... Thực ra, với
một quốc gia hơn 90 triệu dân, số nợ 600 tỷ đô la hoàn toàn không phải là con số
đáng lo ngại. Với một nền kinh tế lành mạnh, sức sản xuất được giải phóng thì số
nợ 600 tỷ đô la đó có thể trả được trong vài ba năm. Nhưng nhìn vào nền kinh tế
Việt Nam hiện nay, ai cũng thấy rằng đó là việc làm bất khả thi. Nền kinh tế
nào có thể phát triển được khi một con gà phải cõng 14 loại thuế phí? nền kinh
tế nào hoạt động nổi khi giá xe ô tô gấp 3 lần giá thị trường, khi giá xăng dầu
gấp đôi giá nhập khẩu? một xe tải chạy từ bắc vào nam hết 3-4 triệu đồng tiền
phí đường, chưa kể tiền mãi lộ cho cảnh sát giao thông. Giá quả Thanh Long mua tại vườn của người dân chỉ là 2000 đồng/kg
trong khi người sử dụng phải trả là 30.000 đồng/kg, gấp 15 lần?!? Ai còn có thể
kinh doanh, làm ăn nổi trong nền kinh tế này, và nền kinh tế này tạo ra của cải
vật chất bằng cách nào?
Như vậy, sự cạn
kiệt nguồn lực trong khi vẫn phải duy trì một bộ máy khổng lồ bám vào ngân sách
(ước tính 30-35 triệu người bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước) chính là gốc rễ
cho sự sụp đổ không thể tránh khỏi của chế độ cộng sản Việt Nam. Những diễn biến
gần đây cho thấy dấu hiệu của một sự tan rã, sụp đổ đến rất gần của chế độ toàn
trị. Chúng ta cùng xem xét trên các phương diện.
I/ Giới hạn cuối
cùng trong các quan hệ đối ngoại
1/ Mặt thật của
chế độ đã được phơi bày trên trường quốc tế. Trong những năm đầu đổi mới, thiết
lập các mối bang giao với các quốc gia dân chủ trên thế giới, Việt Nam nổi lên
như một quốc gia muốn thay đổi và hội nhập với thế giới. Các quốc gia phương
tây đã nồng nhiệt và hồ hởi đón nhận Việt Nam. Không phải họ không biết, cũng
như không được cảnh báo về những thủ đoạn của Việt Nam. Tuy nhiên, có hai lý do
mà các quốc gia phương tây vẫn chào đón và giúp đỡ nhiệt tình cho Việt Nam. Thứ
nhất, là các quốc gia nhân bản, họ hi vọng khi Việt Nam hội nhập sẽ tiếp thu được
những cái hay, cái đẹp và nhân bản của các quốc gia dân chủ, từ đó có thể tự sửa
đổi để học hỏi và hòa nhập vào trào lưu tiến bộ của nhân loại. Thứ hai, là một
thực thể kinh tế, họ cũng muốn thiết lập để quan hệ làm ăn với Việt Nam. Nhưng
cả hai lý do này, cuối cùng các quốc gia quan hệ với Việt Nam đã hoàn toàn vỡ mộng.
Đối với mong muốn thứ nhất, các quốc gia tiến bộ đã bỏ qua và nhân nhượng rất
nhiều với Việt Nam. Bởi vì Việt Nam đã ký kết các công ước quốc tế về quyền con
người, đã nhận các khoản viện trợ để triển khai các kế hoạch bảo đảm và bảo vệ
quyền con người. Nhưng họ đã không ngờ được, tiền thì mất mà sự đàn áp người
dân Việt Nam ngày càng gia tăng. Đã có rất nhiều sự góp ý, sự kiên nhẫn của các
quốc gia đối với Việt Nam nhưng tất cả đều đổ sông, đổ biển. Việt Nam ngày càng
thể hiện là một quốc gia độc tài toàn trị và không hề có ý định cũng như khả
năng để thay đổi. Các báo cáo nhân quyền của các quốc gia dân chủ gần đây nhất
đã và đang chỉ đích danh Việt Nam là những điển hình về đàn áp nhân quyền trên
thế giới. Gần đây có hai vụ việc nghiêm trọng càng thể hiện bộ mặt lưu manh,
côn đồ của nhà cầm quyền Việt Nam. Vụ tước đoạt tài sản của doanh nhân Trịnh
Vĩnh Bình (người Việt ở Hà Lan). Ông này đang kiện chính phủ Việt Nam, khả năng
thắng kiện rất cao, và Việt Nam có thể mất 1-1,25 tỷ đô la bồi thường cho ông
Trịnh Vĩnh Bình. Vụ thứ hai là vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, một quan chức
nghi tham nhũng đang lẩn trốn ở Đức để xin quy chế tỵ nạn. Việc bắt cóc người
ngay giữa nước Đức đang gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng
trong quan hệ giữa Việt Nam và Đức, cũng như châu Âu. Những hi vọng về việc Việt
Nam có thể tự thay đổi để đi theo trào lưu tiên bộ của nhân loại đã cạn kiệt
trong con mắt của các quốc gia dân chủ, tiến bộ.
Về vấn đề làm
ăn kinh tế với Việt Nam, sự thực các quốc gia cũng đã vỡ mộng. Chỉ có một số rất
ít các công ty, hoặc các quốc gia có các công ty làm ăn được ở Việt Nam. Lý do
là, các công ty lớn làm ăn bài bản, thường có sự đầu tư dài hạn, số vốn lớn với
hoạt động lâu năm mới thu hồi vốn và làm ăn có lãi. Khi vào Việt Nam, họ phải
chi rất nhiều những khoản hối lộ, đút lót để được đầu tư. Quá trình hoạt động,
họ gặp phải môi trường vô pháp luật, bát nháo và rất thiếu chuyên nghiệp. Không
những vậy, càng đầu tư lâu dài, người ta nhận thấy người dân càng có xu hướng
nghèo đi, ngoại trừ một tỷ lệ nhỏ dân số là quan chức và giới kinh doanh bất
chính là có tiền. Thị trường teo tóp hoàn toàn đi ngược lại những kỳ vọng và
tính toán ban đầu của họ. Chính vì vậy, xu hướng gần đây, các ngân hàng nước
ngoài đã rút hết khỏi Việt Nam, làm tiêu tan cả lý do kết nối thị trường Việt
Nam với thế giới.
2/ Giới hạn cuối cùng trong lựa chọn đồng
minh. Đối với sức ép về vấn đề nhân quyền, thậm chí quan hệ kinh tế, nhà cầm
quyền Việt Nam có nhiều kinh nghiệm để đối phó. Mặc dù đang ở thế khó khăn
trong các mối quan hệ, nhưng họ không quá lo lắng vấn đề này. Tuy nhiên, quan hệ
quốc tế trong mấy năm gần đây đang hình thành những cục diện chính trị mới, rất
phức tạp. Nước Mỹ sau một thời gian dài thể hiện sự nhún nhường quá mức trong
quan hệ quốc tế, nay đã và đang lấy lại sức mạnh và vị thế siêu cường bằng một
tổng thống mới được bầu của đảng Cộng Hòa, tổng thống Donal Trump. Việc tìm lại
vị thế siêu cường duy nhất của Mỹ chắc chắn sẽ đụng chạm tới quyền lợi của
Trung Quốc, một quốc gia tranh thủ sự mềm yếu của Mỹ giai đoạn trước để bành
trướng khắp thế giới. Sự bành trướng của Trung Quốc đã có những dấu hiệu vi phạm
luật pháp quốc tế, cụ thể là đường lưỡi bò trên biển Thái Bình Dương. Không những
vậy, Trung Quốc còn là đồng minh thân cận của Bắc Triều Tiên, một quốc gia đang
sở hữu trái phép vũ khí hạt nhân nhưng lại luôn thách thức thế giới. Kết hợp
các yếu tố lại, đang có một xu thế hình thành các liên minh trong việc khẳng định
sức mạnh và vị thế giữa Trung Quốc và Mỹ. Việt Nam một lần nữa lại bị kẹt giữa
hai sức mạnh nhiều khả năng đối đầu trên thế giới...
(còn nữa)
Hà Nội, ngày 25/8/2017
N.V.B
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét