Ngày 11 tháng 2 năm 2018 thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc có chuyến chúc Tết tại bộ tư lệnh quân khu 5 đóng trên địa bàn Đà Nẵng, cùng đi với Phúc có chủ tịch thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ.
5 ngày sau, ngày 16 tháng 2 năm 2018, Nguyễn Xuân Phúc chọn điểm đầu tiên xông đất là thành phố Đà Nẵng. Trước hôm xông đất Đà Nẵng một ngày, vào ngày 15 tháng 2 Nguyễn Xuân Phúc gửi thư khen ngợi thành phố Đà Nẵng đã xử lý kịp thời vụ cháy xe khách trên đèo Hải Vân. Những hoạt động bất thường liên tiếp của Nguyễn Xuân Phúc tại Đà Nẵng trong những ngày qua nói lên điều gì.?
Đó là việc Phúc muốn hoàn toàn kiểm soát ảnh hưởng của mình tại Đà Nẵng, nhận định này không phải bây giờ mới có. Vào năm 2016 khi chủ tịch nước Trần Đại Quang chúc Tết ở Đà Nẵng , dư luận đã đưa ra nhận định rằng, trước sau Nguyễn Xuân Phúc cũng sẽ hất ảnh hưởng Trần Đại Quang ra khỏi vùng đất màu mỡ và giàu tiềm năng này.
Nhưng tại sao Phúc không để đến ngày xông đất chúc Tết bộ tư lệnh quân khu 5 luôn một thể.?
Chuyện rất lạ kỳ, sáng ngày 11 tháng 2 thượng tướng Lê Chiêm, người từng giữ chức tư lệnh quân khu 5 đã có chuyến đi thăm hỏi bộ tư lệnh quân khu 5 và bà con dân nghèo huyện Quế Sơn. Đến chiều cùng ngày Nguyễn Xuân Phúc lại đến Quế Sơn chúc Tết bà con và cách cán bộ lão thành cách mạng ở đây cùng với tướng Lê Chiêm.
Như vậy thượng tướng Lê Chiêm vừa đi chúc Tết chiến sĩ, lão thành, nhân dân Quế Sơn ban sáng, ban chiều đã lại phải quay lại tháp tùng thủ tướng Phúc. Trong một ngày những lão thành ở Quế Sơn được hai phái đoàn đến trao quà. Hỏi có nơi nào ở đất nước này được trọng vọng như Quế Sơn.
Cả Lê Chiêm và Nguyễn Xuân Phúc đều ở Quế Sơn, người làm thứ trưởng bộ quốc phòng, người làm thủ tướng chính phủ sao không về cùng một lượt lại để cảnh đón sáng đón tiếp người này, chiều lại đón tiếp người kia như vậy.
Nguyên nhân Phúc nắm rõ lịch trình của Lê Chiêm, muốn Chiêm bị bẽ mặt. Phúc ngầm báo cho lãnh đạo Quế Sơn buổi sáng đón tiếp Chiêm thật đơn giản, tuềnh toàng. Buổi chiều mở lễ đón Phúc thật long trọng để Phúc bắt Chiêm phải đi cùng cho ê mặt Chiêm.
Sao Phúc phải hạ nhục tướng Lê Chiêm một cách mất công như vậy.? Chiêm là người đồng hương đi lên không dính dáng gì tới Phúc. Bởi vậy Phúc ra tay phủ đầu cho Chiêm cho bà con Quê Sơn nói riêng và Đà Nẵng nói chung hiểu rằng, miền Trung giờ chỉ có Nguyễn Xuân Phúc là ông vua uy quyền thực sự. Thời đại của Nguyễn Bá Thanh không những đã vào dĩ vãng mà còn bị Phúc bôi đen trước khi chôn vùi nốt danh tiếng còn lại của Nguyễn Bá Thanh.
Việc một chiếc xe khách cháy trên đường đèo vốn là đường quốc lộ 1 A trước kia, khi ngọn lửa mới bốc lên, tài xế đã mở cửa lùa hết khách ra ngoài. Không có ai bị thương vong, khi cơ quan chức đến nơi chiếc xe bị cháy rụi trơ khung, không còn gì để cháy nữa thì đám cháy lan được đến đâu?. Vậy mà thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương chính quyền Đà Nẵng đã xử lý kịp thời, không để cháy lan rộng và không để người bị thiệt hại, liệu có quá kệch cỡm và lố bịch đến thái quá không.?
Nhìn những hành động lố bịch và cấp tập của Nguyễn Xuân Phúc ở Đà Nẵng, cho người ta thấy Phúc không bỏ qua một chi tiết nhỏ nào nếu liên quan đến số phận chính trị của mình, như soi mói chỉ đạo công an xử lý ngăn ngừa những ai chỉ trích y hoặc bè đảng của y. Dưới thời của Phúc không có cái gọi là xã hội dân sự hay phản biện khoa học của các trí thức. Tất cả những chính sách của Phúc hầu như không bị chỉ trích hay phản biện từ giới trí thức '' cấp tiến '' trước kia vốn hay chỉ trích mọi phát ngôn, hành động của cựụ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Không biết do tính cách thù vặt độc ác của Nguyễn Xuân Phúc khiến y đường đường là thủ tướng, y vẫn chú ý xem trong dư luận có ai nói gì xấu về mình để tìm cách tiêu diệt. Nghe ngóng có gì dù nhỏ đến mấy và hơi chút liên quan như vụ cháy xe trên đèo Hải Vân để khen ngợi tay chân mình.
Hay do y cảm thấy thế đứng của mình còn chưa đủ mạnh, nên y phải ra sức chú ý thường xuyên tới những chi tiết nhỏ nhặt để phòng ngừa hay tận dụng.?
Có lẽ do bản chất nhỏ mọn của một kẻ đi lên theo kiểu luồn cúi, phản bội thì đúng hơn. Những kẻ tính cánh hèn và tiểu nhân thì tất khi đi lên được đỉnh cao, chúng cũng cư xử một cách tiểu nhân và đểu cáng. Còn thực lực của Phúc bây giờ đang rất mạnh, bởi y đang có lợi thế trước khối tài sản nhà nước trong các doanh nghiệp đang chờ bán. Việc phân phối những đồng tiền có được do bán vốn nhà nước sẽ mang lại sức mạnh cho y. Những bộ, ngành , địa phương đều dài cổ chờ mong y phân phối những đồng tiền do bán vốn nhà nước đó. Bởi thế sức mạnh của Nguyễn Xuân Phúc tương đối lớn trong hết nhiệm kỳ này đến cả nhiệm kỳ sau nữa.
Nếu tinh táo, Phúc phải tận dụng cơ hội lúc này để dứt điểm Trần Đại Quang, đúng lúc Quang đang bị bao vây, cô lập, yếu thế. Sau đó hạ gục Nguyễn `Phú Trọng bằng công bố quyết định thanh tra dự án Ciputra mà Trọng đã ăn hàng ngàn tỷ hồi làm bí thư thành uỷ Hà Nội. Phúc sẽ trở thành người có quyền lực độc tôn nhất nước. Nếu chần chừ, Nguyễn Phú Trọng sẽ lại giở trò ném xương cho chó cắn nhau, tiếp sức cho Trần Quốc Vượng, Phạm Minh Chính có lực để vào vị trí tranh giành quyền lực với Phúc, đó sẽ là điều khó cho Phúc sau này. Việc Nguyễn Phú Trọng chưa ra đòn quyết định để hạ Trần Đại Quang bây giờ, là do Trọng muốn có thời gian gian để đào tạo, nâng đỡ Trần Quốc Vượng vào vị trí vững chắc, có uy tín, có quyền lực củng cố lỗ hổng quyền lực nếu có do thay thế nhân sự cấp cao.
Chắc hẳn Nguyễn Xuân Phúc đã tính như thế, y đang ở thế thuận lợi nhất để triển khai hướng đi hữu ích nhất cho mình, không thể nào y bỏ qua cơ hội tốt như lúc này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét