"Hiền dữ phải đâu là tính sẵn/Phần nhiều do giáo dục mà nên" - Danh ngôn người Hẹ
Sự cố "bikini" trên chuyến bay đón đoàn tuyển thủ U.23 Việt Nam, khi hãng hàng không VietJet Airline sử dụng một nhóm người mẫu ăn mặc theo lối truyền thống thường thấy của tiếp viên ở các quán bar hay quán bia ôm. Đây được cho là những hành động vượt quá giới hạn đối với những tuyển thủ đâng dược coi là người hùng đã khiến cho dư luận xã hội phẫn nộ. Theo số đông người hâm mộ, hành động đó không chỉ là hành vi cho thấy sự vô văn hóa trong một sự đón tiếp trọng thị đối với đội tuyển đội bóng đá quốc gia U.23 Việt Nam - những người hùng của số đông những người Việt Nam khắp nơi trên thế giới.
Trước phản ứng dữ dội của mạng xã hội, rất nhanh lãnh đạo VietJet Airline nhanh chóng đưa ra bản thông báo xin lỗi việc về vụ việc này. Theo đó, thông cáo do Tổng giám đốc Vietjet - bà Nguyễn Thị Phương Thảo cho biết: "Đây là sự trình diễn ngẫu hứng của các diễn viên, tiết mục này không nằm trong chương trình của công ty mà tự phát từ ban tổ chức hậu cần chuyến đi.". Tuy nhiên, người mẫu Lại Thanh Hương đã nhanh chóng bác bỏ tuyên bố của bà Nguyễn Thị Phương Thảo khi cho rằng, cô này và những người mẫu khác đã tự ý rời vị trí, đến xin chữ ký và chụp hình cùng cầu thủ và tự đưa lên mạng xã hội. Hơn thế người mẫu Lại Thanh Hương còn cho biết, thậm chí họ được đại diện của VietJet yêu cầu có những hành động "thân thiết" với các tuyển thủ (bit.ly/2EnvZUL).
Nhưng nếu biết rằng, hãng Vietjet Air từ lâu đã có biệt danh là hãng "hàng không bikini" và trước đây hãng hàng không VietJet đã từng bị phạt 20 triệu đồng vì hành động tương tự. Thì sẽ thấy, các hành vi vô văn hóa của lãnh đạo VietJet là có hệ thống và sự chủ ý. Và nếu từ thế kỷ 19, người ta đã chỉ ra sức cám dỗ không thể cưỡng lại của lợi nhuận đối với các nhà tư bản, đó là: “Lợi nhuận mà thích đáng thì tư bản trở thành can đảm, lợi nhuận mà đảm bảo được 10% thì người ta có thể đụng được tư bản ở khắp nơi, đảm bảo được 20% thì nó hăng máu lên, đảm bảo được 50% thì nó táo bạo không biết sợ là gì, đảm bảo được 100% thì nó chà đạp lên tất cả mọi luật lệ của loài người, đảm bảo được 300% thì nó chẳng từ một tội ác nào mà không dám phạm, thậm chí bị treo cổ nó cũng không sợ”. Thì sẽ thấy đây là cách lãnh đạo VietJet sử dụng thủ thuật truyền thông để PR cho doanh nghiệp của mình.
Vì thế các phản ứng của dư luận xã hội gay gắt, thậm chí là quá mức đối với người mẫu Lại Thanh Hương và bạn bè của cô - những cô gái trong show diễn ngày hôm đó cũng là điều oan uổng. Vì họ cũng chỉ là những diễn viên diễn theo đúng yêu cầu của chủ để thu tiền theo thỏa thuận. Họ - những người mẫu đó đâu có lỗi. Để lôi kéo khách hàng VietJet đã sử dụng chiêu PR này, song có lẽ những khách hàng có lòng tự trọng hay có văn hóa khó có thể chấp nhận. Vì những cảnh tương tự như chuyện giường chiếu đó không thể công khai giữa thanh thiên, bạch nhật và chốn đông người và chắc chắn những người đi máy bay cũng không phải là những thành phần thấp kém trong xã hội.
Vậy vì sao VietJet luôn sử dụng chiêu "bikini" để quảng cáo trong các sự kiện quan trọng hàng đầu của họ?
Nếu chúng ta biết rằng, bà trùm của VietJet là bà Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch HĐQT Vietjet Air là con gái thứ 2 của cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và là chị gái của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh (bit.ly/2nkLLIJ). Còn Tổng giám đốc Vietjet - bà Nguyễn Thị Phương Thảo chỉ là tấm bình phong của gia đình này thì sẽ thấy nhiều lý do. Đó là tầm văn hóa của lãnh đạo VietJet
Trong một hệ thống chính trị mang đậm nét phong kiến, cha truyền con nối của hệ thống chính trị cộng sản, nơi mà đa phần các vị tiền bối cộng sản Việt Nam trước đây xuất thân từ giai cấp vô sản, công nhân, nông dân hay người lao động nghèo. Những người này đa phần là những người ít học, không được giáo dục đầy đủ, nên họ đã truyền tiếp sang thế hệ con cháu của họ cho đến ngày nay. Điều này cũng có thể lý giải vì sao những nhà lãnh đạo hiện nay ở Việt Nam có những sở thích kỳ dị, thiếu văn hóa đến như vậy. Hình ảnh chiếc áo dài, niềm tự hào của người phụ nữ Việt Nam đã bị biến tướng thành bộ áo tứ thân hở hang cả tám hướng, tại tiệc chiêu đãi cấp Nhà nước của chính quyền Việt Nam đối với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Hà Nội tháng 5/2016 là một ví dụ.
Đó là, một lối tư duy văn hóa rẻ tiền, độc quyền của thành phần tiện dân trong xã hội, đã được các quan chức ở Việt Nam thừa hưởng, coi trọng và cổ vũ.
Tiệc Chiêu đãi cấp Nhà nước của chính quyền Việt Nam đối với Tổng thống Mỹ Barack Obama
Trong mạch chuyện đón tiếp đoàn tuyển thủ U.23 Việt Nam trong ngày 28/12, đã xảy ra biết bao các sự cố quan chức nhà nước ăn theo sự kiện nên đã dẫn đến tình trạng những người hùng của đội tuyển bóng đá U.23 đang từ nhân vật chính của bữa tiệc, bị chuyển thành các vai phụ bất đắc dĩ để các quan chức nhà nước mặc sức show diễn ở những vị trí quan trọng nhất lẽ ra phải được dành riêng cho họ - những người hùng trong những ngày qua. Mà phần lớn là do tư duy đậm nét phong kiến của các quan phụ mẫu - cha mẹ của dân, họ luôn nghĩ rằng họ có quyền ban phát tất cả.
Đó cũng chính là lý do vì sao có những hình ảnh phản cảm như bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân xoa đầu một tuyển thủ U.23, một hành động không được phép của một chính khách trong một buổi lễ trọng thị mang tầm quốc gia như vậy. Có ý kiến bênh vực khi cho rằng, hành động xoa đầu một tuyển thủ U.23 của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân là việc biểu lộ tình cảm thân thương, gần gũi của một vị lãnh đạo nhà nước không đáng bị chỉ trích. Tuy nhiên, đúng như facebooker Nguyễn Chí Tuyến bình luận cho rằng, "Bà Kim Ngân ngồi lên cái ghế ‘tứ trụ’ có lẽ cũng được ai đó dạy nghi lễ giao tiếp nhưng với cái thói suy nghĩ dân chúng là phận thảo dân và ta là bậc cha mẹ thiên hạ nên cái tâm thức như thế nào thì sẽ khiến hành động như thế ấy.". phải là điều cần được nhìn nhận một các nghiêm túc.
Vấn đề nghi thức lễ tân là vấn đề quan trọng của mọi quốc gia, trong bộ máy nhà nước nào cũng có các cơ quan chuyên trách. Với các yếu nhân họ còn có các cố vấn đặc biệt chuyên trách về vấn đề này. Song việc thực hiện các nghi thức lễ tân chỉ thực sự có hiệu quả đúng nghĩa đối với các nguyên thủ nói riêng, hay những quan chức nhà nước nói chung là đòi hỏi họ phải có một nền tảng giáo dục đầy đủ, hoàn chỉnh cần phải có. Có như vậy sẽ không có tình trạng hình ảnh Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc "hồn nhiên" giơ 2 tay vẫy chào, giữa lúc các nguyên thủ quốc gia khác đang vòng tay nhau thể hiện sự thống nhất. Và hình ảnh bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân xoa đầu một tuyển thủ U.23 là điều không nên có.
Đây không chỉ là chuyện cái kim văn hóa quan chức Cộng sản nằm trong bọc lâu ngày mới lòi ra, mà nó là một lỗi của cả hệ thống về vấn đề nhận thức văn hóa một cách nghiêm túc của những người lãnh đạo đang lèo lái con thuyền Việt Nam.
Ngày 25/1/2018 báo Nhân Dân trong số ra n có bài mang đầu đề “Thế nước mạnh, Vận nước lên!”, ca ngợi kỳ tích của U23 Việt Nam, coi đó là một trong những thắng lợi tiêu biểu của đất nước dưới sự dẫn dắt của đảng CSVN và coi đó tựa như thành tích trong công cuộc chống tham nhũng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng. Thế nhưng trong cái “Thế nước mạnh, Vận nước lên!” ấy chỉ qua một sự kiện đón chào đoàn tuyển thủ quốc gia U.23 đã bộc lộ những mặt trái về văn hóa và đạo đức của quan chức Việt Nam.
Xin mượn lời bình của nhà báo Bùi Tín "Thế nước mạnh, vận nước lên, thế à?" để kết thúc bài viết này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét