Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2017

Zimbabwe 'đổi quyền không cần bạo lực'

BBC


Tân Tổng thống Emmerson Mnangagwa của Zimbabwe tuyên thệ nhậm chức ở sân vận động thể thao quốc gia tại thủ đô Harare hôm 24/11/2017.


Việc chuyển đổi quyền lực đang diễn ra ở Zimbabwe cho thấy một hy vọng về việc không nhất thiết 'phải đánh đổi bằng mạng sống và bạo lực', một nhà báo từ chương trình phát thanh 'The Conversation' (Đối thoại) của BBC World Service nêu quan điểm ngay trước thềm tân tổng thống Emmerson Mnangagwa tuyên thệ và kế vị ông Robert Mugabe.

Trong cuộc trao đổi với BBC Việt ngữ hôm 23/11/2017, nhà báo Kim Chakanetsa, người sinh trưởng ở Zimbabwe cũng nói thêm về những gì được cho là mong đợi về một chuyển giao hòa bình thực, sự, cũng như ảnh hưởng của Trung Quốc ở Zimbabwe cũng như trên toàn châu Phi.

Mở đầu cuộc phỏng vấn, nhà báo Kim Chakanetsa trả lời câu hỏi liệu Zimbabwe có thể hoàn thành cuộc chuyển giao quyền lực này theo cách hoàn toàn hòa bình hay không? Châu Phi và phần còn lại của thế giới có thể học được gì như một bài học từ quá trình chuyển đổi đang diễn ra này hay còn quá sớm để bình luận?

Kim Chakanetsa: Theo tôi, kết quả cuối cùng của cuộc chuyển giao quyền lực sẽ kết thúc bằng một cuộc tổng tuyển cử vào năm 2018.

Nếu Zimbabwe có thể có một cuộc tổng tuyển cử tự do và công bằng, không bị đe doạ bởi các quyền lực chính trị, và truyền thông có thể đưa tin rộng rãi, người dân có thể tự do chọn lựa người lãnh đạo cho mình, cho đến khi đó chúng ta có thể nói đây là một cuộc chuyển giao quyền lực trong hòa bình.

Về bài học kinh nghiệm, tôi nghĩ còn hơi quá sớm để có thể bàn luận. Tuy nhiên đã có rất nhiều bình luận rằng đây là cuộc chuyển giao quyền lực không đổ máu, mặc dù chính quyền không muốn nhắc nhiều đến vấn đề này và có rất nhiều bàn luận về cách chính quyền hành xử. Có một bài học quan trọng mà ta có thể rút ra ở thời điểm này, mặc dù tình hình có vẻ đặc trưng xảy ra tại Zimbabwe, chính là hy vọng tất cả các cuộc chuyển giao quyền lực không nhất thiết phải đánh đổi bằng mạng sống và bạo lực.

BBC Tiếng Việt: Liệu cuộc chuyển giao quyền lực này có tác động gì tới 'ảnh hưởng' của Trung Quốc tại Zimbabwe?

Kim Chakanetsa: Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất tại Zimbabwe và tình hình chưa thể thay đổi lập tức được. Nhưng hiện tại Zimbabwe đang mở cửa và thay đổi, tình hình sẽ có biến chuyển.

Chúng ta đều biết rất nhiều khoản đầu tư vào Zimbabwe đến từ Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và khai thác khoáng sản, và Trung Quốc có mối quan hệ mật thiết với giới chính trị Zimbabwe nên theo tôi chính quyền Zimbabwe sẽ không xoay chuyển tình thế ngay lập tức.

Đồng thời, ông Emmerson Mnangagwa, người được mong đợi là vị lãnh đạo tiếp nối của Mugabe, là người thực tế và trong bài phát biểu đầu tiên hôm qua ông lặp đi lặp lại rằng ông muốn đem đến công ăn việc làm cho nguời dân và ưu tiên các khoản đầu tư cho đất nước hơn các vấn đề khác.

Đồng thời, hôm nay Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF cũng nhắc nhở Zimbabwe về việc tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế và tài chính đất nước. Tôi cho rằng sẽ chưa có biến chuyển gì trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Zimbabwe, nhưng sẽ có sự cạnh tranh đầu tư vào Zimbabwe trong thời gian tới.

BBC Tiếng Việt: Nhân tiện bà nói về ảnh hưởng của Trung Quốc tại Zimbabwe, bà có thể bình luận thêm về ảnh hưởng của Trung Quốc ở Châu Phi, ngoài các lĩnh vực Trung Quốc quan tâm như cơ sở hạ tầng, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, các lĩnh vực khác như internet, viễn thông, điện thoại di động, thị trường và kinh doanh?

Ảnh hưởng của Trung Quốc trên toàn châu Phi là rất lớn, từ Sudan cho đến Zambia. Nhưng theo tôi, Trung Quốc đang dần dần thay đổi phương pháp tiếp cận không can thiệp, chỉ quan tâm đến kinh doanh như hiện tại sang hướng khác tinh tế hơn.

Ví dụ như ở Sudan và Nam Sudan, nơi Trung Quốc luôn quan tâm đầu tư thì chính quyền Trung Quốc đã có những bước tiến chủ động, khéo léo ngoại giao với chính quyền và phe đối lập và xây dựng mối quan hệ với các tổ chức dân sự xã hội.


Theo tôi, những chuyển biến sắp tới sẽ rất thú vị, tôi có cảm giác như là sự tái định vị của Trung Quốc tại châu Phi. Điều đó không có nghĩa là các hoạt động kinh doanh đầu tư sẽ giảm đi nhưng có thể nói đây là phương pháp tiếp cận nước đôi mới của Trung Quốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét