Ca khúc lâu đời bị “bạt tay”
Tiến
Quân ca được Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã “cập nhật, bổ sung” danh sách
324 bài hát được phổ biến rộng rãi, trong đó phần lớn là các ca khúc
nhạc đỏ rất quen thuộc với công chúng.Ca
khúc có từ năm 1944 – là Quốc ca của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vào năm
1946, là Quốc Ca của CHXHCN Việt Nam năm 1975. Nhưng gần đây nó mới được
cho phép “phổ biến rộng rãi”.
Nghĩa
là dù được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam công nhận, dù được ghi trang
trọng vào Hiến Pháp là Quốc Ca, thì số phận của bài hát này cũng chỉ là
mới được… cập nhật, bổ sung.
Đó là câu chuyện bi hài? Không – đó là câu chuyện rất đúng quy trình tại một nhà nước XHCN chất phác, ngây thơ như Việt Nam.
Việt
Nam nói và làm? Giờ đây dưới mái hiên nhà XHCN, Việt Nam nói một đàng,
làm một nẻo. Là trạng thái mất nhận thức về nhiều mặt trong đội ngũ công
chức của bộ máy chính trị - nhà nước.
Chính
vì vậy, cái tưởng chừng như đơn giản và thuần túy như Quốc Ca, giờ đây
lại trở thành câu chuyện đầu đường của không ít người.
Quốc
Hội nước CHXHCN Việt Nam đã bị hạ nhục một cách công khai chỉ với cụm
từ “cập nhật, bổ sung”. Hàng triệu người từng hát Quốc ca cũng bị “đưa
tay chạm má” với quyết định này của Cục Nghệ thuật Biểu diễn. Và quan
trọng hơn, cái Hiến Pháp nhà nước – văn bản luật tối cao của 1 chính
thể, quốc gia đã bị tầm thường hóa thành một văn bản… giấy lộn.
Nhân quyền ghi nhận Hiến pháp đầy… sáo rỗng
Câu
chuyện Quốc ca cũng là câu chuyện cách ứng xử Nhân quyền của Việt Nam.
Một thứ Nhân quyền lý thuyết, sáo rỗng và đầy tính chất giả tạo.
Nhà
nước đã ghi nhận gần như đầy đủ các quyền cơ bản vào Hiến Pháp, và cũng
gần như từng ấy quyền chưa hoặc thực thi không đúng bản chất của nó. Vì
thế, cứ vào năm mới, chính quyền Việt Nam lại bắt đầu ca vang bài ca
“bắt-thả” những người dám phê phán Chính phủ, cáo buộc họ có động cơ
chính trị như “tuyên truyền chống Nhà nước”.
Đàn
áp tiếng nói hay quyền tự do dân luận một cách công khai, và tất nhiên
là hoàn toàn “tùy tiện” theo cách của nhà nước. Trở thành một món quà
chuộc để có thể tiến tới một sự “vay mượn” từ lợi ích bên ngoài cho thể
chế.
Tác
giả Thiền Lâm trong nội dung bài trên Việt Nam Thời Báo phải thừa nhận
rằng, “bầu không khí cải thiện nhân quyền không hé lộ một chút gì đỡ u
tối” hơn.
Hàng
loạt vụ bắt giữ những nhà báo, blogger, nhà hoạt động Nhân quyền tiếp
tục diễn ra trong năm nay, để làm gì? Có phải đó là cách mà nhà nước
dùng số lượng đó để “thương lượng” với một đối tác thương mại ưa thích
là Mỹ? Là quốc gia có thể hỗ trợ chính thể Việt Nam bớt sụt bại trong
cuộc chơi kinh tế? Và đó sẽ lại là một chủ đề rất quen mang tính “đổi
chác” tại Đối thoại nhân quyền Mỹ - Việt kỳ 21?
Chỉ
biết rằng, Nhà nước đã sử dụng thành thạo và có phần tinh vi với cuộc
chơi nhân quyền. Nhà nước tạo điều kiện tốt nhất cho quyền LGBT phát
triển để tạo điểm son, và bắt nhà đấu tranh nhân quyền về chính trị -
kinh tế - văn hóa – giáo dục để trao đổi lợi ích. Đó là cuộc chơi 2 mặt
đầy thô bỉ, hèn hạ và có phần mang tính bất nhân mà nhà cầm quyền –
những nhóm người đứng lên trên Hiến Pháp để thực hiện nó.
Kết
Quốc
Ca rồi sẽ qua, nhà thơ, hoạ sĩ Văn Thao - con trai cố nhạc sĩ Văn Cao
cho biết “gia đình không quan tâm việc ca khúc Tiến quân ca vừa được
thông báo phổ biến bởi lâu nay nó đã ở trong lòng nhân dân Việt Nam.”
Nhưng
câu chuyện Nhân quyền, dù cùng một cách bị ứng xử nhưng nó cần phải
được quan tâm, thậm chí phải là sự “quan tâm thái quá”. Phải làm sao mỗi
một người đấu tranh bị bắt thì người dân phải biết và họ phải đau. Họ
phải nói lên, hành động để đứng bên cạnh những nhà đấu tranh nhân quyền,
nếu không, thì những nhà đấu tranh sẽ mãi là một con tốt thí của nhân
quyền, là ngôi sao đơn lẻ trong một xã hội mà họ muốn nó tốt lên.
Về
phía nhà nước, khi “lòng dân” chưa chú tâm, thì Nhà nước vẫn thoải mái
sử dụng luật pháp mù mờ để hành xử, thậm chí, ở mức nào đó có thể dùng
“đặc công” để chống lại nhân quyền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét