Phiên
tòa tại Hà Nội ngày 19/01/1960, xử vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Từ trái sang
phải: Nguyễn Hữu Đang, Trần Thiếu Bảo, Thuỵ An, Phan Tại và Lê Nguyên
Chí. Ảnh: Flickr
Nhiều bạn trẻ nghe nói NHÂN VĂN
GIAI PHẨM (NVGP), mà chưa có điều kiện hiểu rõ nó là cái gì. NVGP là một nỗi
đau của các trí thức và văn nghệ sĩ cách nay đã trên 60 năm, là một vết đen
trong việc đàn áp tư tưởng của nền chuyên chính vô sản.
Tôi xin viết 1 bài ngắn giúp các
bạn tìm hiểu qua về nó. NHÂN VĂN là tên một tờ báo tư nhân do một số văn nghệ
sĩ, trí thức lập ra vào giữa năm 1956, phát hành được 5 số thì bị cấm. GIAI PHẨM
(GP) là tên tạp chi, có GP mùa xuân, GP mùa Thu, GP mùa Đông, phát hành từ
tháng 1 đến tháng 12 năm 1956, mỗi GP có vài số. Trước đây ghép vào Nhân văn,
Giai phẩm còn có thêm ĐẤT MỚI, nhưng dần dần Đất Mới bị bỏ qua. Đất Mới là tên
một tạp chí của sinh viên vào cuối năm 1956, chỉ ra được 1 số. NVGP là một
phong trào của văn nghệ sĩ và trí thức, nói lên nguyện vọng được tự do sáng
tác, tự do thể hiện tình cảm con người, tự do tư tưởng và ngôn luận.
Những người đề xướng và có vai
trò hàng đầu như là: Nguyễn Hữu Đang, Phan Khôi, Trương Tửu, Đào Duy Anh, Nguyễn
Mạnh Tường, Trần Đức Thảo,Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán, Phùng Cung, Hữu Loan,
Nguyễn Bính, Quang Dũng, Văn Cao, Xuân Sách, Thụy An….Hai người bị kết án nặng
nhất là ông Nguyễn Hữu Đang và bà Thụy An (xử án tháng 10/ 1960, kết án 15 năm
tù).
Trước 1956, theo đường lối cách mạng,
mọi sáng tác và hoạt động văn hóa văn nghệ đều phải chịu sự lãnh đạo của Đảng.
Thực chất sự lãnh đạo này là bắt buộc các văn nghệ sĩ phải nghe theo, làm theo
các chỉ thị, chịu sự kiểm soát độc đoán của các đảng viên phụ trách, trên cùng
là Trường Chinh và Tố Hữu, dưới là các cán bộ tuyên giáo các cấp. Trong tác phẩm
của ai đó, là văn thơ, nhạc họa hay lý luận phê bình nếu bị phát hiện dù chỉ một
câu, một ý, một chi tiết nhỏ bị cho là vi phạm lập trường giai cấp vô sản, bị
cho là sai với tính đảng thì không những tác phẩm mà tác giả xem như đã bị nhận
xuống bùn đen vạn kiếp. Màu tím hoa sim với Hữu Loan, Tây tiến với Quang Dũng
là các dẫn chứng. Tình trạng đó làm ngột ngạt một số trí thức và văn nghệ sĩ,
nhưng vì còn chiến tranh chống Pháp nên nhiều người tạm chấp nhận, tam chịu đựng.
Năm 1956, ở Liên xô có việc Khơ
rút sốp, Tổng bí thư Đảng CS kêu gọi chung sống hòa bình, mở rộng tự do dân chủ,
đặc biệt là chống sùng bái cá nhân lãnh tụ, Trung quốc có phong trào Trăm hoa
đua nở, trăm nhà đua tiếng, Việt Nam phát hiện sai lầm cải cách ruộng đất, Đảng
Lao động kêu gọi mở rộng dân chủ. Một số trí thức và văn nghệ sĩ tưởng thời cơ
đã đến để vận động cho dân chủ hóa và tự do sáng tác nên mới tập hợp nhau để hoạt
động. Đầu tiên là một số văn nghệ sĩ trong quân đội viết kiến nghi, xin được tự
do sáng tác, được để cho văn nghệ lãnh đạo văn nghệ. Kiến nghị không được chấp
nhận. Viết bài thì báo nhà nước không đăng. Đã vậy thì vận động lập tờ báo tư
nhân, lấy tên là Nhân Văn. Một số người có tên kể trên đã có nhiều kiến thức và
kinh nghiệm trong việc làm báo tư nhân từ trước năm 1945, đặc biệt là Phan
Khôi, một trí thức có tinh thần phản biện mạnh mẽ, đã lão luyện trong nghề báo.
Hồi đó ở Hà Nội vẫn có một vài tờ báo tư nhân được tiếp tục hoạt động, mạnh nhất
là nhật báo Thời Mới (sau sáp nhập với Báo Hà Nội thành tờ Hà Nội Mới). Trong
thời gian ở Hà Nội chuẩn bị thi đại học tôi đã chứng kiến cảnh mọi người chờ đợi,
hào hứng tiếp nhận báo Nhân Văn.
Ngày 9 tháng 12 năm 1956 Hồ Chí
Minh ký sắc lệnh bãi bỏ quyền tự do báo chí. Ngày 15 tháng 12/ 1956, lệnh đóng
cửa báo Nhân Văn (đang in số 6). Tờ báo bị cấm trong sự tiếc nuối của nhiều độc
giả.
NVGP bị quy kết phạm vào các tội
sau: 1- Không tin vào Chủ nghĩa cộng sản. 2-Phản đối chuyên chính vô sản, đòi
dân chủ. 3-Chống sùng bái cá nhân. 4-Không tin vào tinh thần quốc tế vô sản, chống
rập khuôn theo Liên xô, đề cao dân tộc. 5-Chống sai lầm cải cách ruộng đất. 6-
Đòi văn nghệ sĩ được tự do sáng tác.
Sau khi NVGP bị cấm, bắt đầu một
đợt học tập và phê phán trong hàng ngũ văn nghệ sĩ, trí thức và sinh viên.
Tháng 2 năm 1957 Trường Chinh kêu gọi đập nát bọn NVGP. Tố Hữu là người trực tiếp
chỉ đạo cuộc đấu tranh. Đây là một dịp tốt để cho một vài trí thức và văn nghệ sĩ
tỏ lòng trung thành với Đảng. Họ có 3 loại cơ bản. Loại 1, hăng hái nhất, thường
là những người tài năng có hạn, muốn tỏ ra tuyệt đối trung thành để được tiến
thân. Loại 2, tuy có tài năng nhưng từ trước đến lúc đó chưa được Đảng tin yêu
thật sự nên cố tỏ ra có lập trường giai cấp và tự giác theo Đảng, hy vọng được
tin cậy hơn. Loại 3, tuy trong lòng thấy được chính nghĩa của NVGP, nhưng vì sợ
uy quyền, vì lo cho miếng cơm manh áo mà phải phụ họa theo.
Những người của NVGP phẩm bị tù
đáy, bị đàn áp, bị tước bỏ nhiều quyền của con người, quyền của công dân, ít nhất
họ cũng bị cách chức, bị quản thúc, bị hạn chế về nhiều mặt và phải sống một
quãng đời quá cơ cực. Đại đa số họ đều có nhân cách cao thượng, được những người
tử tế tôn trọng. Từ sau 1986 một số người được phục hồi một cách lặng lẽ bằng
việc được nhắc đến tên, các sáng tác được ghi tên thật. Những Phùng Quán, Hoàng
Cầm, Trần Dần, Quang Dũng, Hữu Loan, Văn Cao v.v… lại được quần chúng yêu mến
và tôn vinh. Nguyễn Hữu Đang và Thụy An mãn hạn tù. Thế nhưng Đảng và Chính quyền
không có một lời chính thức nào minh oan cho họ. Phan Khôi chết trong tủi nhục
năm 1959, gần đây được một số nhà nghiên cứu đề cao, tôn vinh là nhà văn hóa lớn.
Nguyễn Hữu Đang ốm chết năm 2007 trong vòng tay bè bạn. Thụy An được đón ra khỏi
tù như một bà hoàng.
Vào cuối đời, lúc sắp chết Tố Hữu
có tỏ ra ân hận, nhưng cũng không dám công khai nhận lỗi lầm, mà chỉ tâm sự
riêng với một vài người thân tín. Phùng Quán, gọi Tố Hữu là cậu ruột, kể chuyện
sau: khi cậu đã nghỉ hưu Quán mới dám đến thăm, ra về được nghe tâm sự rằng
cháu đã dại mà cậu cũng quá dại. Cậu còn đọc cho Quán nghe bài thơ vừa sáng
tác.
Có anh bộ đội mua đồng hồ.
Thật giả không tường anh cứ lo
Mới hỏi cô bán hàng, cô tủm tỉm
Giả mà như thật, khó chi mô
Tên bài thơ, có thể đặt là “Anh bộ
đội bị lừa”. Anh bộ đội và cả tác giả đều đã bị lừa. Một đời làm cách mạng, cuối
cùng tỉnh ngộ ra “Giả mà như thật”. Đó là kết quả của tuyên truyền lừa dối. Đó
là bi kịch của cuộc đời.
Vào cuối đời, nhiều người trước
đây tích cực trong việc đánh NVGP cũng tỏ ra hối hận (như Nguyễn Đình Thi,
Chính Hữu chẳng hạn). Cũng có một vài người không có sự hối hận thật sự, những
sai sót trong các sách và bài viết của họ bị một số hậu thế vạch ra và phê bình
nghiêm túc (như Nguyễn Lân, Phạm Huy Thông chẳng hạn).
Nhân Văn Giai Phẩm nên được viết
vào lịch sử để nhắc nhở hậu thế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét