Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017

Chiếc ghế ông Thưởng và thời vận Đối Thoại






Đối thoại sẽ là một hạng mục chính trị rất quan trọng, nếu triển khai được và thu lại kết quả tích cực, thì ông Võ Văn Thưởng sẽ còn có tương lai chính trị xán lạn hơn nữa. Tôi tin ông Thưởng sẽ có may mắn. Bởi chính thời vận đã đưa ông đến vai trò hiện nay, không phải đi mà chạy trên các nấc thang quyền lực chinh trị. Thời vận đó là cuộc đấu tranh để đối thoại là dưỡng khí chính trị nhận thức lai CNXH .


Cơ chế cánh tay mặt



Là một sinh viên con một gia đình cán bộ nghèo ở tinh Vĩnh Long, ông Thưởng vào đại học khi nhà nước phải bãi bỏ chế độ bao cấp cho người học.



Trước đó trúng tuyển vào đại học sinh viên không những không phải đóng học phí mà còn được giải quyết chỗ ở, được cấp gạo, một số nhu yếu phẩm và học bổng. Đến thời ông Thưởng vào đại học không còn chế độ này nữa. Chỉ một số ít ngành học cơ yếu với chế độ thì nhà nước mới bảo đảm mức chu cấp này. Ngành học Mác Lê hẳn nhiên được nhà nước bao cấp. Ông Thưởng chọn vào học ngành triết học Mác Lê của đại học Tổng hợp TPHCM có lẽ cũng chính từ ưu đãi này. Ở trường, ông tham gia các hoạt động đoàn và trở thành một cán bộ đoàn chuyên nghiệp. Từ vị trí này ông được điều về trong bộ máy lãnh đạo thành đoàn.



Có sự điều động này là bởi trước khi ông Thưởng tham gia, ban lãnh đạo thành đoàn tuyệt đại đa số là các cán bộ trong phong trào sinh viên học sinh Sài Gòn, các cán bộ đoàn trong phong trào thanh niên, nhất là thanh niên xung phong và từ bộ đội về học ở các trường đại học. Nói nôm na là họ là những cán bộ cách mạng, phần nhiều là cách mạng 30.4, theo nhận diện của dân Sài Gòn. Do những qui định về tuổi, cùng lúc hầu hết 15 thành viên ban thường vụ thành đoàn hết tuổi làm cán bộ thanh niên. Để bao đảm tinh liên tục của bộ máy, các bí thư đoàn trường đại học dễ ở trong tầm ngấm của công tác cán bộ. Nhất là khi phải "đôn" nhân sự.



Nghề cán bộ đoàn từ thời ông Thưởng chinh thức có giá, nhất là với các sinh viên có hộ khẩu ở tỉnh. Tham gia thành đoàn, có một chân thường vụ là tự động có vị trí của một cán bộ cấp sở. Đây là con đường trẻ hoá công tác cán bộ và cũng "hoá trẻ" bộ máy. Thấy được lợi điểm này, ở TPHCM, thành đoàn tự bao giờ đã trở thành nhà trẻ của thành uỷ. Con cháu các cụ thành phố đều kinh qua môi trường này mà đột phá quan lộ. Ở thành đoàn thời nay, một sinh viên nghèo, con một cán bộ nghèo như ông Võ Văn Thưởng không chắc giành được hanh thông trên đường hoạn lộ nữa. Nhân đây cũng truyền lai thông tin ông Võ Văn Thưởng không có máu mủ ruột rà dây nhợ gì với ông Võ Văn Kiệt, tuy hai ông cùng quê Vĩnh Long. Ông Kiệt họ Phan, Phan Văn Hoà.



Trở lại với chuyện đối thoại. Có lẽ chính ông Thưởng cũng chưa chắc biết để một sinh viên trong tuổi đoàn trở thành bí thư đoàn ở cấp khoa, cấp trường lại là kết quả đấu tranh không chỉ bằng đối thoại. Chinh cuộc đấu tranh đó đã dọn chiếc ghế bí thư thành đoàn theo hai niềm tin khác nhau cho ông Võ Văn Thưởng và một đàn anh của ông Thưởng, giờ là chủ tich UBNDTP Nguyễn Thành Phong.



Đối thoại sinh ra cán bộ Võ Văn Thưởng



Đó là cuối những năm 80 thế kỉ trước, trước ảnh hưởng của chính sách công khai và cải tổ của Liên Xô, sinh viên Sài Gòn như sôi nổi với các sinh hoạt chinh trị. Thường vụ thành đoàn lúc bấy giờ đã ban hành chỉ thị 08 "trả đoàn về cho sinh viên", thực chất là để ban chấp hành đoàn trường đại học và trung học chuyên nghiệp chỉ gồm các sinh viên, thông qua ứng cử, có cả cho liên danh ứng cử, để bầu ra những thủ lĩnh thật sự.



Để có chỉ thị này, ban trường hoc thành đoàn do ông Lê Xuân Khuê, một giảng viên môn tiếng Anh, bí thư đoàn trường đại học tổng hợp được điều lên tham gia thường vụ thành doàn, đóng vai trò chủ chốt. Không biết có ai chống lưng, ông Khuê tổ chức một cuộc đối thoại táo bạo nhưng vô cùng sinh động, giữa các cán bộ đoàn là sinh viên và các bí thư đảng ủy các trường đại học, tại số 3 Võ Văn Tần, viện Đại học Sài Gòn cũ. Không nhớ rõ lập luận của các cán bộ đoàn sinh viên thời ấy nhưng có lẽ lần đầu tiên các bí thư đảng ủy các trường giật mình thấy như đám trẻ lam loạn, cả một đám gân cốt "cãi " yêu cầu phải chọn sinh viên làm bí thư chứ không phải là giáo viên hay cán bộ chính trị trong trường.



Trước đó như một thói quen chứ chả có qui định nào của đảng, bí thư đoàn thường được các đảng ủy cơ cấu là đảng viên và thườn là một giảng viên trẻ hoặc cán bộ chinh trị cua trường. Theo giải thích là để bao đảm sự lãnh đạo của đảng.



Hai mặt đối thoại



Tôi tin chắc là chẳng phải trả đoàn về cho chủ nhân chính trị của nó mà sau đó Sài Gòn có lại các cuộc biểu tình của sinh viên.



Ở thời điểm đó, an ninh rất điểm đạm, mực thước, it thấy các hình ảnh sử dụng bạo lực hay các trò chọc phá rẻ tiền như gần đây thấy ở các cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Lãnh đạo TP, lãnh đạo CATP kiên trì thực hiện đối thoại. Tất nhiên người ta cũng tiến hành các biện pháp nghiệp vụ khác, chủ yếu là kèm chặt đối tượng. Không khí có những lúc rất căng thẳng. Sinh viên khi kết lại bằng sợi dây đám đông đã không dừng lại ở mức độ tranh luận, yêu sách, mà gần như đều giải tán mình bằng một chút hân hoan bao lực hoặc bằng sự huyễn hoặc về cái gọi là đám đông khuyết danh.



Có lần ở ký túc xá 135 Trần Hưng Đạo, giám đốc công an TP, bí thư quận 1, bí thư thành đoàn xuống đối thoại với sinh viên. Sinh viên hỏi thẳng bí thư thành đoàn, đoàn ở đâu trong sinh viên? Bí thư thành đoàn trả lời đại ý, đoàn luôn bên cạnh sinh viên. Cả hội trường đối thoại ầm ầm tiếng hô của sinh viên: Ở bên cạnh thì...cút!. Sinh viên lên bục micro dõng dạc: chúng tôi muốn tổ chức đoàn là của chính chúng tôi, chúng tôi không cần đoàn ở bên cạnh. Cả đám đông với khí thể tưởng có thể nghiêng đổ toà nhà 135. Hôm sau cả ký túc xá xôn xao vì nhiều lời kể không hiểu sao công an lai "chộp" được đúng mình mời lên "đối thoại" ( thời đó, thật là chỉ có đối thoại chứ không phải đối "thọi"). Ít lâu sau, ký túc xá 135 Trần Hưng Đạo được cải tổ, không còn trực thuộc bộ Đại học mà giao về trường quản lý. Các ký túc xá chung ở TP cũng vậy, trước không trực thuộc trường, sinh viên ở ký túc xá "quậy" khó bị kỉ luật nhà trường kềm chế, giờ trả về trường kỉ luật "liên thông" ngay.



Thành đoàn trả tổ chức đoàn trong trường học về cho chủ nhân sinh viên của nó, thì người ta cũng lập tức trả sinh viên ký túc xá về cho chủ nhân kỷ luật là nhà trường, "phong trào" tạm lắng..cho đến tận bây giờ. Đến nỗi, ở trường đại học sư phạm ban chấp hành đoàn trường ra hẳn công văn tổ chức cho sinh viên bãi thi kỳ thi hết món môn thi điều kiện tốt nghiệp là chủ nghĩa cộng sản khoa học. Luận bàn trong sinh viên thi sôi nổi như sắp xuống đường. Văn phòng đoàn trường đỏ đèn như trụ sở bộ chỉ huy khởi nghĩa. Mờ sáng đã thấy đông đen người lạ vào trường. Sáng, những tưởng sẽ thưa văng các tốp xe đạp đến trường dự thi. Ai dè thí sinh cứ một đông dần và đầy đủ, chỉ có các lãnh đạo doàn trường gương mẫu bỏ thi, sau đó bị cấm thi tốt nghiệp. Sau này hỏi ra mới biết, có ai đó truyền cho sinh viên năm cuối, rằng bãi thi sẽ bị "treo hồ sơ" khi ra trường, không lấy được hồ sơ để chuyển về địa phương, hoặc về nơi công tác. Các bạn đoàn trường thì phân tích tâm lý quần chúng "năm cuối không còn sợ". Vậy mà quần chúng vẫn sợ vì cuộc đời còn lại của họ còn trong cái hồ sơ ấy.

Tất nhiên ngay sau đó chỉ thị 08 lẳng lặng kết thúc nhiệm vụ. Thường vụ thành đoàn nhiều vị bị kỉ luật. Trưởng ban trường hoc Lê Xuân Khuê được chuyển về văn phòng sở kinh tế đối ngoại. Các đoàn trường lại trở về phương thức cũ, giao chức bí thư đoàn cho cán bộ giảng dạy.



Ở đại học Kinh tế vốn rất sôi nổi đối thoại, bầu cử hiệu trưởng, ông Nguyễn Thành Phong, một giảng viên trẻ, vừa làm phó tiến sĩ, được phân công làm bí thư đoàn trường. Nhưng hoạn lộ của ông bất ngờ đột phá, được điều tham gia lãnh đạo thành đoàn rồi ra TƯ đoàn.



Còn không có truyền thống tin cậy sinh viên của đại học Tổng hợp, đã không có hoạn lộ của ông Võ Văn Thưởng. Đại học Tổng hợp sau này là dại học kHXH&NV vẫn lặng lẽ thực hiện phương án trả tổ chức quần chúng về cho đôi tượng của nó.



Đối thoai và tự do thông tin



Không có ảnh hưởng của Perestroika và Glanoss sẽ không có không khí chính trị đối thoại trong phong trào sinh viên nơi ông Thưởng xuất thân. Khi Gỏbachev thất bại, đối thoại chịu số phận của người linh xướng nó. Chỉ thị 08 của thành đoàn làm hé lộ tương lai chính trị Võ Văn Thưởng, nhưng vì nó, nhiều cán bộ thành đoàn đã chịu thân phần sồi sụp. Đối thoại không dễ là một kết quả đương nhiên trong chinh trị. Nó là một cuộc đấu tranh không đơn giản



Người ta có thể chấp nhận đối thoại như một phương pháp công tác. Còn đối thoại, trong hy vọng update được chế độ, được tiến hành như một phương thức chinh tri, có lẽ phải nhìn lại tấm gương Luật sư Nguyễn Mạnh Tường và nhà lãnh đạo đòi đa nguyên Trần Xuân Bách để hình dung các giải pháp tổ chức mà ông Thưởng và ban bí thư của ông định "cho phép".



Bởi đối thoại thực chất là quá trình trao đổi thông tin. Nhưng chinh quá trình trao đổi thông tin trong thời đại tương tác cũng lại tạo ra thông tin mới. Bởi vậy khuôn khổ nào định dạng một đối thoại chinh trị để ý kiến không bị điều luật hình sự hiện hành qui kết thành phản động, lật đổ, khi đối thoại chính trị không được bao đảm bằng quyền tự do thông tin.



Đối thoại chinh trị xét cho cùng là quyền lợi của đảng.



Trong khi đảm bảo quyền tự do thông tin mới chính là quyền lợi của dân!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét