Hôm qua nhiều tờ báo Đức đưa tin thêm về vụ bắt cóc Trịnh
Xuân Thanh. Trang DW nhận định Trịnh
Xuân Thanh là nạn nhân của một vj đấu đá phe cánh, phải chạy trốn.
Một bài báo khác của trang này cũng cho biết, thái độ của
nhà cầm quyền Việt Nam khá cứng rắn khi bảo vệ quan điểm không có vụ bắt cóc,
mà do Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam đầu thú, tờ báo cũng nói với tội danh bị Việt
Nam cáo buộc, Trịnh Xuân Thanh có thể bị kết án tử hình.
Công tố Liên Bang Đức đã đề nghị Toà Án Tối Cao Liên Bang Đức
gửi truy nã tới cảnh sát Tiệp bắt giữ
Nguyễn Hải Long, một người Việt làm nghề chuyển tiền ở Praha thủ đô Tiệp. Nguyễn
Hải Long có quan hệ rất rộng với quan chức Việt Nam, Long là người đã thuê chiếc
xe bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Cảnh sát Tiệp
đã giao Long cho cảnh sát Đức, tại Đức Long bị cáo buộc tội gián điệp và bắt
cóc người.
CHLB Đức là một trong những nước lớn thường đòi hỏi Việt Nam
cải cách pháp luật và nhân quyền, nước Đức cũng viện trợ cho Việt Nam những khoản
tiền lớn hàng trăm triệu USD để hỗ trợ Việt Nam trong những vấn đề này.
Đáp lại những yêu cầu của Đức về nhân quyền, từ năm
ngoái Việt Nam gia tăng bắt bớ và kết án
nặng nề những người bất đồng chính kiến, những người hoạt động nhân quyền. Đặc
biệt cấn nhấn mạnh là những bản án rất dã man từ 9 đến 10 năm tù cho hai bà mẹ
đang nuôi con nhỏ là Trần Thuý Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Con số người bất đồng
chính kiến bị chế độ Việt Nam bắt giữ từ đầu năm trở lại đây lên tới hơn 20 người,
một con số kỷ lục trong vòng mười năm qua.
Nguyên nhân chính thái độ của nhà cầm quyền Việt Nam là do họ
đang trong cảnh túng thiếu về tài chính,
họ cần thanh toán các khoản nợ công và chi trả nuôi dưỡng bộ máy cai trị.
Để giải quyết cấp bách việc này, nhà cầm quyền Việt Nam phải tăng nhiều nguồn thu trong dân để bù đắp,
nhưng e ngại phản ứng trong nhân dân, nên họ đã ra tay bắt bớ những người đấu
tranh hay cất tiếng nói chỉ trích chính sách, đường lồi của chế độ để chuẩn bị
cho đợt vơ vét tiền của trong nhân dân. Một phần nữa những nguồn vay quốc tế bị
cắt giảm nên nhà cầm quyền Việt Nam thấy không cần thiết phải lấy lòng quốc tế,
đây là lúc họ ra tay đàn áp để trả thù những hoạt động của giới bất đồng chính kiến và ngăn chặn
những nhà đấu tranh dân chủ hoạt động trong thời gian tới đây.
Trong lúc đang thực hiện chiến dịch bàn tay sắt với giới đấu
tranh dân chủ, nhà cầm quyền Việt Nam không dễ gì nhượng bộ yêu cầu của CHLB Đức
với vụ Trịnh Xuân Thanh. Bởi nếu nhượng bộ tức công khai nhận tội nhà nước Việt
Nam tổ chức bắt cóc người, phơi mặt ra
quốc tế những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm chủ quyền nước khác. Đồng thời
uy tín của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ giảm sút nghiêm trọng , ông Trọng đã
một lần mất mặt khi TXT trốn sang Đức và đưa đơn từ đảng vì lý do thấy ông Trọng
độc đoán, không công bằng. Ông đã tức giận và muốn bằng mọi giá bắt được TXT về
trị tội để thoả lòng thù hận cá nhân ông với Thanh. Lần này nắm được Trịnh Xuân
Thanh trong tay ông Trọng không có cớ gì để trả TXT cho Đức để một lần nữa tự
làm nhục mặt mình. Vấn đề ngoại giao Đức Việt hay vấn đề tài trợ không phải là
điều ông quan tâm, cái ông cần là danh dự của ông, ông cần dân chúng thấy ông
là người có quyền lực tối cao và kiên quyết trừng trị những kẻ mà ông không ưa.
Trông vào động thái các tuyên truyền viên và dư luận viên của
chế độ chửi bới và mạt sát , vu khống nước Đức bao che cho Trịnh Xuân Thanh và
lên gân thách đố cho thấy ông Trọng đang chuẩn bị cho tình huống không trao trả
TXT, không nhượng bộ với Đức về vụ việc này. Nguyễn Phú Trọng sẽ chỉ đạo giữ bằng
được quan điểm Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú và bất chấp nước Đức hay quốc tế
muốn nghĩ gì hay làm gì.
Nguyên nhân nữa khiến Việt Nam cứng rắn là vì nhà nước CHLB
Đức phản ứng mạnh trên truyền thông, nhưng thực tế chỉ trục xuất một quan chức
sứ quán và bắt giữ một công dân Việt Nam chưa thấp tháp gì với nhà cầm quyền Việt
Nam. Từ công tố liên bang điều tra rồi
toà án ra tối cao CHLB Đức phán quyết,
sau đó nhà nước Đức ra biện pháp trừng phạt Việt Nam còn là quãng thời gian
dài. Các văn phòng lãnh sự Đức ở Việt Nam chỉ tạm thời đóng cửa vài ngày nhưng
vẫn hoạt động cung cấp visa cho người Việt Nam. Các khoản viện trợ tạm ngừng giải
ngân nhưng trong đó có nhiều khoản chưa đến thời kỳ giải ngân.
Thực tế trước thái độ kiên quyết hay còn gọi là cùn , trơ
lì, bất chấp của Việt Nam. Chính phủ Đức trở nên khó xử. Nước Đức có thể tạm thời
cắt quan hệ ngoại giao, rút hết các nhân viên ngoại giao Đức ở Việt Nam về, trục
xuất hết nhân viên và cán bộ ngoại giao Việt Nam tại Đức. Ngừng tuyệt đối các
khoản viên trợ và đưa vụ bắt cóc ra toà án quốc tế để đề nghị các quốc gia khác
trừng phạt Việt Nam. Nhưng những điều ấy có vẻ như người Đức không dám làm hoặc
chưa dám làm, họ vẫn mong chờ rằng phía Việt Nam sẽ nhân nhượng trả TXT và nhận
lỗi. Các việc làm của họ còn lâu mới đến mức làm Việt Nam lo ngại.
Chính sự nhân nhượng, mong đợi cộng sản Việt Nam có sự thay
đổi là điểm yếu của Đức và các quốc gia hay đòi hỏi Việt Nam thay đổi nhân quyền.
Sự nhân nhượng này không được phía Việt Nam nhận định là thiện chí, trái lại
phía Việt Nam còn cho rằng vì các nước còn có mưu đồ, lợi ích ở Việt Nam nên chỉ
đòi hỏi cầm chừng, không bao giờ dám thẳng tay đoạn tuyệt với Việt Nam. Hoặc lý
do vì các nước muốn mua chuộc Việt Nam chống Trung Quốc, nên phải nhượng bộ Việt
Nam vì sợ làm quá Việt Nam sẽ ngả hẳn theo Trung Quốc.
Tất nhiên thì không
thể trách nước Đức và các quốc gia khác không triệt để, bởi số phận đất nước Việt
Nam nằm trong tay nhân dân Việt Nam. Ở thời buổi thông tin phổ cập toàn cầu, phần
lớn người dân Việt Nam vẫn để cho vài nhân vật chóp bu kiểu lãnh tụ độc tài nói
gì nghe vậy. Số người sợ hãi im tiếng và số người có lợi từ chế độ CS hùa theo
còn chiếm khá đông trong dân chúng Việt Nam. Trong vụ Trịnh Xuân Thanh nếu chế
độ CSVN không trao trả cho Đức, chấp nhận cắt quan hệ ngoại giao với Đức và đảng
CSVN mở cuộc tuyên truyền hành xử như thế là đúng, là chiến thắng, là vinh
quang thì chắc chắn số đông dân chúng Việt Nam sẽ đồng tình bởi sự ngu muội, cuồng
tín và tự hào dân tộc kiểu cực đoan được kích động. Đến biển đảo quê hương ngày
ngoài khơi, độc tố Formosa và hàng trăm độc tố từ nhà đầu tư nước ngoài thải ra
trong lòng đất nước, người dân Việt Nam còn chấp nhận được thì quan hệ ngoại
giao với nước Đức ở xa xôi chẳng làm họ phải đắn đo cần hay không cần.
Việt Nam không có lý
do nào để trao trả Trịnh Xuân Thanh trở lại Đức, chỉ có trường hợp Việt Nam khống
chế chắc rằng khi TXT đến Đức sẽ phát biểu tôi tự về đầu thú và xin được rời Đức
nhanh để quay lại Việt Nam hưởng sự khoan hồng. Hay là trường hợp đưa về Đức để
'' chữa bệnh vì tính nhân đạo''. Đó là những cách mà nhà cầm quyền Việt Nam
trao trả mà thoát được tội bắt cóc, giữ được quan điểm TXT về đầu thú và hả hê
như một chiến thắng trước những cáo buộc bắt cóc.
Trong trường hợp Đức
chấp nhận bỏ khoản tiền lớn để gỡ danh dự, đi đêm mặc cả với chính phủ Việt Nam
để Việt Nam trả TXT và nhận lỗi bắt cóc,
Việt Nam sẽ làm nhưng với số tiền khá lớn. Trường hợp này xảy ra mới thật
là khôi hài, tức là vụ bắt cóc tống tiền giữa hai quốc gia với nhau, hai chính
phủ với nhau. Số tiền chắc phải hơn nhiều lần số tiền TXT làm thất thoát.
Tuy nhiên điều này có
vẻ khả thi nhất vì chính phủ Việt Nam là kẻ chuyên nghiệp đi mặc cả những chuyện
bẩn thỉu như vậy, chẳng hạn mặc cả cầm 500 triệu usd của Formosa hay khoản tín
dụng của Trung Quốc để nhân nhượng ngoài biển Đông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét