Cảnh mua bán hải sản tại một cảng
cá ở Đà Nẵng trước khi có thảm họa Formosa.
AFP photo
Thảm họa môi trường do nhà máy
thép Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh xả hóa chất ra biển khiến cá, hải sản chết hằng
loạt gây tác động nặng nề đến cuộc sống người dân sống ven biển các tỉnh miền
Trung.
Sau cả năm chịu tác động, đến nay
cuộc sống của họ ra sao?
Một người dân tại xã Thạch Bằng,
huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh vào chiều 30 tháng 3 cho Gia Minh biết về tình cảnh
hiện nay của họ. Trước hết ông này thông tin về hành xử của chính quyền đối với
người dân ra xã biểu tỉnh từ ngày 28 tháng 3:
Ba ngày vừa rồi thì trước hết có
dân quân của xã cũng như công an xã đàn áp dân. Sau khi được tin như vậy bà con
vào nhiều hơn, gây áp lực thì họ lẩn trốn. Dân chúng bây giờ rất phẫn nộ đợi Ủy
ban nhân dân xã ra để hỏi. Và bây giờ họ lẩn trốn không ra gặp dân.
Gia Minh: Lâu nay báo Nghệ an,
báo Hà Tĩnh, Đài truyền hình Trung ương cho rằng người dân bị các linh mục ở
Vinh kích động để đi biểu tình. Là người đang đòi hỏi quyền lợi thì ông thấy điều
mà báo chí và truyền hình nhà nước nói ra sao?
Người dân Thạch Bằng: Thưa anh,
hiện nay truyền hình nhà nước bảo vệ chính quyền chứ không bảo vệ cho người dân
cho nên bây giờ nói sai lệch thông tin tất cả. Mong toàn thế giới hiểu cho rằng
thông tin của nhà nước sai lệch, bóp méo sự thật.
Gia Minh: Suốt cả năm nay không
có công ăn việc làm, không có kế mưu sinh thì làm sao mà sống được? Và mọi người
có cách nào để mà tồn tại trong thời gian qua?
Người dân Thạch Bằng: Hiện nay
người dân không có việc làm. Biển cả đi đánh bắt về không ai mua để ăn vì cũng
sợ cho nên mất việc hoàn toàn, thất nghiệp. Nói chung, người đi biển cũng như
người buôn bán tại chợ đi các tỉnh thì hiện nay đang bị thất nghiệp. Thời gian
vừa qua có nguy cơ ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Bây giờ người dân trông
chờ ở biển, trông chờ đi chợ, buôn bán… Các ngành nghề bị ‘dập tắt’ tất cả nên
có nguy cơ dẫn đến tình trạng chết đói.
Trong xã Thạch Bằng, hiện nay người
đông mà đất thì chật. Nếu mà chuyển đổi ngành nghề thì không có vì đất chật mà
người thì đông.Vốn thì nhà nước nói cho vay nhưng cũng không có cho vay để phát
triển các nghề nghiệp khác. Dân chúng tôi, riêng ở đây không có ngành nghề nào
khác ngoài đi biển và buôn bán. Và bây giờ trông chờ ở biển bình yên và biển phải
sạch thì mưu sinh của chúng tôi mới có được, cuộc sống mới bình yên.
Gia Minh: Thực tế lâu nay làm sao
sống được khi không có gì để sống và lấy gì mà sống?
Người dân Thạch Bằng: Bây giờ cuộc
sống của người dân coi như là đói hẳn rồi. Giờ lấy gì mà ăn? Mọi người vay mượn kiếm kế để đủ sống hằng
ngày. Bây giờ đang đi vay mượn. Anh thì mượn em; Em thì mượn chị; Chị thì mượn
bác; Bác thì mượn cô… Anh em mình ở xa quê cung cấp về để anh em mình có cuộc sống
tạm qua những ngày tháng vừa rồi.Tính đến nay, không có nghề nghiệp gì nữa thì
có thể là chuyển di cư vào miền Nam hoặc là đi Thái Lan hay Campuchia làm ăn chứ
ở đây không thể đảm bảo cuộc sống được.
Nghề nghiệp hiện nay đã là thất
thu hoàn toàn. Bây giờ giới trẻ một số đã đi Thái Lan, Campuchia để kiếm việc
làm. Và hiện nay tương lai ăn học của các em cũng không còn nữa. Cha mẹ không
có tiền cung cấp cho con ăn học. Nguy cơ ảnh hưởng rất lâu dài sau nầy. Một số
các em trung cấp, đại học đã bỏ học. Chương trình 3 năm mà mới học có 2 năm
cũng đã bỏ. Và sẽ dẫn đến thất học hoàn toàn.
Gia Minh: Ngay sau khi thảm họa xảy
ra thì có một số tổ chức cứu trợ. Vậy lúc nầy ông thấy chuyện cứu trợ có còn
không?
Người dân Thạch Bằng: Khi bắt đầu
chịu ảnh hưởng từ tháng 4 thì đến tháng 5 thì có một số hội Chữ Thập Đỏ, Địa phận
Vinh rồi một số hội Bác Ái ở các vùng Sài Gòn ra. Tháng 5, tháng 6, các nhà
Tình Thương cho mỗi gia đình từ 5 kilô gạo đến 1hoặc 2 yến. Cuộc sống từ tháng
4 cho đến tháng 8 cuộc sống cũng qua ngày được nhờ sự cứu trợ của các hội Chữ
Thập Đỏ, của các ân nhân, của Mái ấm tình Thương; nhất là ở địa phận Vinh cũng
như của các xứ ở gần tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An đã cung cấp gạo cho bà con tạm ổn
mấy tháng vừa qua. Bây giờ thì đã cạn kiệt cũng như địa phận Vinh cũng đã cạn
kiệt, không có để mà cứu trợ cho dân.
Gia Minh: Cảm ơn ông rất nhiều về
những thông tin mà ông vừa cho biết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét