Thứ Ba, 24 tháng 7, 2018

4056 - Việt Nam phải hành động nhanh để tránh bị Trump làm ảnh hưởng

Phương Tho lưc dch

Nguồn: Nikkei

Bất kỳ ai muốn tìm kiếm tia hi vọng trong thời điểm kinh tế toàn cầu ảm đạm này thì nên quay sang Việt Nam.

Quốc gia Đông Nam Á này tự hào là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, dân số đông và lạc quan cùng với ổn định chính trị. Các khoản đầu tư lớn của các công ty đa quốc gia từ Samsung Electronics đến Nestle đang biến Việt Nam thành một nhà máy sản xuất và nâng cao mức sống. Vào tháng Năm, Fitch Ratings đã nâng bậc xếp hạng đầu tư đưa Việt nam lên hạng BB. Tuy nhiên, tất cả các động lực tiến phía trước trên toàn thế giới lại không phù hợp với cuộc chiến tranh thương mại suy yếu của Donald Trump.

Có thể nền kinh tế châu Á nhỏ bé, mở và xuất khẩu có thể sống sót sau cuộc tấn công thương mại toàn cầu của tổng thống Mỹ và những cuộc trả đũa từ Trung Quốc? Thêm vào đó là chu kỳ thắt chặt tiền tệ của Cục dự trữ liên bang Mỹ và các nhà đầu tư có mọi lý do để nghi ngờ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội 6,8% của Hà Nội trong quý II có thể chứng minh sự thoáng qua.

Khu sản xuất giày thể thao giáp Hà Nội. Ảnh: Reuters
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gần đây đã ra lệnh cho các bộ tăng cường giám sát thị trường và kế hoạch để giảm thiểu bất kỳ những tác dụng tiêu cực. Tuy nhiên, không phải chỉ thuế suất của Trump là mối đe dọa rõ ràng nhất đối với sự ổn định kinh tế và xã hội ở quốc gia có nền kinh tế lớn thứ sáu Đông Nam Á. Hai mối đe doạ khác: cơn giận đối với việc lấn chiếm của Trung Quốc và việc đàn áp không gian mạng gay gắt.

Các khoản trưng thu của Trump đưa ra vô cùng bất lợi cho nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của ông Phúc. Trong khi các tiêu chuẩn toàn cầu phải ganh tỵ, tốc độ quý hai của Việt Nam đã đánh dấu một mức giảm đáng chú ý từ 7,5% trong ba tháng trước đó. Đằng sau sự suy thoái là giảm đầu tư nhà nước và sự dịch chuyển trong sản lượng khai thác mỏ. Quỹ đạo của khu vực xuất khẩu các ngành quan trọng hiện đang rất đáng nghi ngờ.

Các lô hàng nước ngoài tăng 16% so với một năm trước đó giữa tháng Giêng và tháng Sáu. Sự suy giảm lớn có thể sẽ xảy ra khi mức tăng của Trump đối với thép và nhôm - ở mức lần lượt 25% và 10% - làm tăng chi phí nguyên liệu và tác động vào các đối tác thương mại. Giống như hầu hết các quốc gia châu Á khác, Việt Nam dựa vào Trung Quốc – mục tiêu chính của Trump – là thị trường xuất khẩu số một.

Hàn Quốc, thị trường xuất khẩu quan trọng thứ hai của Việt Nam, cũng đang gặp nguy cơ. Trong quý tư, sự tăng trưởng giảm đi lần đầu tiên trong chín năm. Gần đây, tăng trưởng xuất khẩu đã dừng lại vào tháng 6, giảm 0,1% sau khi tăng 13,2% trong tháng Năm. Các cơn gió ngược tràn vào Hàn Quốc là một vấn đề vì một lý do khác: Hàn Quốc là nhà đầu tư dài hạn lớn nhất của Việt Nam.

Samsung, LG Electronics và các công ty khổng lồ khác của Hàn Quốc đang đổ hàng chục tỷ đô la vào Việt Nam để tránh khỏi chi phí lao động tăng cao của Trung Quốc. Riêng Samsung đã đầu tư hơn 17 tỷ đô la ở 8 nhà máy phần lớn sản xuất điện thoại thông minh. Trong năm 2017, Samsung đã xuất khẩu khoảng 54 tỷ USD hàng hóa từ Việt Nam, tương đương 28% tổng sản phẩm quốc nội. Khi chiến tranh thương mại của Washington chạm tới Hàn Quốc và sự tăng trưởng hàng đầu của Seoul, dòng vốn đầu tư mà Hà Nội dựa vào có thể trở nên khan hiếm.

Có thể lập luận rằng thuế quan của Trump có thể có lợi cho Việt Nam theo cách phản trực giác. Ngay cả trước khi Washington công bố mức thuế, các nhà điều hành châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tìm kiếm một kế hoạch B khi chi phí của Trung Quốc tăng lên. Sự bất ổn và biến động vốn gây khó khăn cho triển vọng của Trung Quốc có thể đẩy nhanh việc dời các cơ sở sản xuất từ Trung Quốc vào các quốc gia Đông Nam Á ổn định hơn và nhiều khi môi trường chi phí cạnh tranh hơn.

Vì vậy việc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với chính phủ của ông Phúc là thúc đẩy cải cách thể chế: tăng cường các định chế tài chính; thay thế các doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả bằng khu vực doanh nghiệp tư nhân sôi động; hạn chế các hoạt động tài chính ngầm; tự do hóa tài khoản vốn; tăng tính minh bạch; và giảm tham nhũng. Điều đó cũng có nghĩa là đầu tư nhiều hơn vào vốn nhân lực để xây dựng sự bùng nổ khởi nghiệp mới của Việt Nam.

Khoảng 25% trong tổng số 92 triệu người Việt Nam dưới 15 tuổi. Điều này tạo ra tinh thần kinh doanh trên khắp cả nước. Đó là điều rất quan trọng để tăng tốc độ tăng thu nhập. Tăng trưởng GDP bình quân 6,3% trong 12 năm qua đã nâng thu nhập bình quân đầu người hàng năm lên 2.385 đô la - tăng hơn sáu lần so với năm 2000.

Việt Nam vẫn thua xa mức 9.000 USD của Trung Quốc. Chúng tôi cũng không biết được liệu Việt Nam có thể thoát bẫy thu nhập trung bình vốn thường gây khó khăn cho các quốc gia có mức thu nhập gần 10.000 đô la hay không. Để duy trì những lợi ích đó và giảm sự bất bình đẳng, chính phủ ông Phúc phải thay đổi động lực cơ bản của tăng trưởng. Một mục tiêu rõ ràng: giảm sự phụ thuộc vào việc nới lỏng tiền tệ. Tỷ lệ lạm phát 4.7% ngày nay, tương ứng với mức 4% được các nhà hoạch định chính sách Hà Nội ưa thích, giới hạn các lựa chọn nới lỏng. Bất kỳ động thái nào nhằm cắt giảm lãi suất tái cấp vốn 6,25% sẽ làm tăng rủi ro hiện đang quá nóng bỏng.

Nâng cấp kinh tế, và dựa nhiều hơn vào các tinh chỉnh tài chính, sẽ tạo ra tăng trưởng hữu cơ và cân bằng hơn. Việt Nam cũng thường xuyên thay đổi từ cực kỳ lạc quan đến bi quan cực đoan, và ngược lại. Câu chuyện hôm nay, tất nhiên, là sự bi quan cực đoan khi Việt nam vượt qua tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc. Tuy nhiên, rủi ro là chiến tranh thương mại của Trump đột nhiên làm xoay chuyển sang hướng khác.

Trung Quốc là một mối lo ngại ngày càng tăng ở một mặt trận khác: các đặc khu kinh tế được đề xuất cho thuê đất 99 năm. E sợ các nhà đầu tư Trung Quốc sẽ giành được hầu hết các hợp đồng thuê đã làm nổ ra các cuộc biểu tình khá lớn. Melinda Hoe thuộc Eurasia Group cho biết “Chính phủ phải cẩn thận kiểm soát bất đồng để tránh lặp lại các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tháng 5 năm 2014 đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh Việt Nam như một điểm đến đầu tư an toàn".

Điều tương tự cần được áp dụng cho cơn giận của công chúng về như cầu truyền thông xã hội. Trong những tuần gần đây, Hà Nội bắt đầu buộc Google, Facebook và các công ty kỹ thuật số khác phải lựa chọn giữa sự riêng tư hoặc tăng trưởng. Có lẽ là sự cân bằng hợp lý. Tuy nhiên, một luật an ninh mạng đã được phê duyệt vào tháng trước buộc Silicon Valley lưu trữ dữ liệu trong nước. Các nhà hoạt động lo lắng rằng sẽ làm tổn hại đến truyền thông.

Luật cũng vượt ra khỏi việc hạn chế bài ngôn luận trên mạng. Ngôn ngữ mơ hồ của luật liên quan đến bất đồng chính kiến mà Tổ chức Ân xá Quốc tế chỉ ra là một "đòn triệt hạ" tự do ngôn luận. Nhà nước cũng có thể buộc các công ty công nghệ phải chuyển cho họ hàng loạt dữ liệu cá nhân của người sử dụng.

Nhóm ngành công nghiệp Liên minh Internet châu Á cảnh báo luật này sẽ cản trở tham vọng của GDP và khả năng cạnh tranh khu vực của Hà nội. Điều đó trái với mong muốn của Hà Nội nhằmthúc đẩy sự đổi mới lớn hơn. Trong khi đó việc giảm tính minh bạch sẽ làm cho chính quyền các địa phương và các công ty bết bát thoát khỏi sự giám sát cần thiết của công chúng nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh quốc gia.

Tin tốt là Việt Nam đang tận hưởng một mức độ tăng trưởng ít nền quốc nào có thể sánh bằng. Tin xấu là: trong thời đại Trump, Hà Nội phải vất vả để giữ cho Việt nam vẫn hướng được đến các quốc giàu có lớn hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét