Nếu
căn cứ theo Luật Dược 2016, hiệu lực từ ngày 1-1-2017, thì với tình
tiết công khai tại phiên tòa vụ án “làm giả con dấu, tài liệu của cơ
quan tổ chức và buôn lậu xảy ra tại công ty cổ phần VN Pharma”, cho thấy
đã đủ yếu tố để Viện kiểm sát Nhân dân tối cao tại TP.HCM kháng nghị
bản án sơ thẩm hình sự của Toà án theo thủ tục phúc thẩm, với hướng hủy
toàn bộ bản án đã tuyên hôm 25-8-2017.
Lý do: hành vi của các bị cáo không phải là “buôn lậu”, mà là “nhập thuốc giả”, hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 6, Luật Dược 2016.
Tại Điều 22. 33 của Luật Dược 2016 định nghĩa: “Thuốc giả là thuốc được
sản xuất thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Không có dược chất,
dược liệu; b) Có dược chất không đúng với dược chất ghi trên nhãn hoặc
theo tiêu chuẩn đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu;
c) Có dược chất, dược liệu nhưng không đúng hàm lượng, nồng độ hoặc khối
lượng đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu, trừ thuốc
không đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định tại Khoản 32 Điều này trong
quá trình bảo quản, lưu thông phân phối; d) Được sản xuất, trình bày
hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất hoặc nước xuất
xứ”.
Tuy nhiên do vụ án xảy ra tại công ty cổ phần VN Pharma là trước khi
Luật Dược 2016 có hiệu lực thi hành nên… tất cả những kẻ phạm tội đều
thoát khỏi cáo buộc “bỏ sỉ thuốc giả” đầy ngoạn mục.
Luật Dược 2005, định nghĩa về “thuốc giả” như sau: “Thuốc giả là sản
phẩm được sản xuất dưới dạng thuốc với ý đồ lừa đảo, thuộc một trong
những trường hợp sau đây: a) Không có dược chất; b) Có dược chất nhưng
không đúng hàm lượng đã đăng ký; c) Có dược chất khác với dược chất ghi
trên nhãn; d) Mạo tên, kiểu dáng công nghiệp của thuốc đã đăng ký bảo hộ
sở hữu công nghiệp của cơ sở sản xuất khác” (Điều 2.24)
Chính cụm từ “sản xuất dưới dạng thuốc với ý đồ lừa đảo” đã giúp những
kẻ phạm tội ở công ty cổ phần VN Pharma thoát tội “bán thuốc giả”.
Tại bản án hình sự sơ thẩm ngày 25-8, hội đồng xét xử cho biết khi kết
thúc điều tra bổ sung theo yêu cầu của tòa, Cơ quan an ninh điều tra Bộ
Công an cho rằng đã kiến nghị Bộ Y tế xem xét xử lý trách nhiệm của một
số cá nhân liên quan chứ không nhất thiết phải xử lý hình sự. Tuy nhiên,
hội đồng xét xử cho biết sẽ tiếp tục kiến nghị với cơ quan có thẩm
quyền làm rõ hành vi của một số cá nhân có liên quan trong vụ án này đã
có vai trò giúp sức các bị cáo buôn lậu.
3 cá nhân của Cục quản lý dược Bộ y tế gồm: ông Nguyễn Tấn Đạt - phó cục
trưởng Cục quản lý dược Bộ Y tế - tổ trưởng tổ thẩm định; ông Phan Công
Chiến - Trưởng phòng quản lý kinh doanh dược, bà Lê Thúy Hương - chuyên
viên Phòng Quản lý kinh doanh dược là thành viên tổ thẩm định đã có vai
trò thẩm định lô thuốc H-Capita.
Giới kinh doanh dược phẩm ở Sài Gòn nói rằng đã là dân trong nghề thì ai
cũng biết Canada không có một công ty dược nào tên là Helix Pharma, mà
chỉ có Helix BioPharma, chuyên về dược sinh học và họ vẫn đang phát
triển một loại thuốc chữa ung thư phổi. Tức là công ty Helix Biopharma
chưa cho ra được thành phẩm cụ thể được phép lưu hành trên thị trường.
Còn công ty dược phẩm tên Helix Pharmaceuticals mà công ty cổ phần VN
Pharma nêu tên trong các giấy tờ trình lên Cục quản lý dược, thì ở tận
Pakistan. Họ cũng sản xuất và bán nhiều loại thuốc chống ung thư. Nói
một cách khác, các quan chức của Cục quản lý dược trên thực tế không hề
có chuyện họ bị lừa vì những bộ hồ sơ được nhà nhập khẩu VN Pharma làm
giả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét