Thứ Bảy, 4 tháng 11, 2017

Lời cảnh tỉnh về sự bền vững

Quyết định rút “thẻ vàng” của Liên minh châu Âu tuần trước cho Việt Nam vì nạn đánh bắt cá bất hợp pháp là ví dụ mới nhất về việc những hiểm hoạ thiếu bền vững làm tổn hại đến các doanh nghiệp ở ASEAN nhiều hơn người ta nghĩ.

Khi đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục đổ vào nền kinh tế đang phát triển nhanh này, chính phủ Việt Nam đã thất bại trong việc quy định các doanh nghiệp đảm bảo tính bền vững trong thời gian dài.
Ủy ban châu Âu (EC) đã cảnh báo Việt Nam - như đã cảnh báo Thái Lan trong nhiều năm – rằng họ không thực hiện đủ nhằm chống lại việc đánh cá bất hợp pháp, không được báo cáo và không được kiểm soát (IUU). Những thiếu sót bao gồm việc thiếu hệ thống xử phạt hiệu quả và thiếu hành động chống lại các hoạt động IUU do các tàu thuyền Việt Nam gây ra ở vùng biển các nước láng giềng và các quốc đảo thuộc Thái Bình Dương.

Hơn nữa theo thông cáo báo chí của Hội đồng châu Âu , Việt nam có hệ thống nghèo nàn để có thể kiểm tra hải sản đánh bắt được chế biến trên bờ trước khi xuất khẩu ra thị trường quốc tế trong đó có EU, khối quốc gia nhập khẩu cá lớn thứ tư thế giới.
Việt Nam đang phát triển thiếu bền vững

Việt Nam có lẽ đã tránh được một thẻ vàng nếu như họ học được kinh nghiệm của một số nước láng giềng. Thái Lan đã phải đối mặt với cảnh báo tương tự từ năm 2015. Một lệnh cấm xuất khẩu thủy sản chế biến sang châu Âu là có thể sẽ được đưa ra nếu nước này được xem là đã không thành công trong việc khắc phục những thiếu sót mà EU đã xác định. Thời điểm quyết định có thể sẽ được đưa ra vào tháng sau khi các quan chức EU tiến hành kiểm toán.

Đài Loan cũng phải đối mặt với một thẻ màu vàng khi một quy định của EU thông qua vào năm 2010 để đảm bảo rằng các quốc gia thành viên đã không đồng lõa trong đánh bắt bất hợp pháp và thúc đẩy việc khai thác biển bền vững.

Có tin cho rằng Việt Nam đang đâm đầu vào rắc rối. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam gần đây đã cảnh báo ngành hải sản của nước này khi tăng cường hoạt động hơn nữa khi phải đối phó với việc đánh bắt IUU. Cục Hải dương và Khí tượng Quốc gia Hoa Kỳ cũng cảnh báo Hà Nội rằng các quy định mới của Mỹ nhằm chống lại đánh bắt IUU sẽ được áp dụng cho các sản phẩm thủy sản nhập khẩu bắt đầu từ tháng Giêng.

Đối với Việt Nam, hậu quả lệnh cấm nhập khẩu của EU sẽ là rất lớn, theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc, Việt nam nằm trong số 10 nhà sản xuất thủy sản hàng đầu thế giới. Thẻ vàng cũng có thể gây ra nhiều khó khăn.

Công ty chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Bà Rịa-Vũng Tàu dự kiến thẻ vàng sẽ dẫn đến việc tất cả các lô hàng Việt Nam xuất sang EU phải chịu kiểm tra cửa khẩu, dẫn đến chi phí sản xuất cao hơn.

Nếu hàng xuất khẩu được thông quan, các doanh nghiệp sẽ phải trả 700 euro cho mỗi container lưu cảng trong thời gian kiểm tra từ ba đến bốn tuần. Nếu hàng xuất khẩu bị từ chối và buộc phải quay trở lại Việt Nam, họ sẽ phải trả từ 4.000 đến 5.000 euro cho mỗi container.

Sự cứng rắn của EU về nạn đánh cá không bền vững là một lời cảnh tỉnh cho ngành công nghiệp vốn đã bị cáo buộc về tất cả mọi thứ từ sự tàn phá môi trường đến nô lệ lao động. Nhưng các chính phủ có thể và nên làm nhiều hơn nữa ngoài việc áp đặt các quy định để thúc đẩy phát triển bền vững. Chúng ta cần cây gậy cũng như củ cà rốt.

Sự ưu đãi dành cho khu vực tư nhân có thể là một công cụ quan trọng để khuyến khích họ tham gia tích cực hơn vào các chiến lược bền vững ở Châu Á, nơi có những mối đe dọa đang nổi cộm, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu.

Tính bền vững không hề rẻ. Theo Báo cáo của Ủy ban Kinh tế và Xã hội của Liên hợp quốc về Châu Á và Thái Bình Dương, Kế hoạch năm 2030 về các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) sẽ tốn 2,5 nghìn tỷ đô la Mỹ một năm. Với các quỹ tài trợ và từ thiện chỉ với mức vài tỷ đô la một năm, kinh phí tư nhân là điều rất cần thiết để giúp giải quyết những thách thức phát triển bền vững.

Các ưu đãi của Chính phủ, chẳng hạn như cắt giảm thuế và mua sắm công, có thể là một công cụ để khu vực tư nhân chuyển từ các khoản đầu tư theo hướng kinh tế sang đầu tư bền vững nhằm cải thiện các điều kiện xã hội và môi trường.

"Chính sách công có vai trò then chốt trong việc hỗ trợ tài chính sáng tạo cho sự phát triển bằng cách tạo ra một hệ sinh thái thuận lợi, nơi vốn tư nhân tập trung nhiều hơn vào các mục tiêu phát triển bền vững", ông Song Jong-guk, chủ tịch Viện Chính sách Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc cho biết.

Ví dụ về các cách tiếp cận tài chính sáng tạo bao gồm Quỹ Đầu tư Xã hội ở Malaysia, đã đưa các doanh nghiệp tham gia phát triển bền vững. Hội đồng Đầu tư tác động Ấn Độ, Trái phiếu Phụ nữ của Singapore và Tổ công tác Đầu tư Xã hội Thái Lan là những chương trình khác thúc đẩy các khoản đầu tư phát triển bền vững.

Cụm từ "phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh" luôn luôn đúng. Do đó, các công ty nên đảm bảo kế hoạch kinh doanh bền vững, trong khi các chính phủ và nhà quản lý tạo ra môi trường khuyến khích và cho phép khu vực tư nhân đi theo hướng bền vững hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét