỹ thuật khai thác, các bên
liên quan ở Biển Đông hoàn toàn có thể thành lập một Cộng đồng năng
lượng, cùng khai thác.
Ngoài ra, để ứng phó với an ninh trên biển,
phòng chống cướp biển, bảo vệ tự do hàng hải, Trung Quốc cũng có thể
dẫn đầu các nước có yêu sách chủ quyền, thiết lập đội ngũ thực thi pháp
luật và cơ chế hợp tác an ninh trên biển ở Biển Đông.
Tóm lại, trên cơ sở thừa nhận lợi ích của
các bên ở Biển Đông, bắt tay hợp tác từ năng lượng và kinh tế, mở rộng
đến lĩnh vực an ninh chính trị, thiết lập cơ chế hợp tác, xây dựng cộng
đồng lợi ích ở Biển Đông, đồng thời dùng hình thức hiệp ước để ràng
buộc, khiến cho các bên ở Biển Đông được hưởng lợi từ trong hợp tác, xóa
bỏ sự lo ngại của họ đối với Trung Quốc thì mới có thể thật sự gác lại
tranh chấp chủ quyền, biến Biển Đông thành vùng biển hòa bình và hợp
tác. Còn hòa bình an ninh và tự do hàng hải ở Biển Đông cũng sẽ là sự
đảm bảo lớn nhất đối với lợi ích của Trung Quốc. Mục đích cuối cùng của
Trung Quốc chẳng phải là như vậy sao?
Vấn đề ngoại giao của Trung Quốc đương
nhiên không chỉ biểu hiện ở 9 điểm nói trên. Nhưng nếu trong 9 điểm này
có một sự thay đổi lớn thì ngoại giao Trung Quốc sẽ có một diện mạo hoàn
toàn mới. Sự tôn trọng của mọi người đối với Trung Quốc sẽ tăng lên,
Trung Quốc cũng sẽ có tầm ảnh hưởng lớn hơn đối với thế giới. Nói thẳng
ra là sở dĩ ngoại giao phải thay đổi là vì Trung Quốc không còn là Trung
Quốc của mười mấy năm trước nữa, sau khi thực lực quốc gia của Trung
Quốc tăng cường hơn nữa, Trung Quốc phải trở thành một quốc gia “quân
tử” khiêm nhường có trách nhiệm đối với thế giới, chứ không phải là một
quốc gia ngang ngược sử dụng sức mạnh tàn bạo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét