Thứ Năm, 23 tháng 11, 2017

Quan hệ Việt Đức đang ra sao.?


Trong hội nghị APEC tổ chức tại Đà Nẵng, Việt Nam vừa qua, Nhiều hình ảnh đón tiếp nguyên thủ nước ngoài của các nhà lãnh đạo Việt Nam đã để lại cho dư luận nhiều dấu hỏi về cách ứng xử, giao tiếp của nguyên thủ Việt Nam.

 Tâm điểm là các ứng xử của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Ở chuyến đi đến G20 tại Đức. Báo chí Việt Nam đưa tin Phúc đến Đức dự G20 lần này theo lời mời của bà thủ tướng Merkel. Bài báo của Việt Nam nói rõ như sau.

Vào lúc 7 giờ sáng nay (giờ địa phương, tức 12 giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao VN đã hạ cánh xuống sân bay Frankfurt, bắt đầu chuyến thăm Cộng hòa liên bang Đức và dự hội nghị thượng đỉnh G20 tại TP Hamburg, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức Angela Merkel.

Chuyến đi của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân thăm Cộng hòa Liên bang Đức, tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 nhằm tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, củng cố và tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược với Đức.

Hết trích.

https://thanhnien.vn/thoi-su/thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-toi-duc-va-du-hoi-nghi-thuong-dinh-g20-852361.html

Ai cũng thấy chính Việt Nam nói lý do Việt Nam được mời dự hội nghị G20 với tư cách là chủ nhà hội nghị Apec.

Thế nhưng  khi Việt Nam tổ chức hội nghị Apec không có nguyên thủ nước Đức đến dự, phía Việt Nam giải thích lý do rằng nước Đức không phải là thành viên Apec nên không có mặt.

Câu hỏi đặt ra là có phải không phải thành viên Apec thì không đến dự hội nghị Apec không.?

Không phải, dù không phải là thành viên Apec cũng được mời dự Apec tại Việt Nam và được đón tiếp long trọng như nguyên thủ các nước Lào, Cam.

Như vậy việc Đức không đến Việt Nam dự hội nghị Apec có hai lý do, lý do thứ nhất là Việt Nam không mời, lý do thứ hai là mời nhưng Đức không đến. Giải thích không phải vì không là thành viên Apec mà Đức không đến, đây là một giải thích nguỵ biện hoàn toàn. Vì nhiều nước khác không phải thành viên Apec cũng đã đến Việt Nam tham dự hội nghị này.

 Ở mệnh đề thứ nhất là Việt Nam không mời Đức đến dự Apec tại Đà Nẵng. Nếu thế đây là một thất lễ trong ngoại giao rất lớn, nước Đức đã mời thủ tướng Phúc đến Đức dự G20 vì lý do là nước chủ nhà Apec, vậy mà Việt Nam thiện chí không đáp lễ lời mời này bằng việc mời Đức đến dự hội nghị Apec tại Việt Nam, trong khi Việt Nam mời các nước khác không phải nằm trong khối Apec đến dự. ?

Ở mệnh đề thứ hai, Việt Nam có mời nhưng Đức không đến dự vì khủng hoảng vụ xâm phạm an ninh chủ quyền Đức vì bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin.

Như vậy dù ở mệnh đề một hay mệnh đề hai thì trên phương diện ngoại giao với Châu Âu, Việt Nam đã có những thất bại đáng kể.

Cũng trong chuyến đi của Nguyễn Xuân Phúc đến Đức dự G20, báo chí Việt Nam nhấn mạnh một chi tiết rằng nhằm củng cố đối tác chiến lược với Đức.

Chuyến đi của Phúc đến Đức được báo chí Việt Nam mô tả là thành công, Phúc đã được thủ tướng Đức đón tiếp trọng thị và hai bên hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp.

Thế nhưng hai tuần sau, Việt Nam cho mật vụ tổ chức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Nước Đức tuyên bố đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược và trục xuất một số nhà ngoại giao Việt Nam về nước, cũng như bắt giữ một công dân Việt Nam tên là Nguyễn Hải Long đang sống tại châu Âu để điều tra về vụ bắt cóc, sa thải một người Việt làm trong bộ máy hành chính của Đức là Hồ Ngọc Thắng vì có đưa những thông tin liên quan đến Trịnh Xuân Thanh.

 Hiện nay tình trạng của Nguyễn Hải Long đang bị Đức giam giữ không được chính phủ Việt Nam quan tâm, mặc dù đối tượng này bị cáo buộc liên quan đến vụ bắt cóc người do chính phủ Việt Nam tổ chức. Có thể hiểu rằng vụ việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và quan hệ ngoại giao Việt Nam rạn nứt không thể hàn gắn được. Nếu quan hệ ngoại giao hai bên không có gì trắc trở, điều đầu tiên là vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh phải được giải quyết êm ả giữa hai bên. Nếu thế điều đầu tiên đương nhiên là Nguyễn Hải Long phải được thả tự do. Chừng nào Nguyễn Hải Long chưa được tự do mà còn bị giam giữ vì tội đồng loã với chính phủ Việt Nam bắc cóc người, thì vụ việc này vẫn còn chưa kết thúc.

 Đức đã ta tuyên bố đình chỉ miễn thị thực nhập cảnh cho cán bộ ngoại giao Việt Nam,  tuyên bố này có hiệu lực trước thềm khai mạc hội nghị Apec tại Việt Nam một ngày.

Quan hệ Việt Đức từ khi bắt Trịnh Xuân Thanh chỉ có cuộc gặp hai bên ở tại hội nghị biến đổi khí hậu tại Cần Thơ, tranh thủ hội nghị này Việt Nam đã phải dùng đến cấp phó thủ tướng Vương Đình Huệ để  tiếp xúc với bí thư sứ quán Đức bà Luisa Bergfeld bàn chuyện quan hệ hai nước, nhưng bà bí thư sứ quán Đức chỉ cam kết goi gọn một số chương trình hỗ trợ kỹ thuật đang làm dang dở.

 Nước Đức là đầu tầu của liên minh Châu Âu, hiệp định ký kết đi lại tự do của các nước trong khối EU có tên Schengen đã bị Việt Nam lợi dụng để bắt cóc Trinh Xuân Thanh từ Đức đưa sang Tiệp. Việc làm này của Việt Nam không chỉ xâm phạm đến Đức mà còn khiến khối EU cảm thấy bị xúc phạm vì bị Việt Nam lợi dụng sự tự do đi lại giữa các nước để thực hiện hành vi phạm tội.

 Trên trang website của đại sứ quán Việt Nam tại Đức phần quan hệ Việt Đức được mô tả cấp tập những hoạt động từ trước chuyến đi của Nguyễn Xuân Phúc, nhưng đến sau ngày 14 tháng 7 năm 2017 không còn thấy bản tin hoạt động nào của đại sứ quán Việt Nam tại Đức với chính phủ Đức. Các hoạt động bỗng dưng như bị ngắt nguồn điện không còn dấu hiệu của sự sống.

Trong dịp đại sứ Đức tại Việt Nam tổ chức tiệc mừng ngày thống nhất nước Đức vào tháng 10 năm 2017 vừa qua, có ông Huỳnh Cách Mạng phó chủ tịch uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đến dự, ông tổng lãnh sự Đức Andreas Siegel nhắc lại vụ việc Trịnh Xuân Thanh và đề nghị Việt Nam tôn trọng các tiêu chuẩn quốc tế về pháp quyền, cần có biện pháp khắc phục và sửa chữa.

http://www.vietnam.diplo.de/Vertretung/vietnam/vi/00-startseite/00_20Artikel_20Startseite/171010_20TDE-GK-2017.html

 Những quan hệ của Việt Nam với Đức kể từ khi Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đến giờ , Đức chỉ đưa ra bí thư sứ quán, tổng lãnh sự để gặp các quan chức Việt Nam từ phó thủ tướng đến phó chủ tịch thành phố. Ngoại trừ lúc nghi lễ mừng quốc khánh Việt Nam vì tính chất xã giao ông tổng thống Đức  gửi điện chúc mừng tới ông Trần Đại Quang.

 Qua những lời tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Đức sau vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trước sau nhất quán rõ ràng Việt Nam phải có câu trả lời về vụ việc này trên phương diện tôn trọng luật pháp quốc tế. Phía Việt Nam đã né tránh và đáp lại bằng việc kể lể những quan hệ tốt đẹp trước kia.  Cách xử lý của Việt Nam hoàn toàn không đi vào trọng tâm mà người Đức đặt yêu cầu.

Vì vậy quan hệ Việt Đức sẽ còn đóng băng dài dài, những người chịu trách nhiệm về việc quan hệ Việt Đức sứt mẻ này là tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Nhưng cả hai đều đang ở đỉnh cao quyền lực tại Việt Nam, họ không thể nhượng bộ  với lý do làm thế uy tín và quyền lực cá nhân của họ bị sứt mẻ.


Ở những nước độc tài, quyền lợi của đất nước trong những trường hợp như thế này thường không bằng lợi ích của những cá nhân lãnh đạo đất nước ấy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét