Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đón Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật Bản tại Hà Nội ngày 16 tháng 1 năm 2017. AFP
Cuộc chiến quyền lực, tranh chấp
trong nội bộ lãnh đạo cao cấp Đảng CSVN trước
thềm Hội Nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 5 ngày càng lan rộng và
đã đã bước đến hồi cao trào. Tình hình không chỉ nóng lên xung quanh trận chiến
truyền thông giữa các phe nhóm trong đảng. Mà ngoài đời thường cũng nóng lên một
cách bất thường.
Dưới nhan đề "Kiểm tra an
ninh vào UBND TP HCM gần giống sân bay", báo Người Lao động ngày 31/3 cho
biết, "Kiểm tra an ninh ở UBND TP HCM làm gần giống như sân bay nhưng
không tới mức phải cởi áo khoác, giày dép, thắt lưng…". Theo đó, sáng
31/3/2017, UBND TP HCM triển khai máy kiểm tra an ninh tại cổng số 86B Lê Thánh
Tôn, quận 1 để kiểm soát tình hình an ninh ra vào trụ sở UBND TP. Tuy nhiên,
theo Chánh văn phòng UBND TP Võ Văn Hoan cho biết "Chỉ khi nào tình hình
phức tạp, có sự chỉ đạo chung mới làm đến mức đó. Giờ, thay vì đi vào như bình
thường thì chúng ta đi qua cổng từ và máy soi chứ không có gì cả." (!?)
Sự trở lại kiểu "đến hẹn lại
lên" của loạt bài viết "Ai làm khánh kiệt đất nước" của tác giả
Dương Vũ, với các tư liệu cũ, không có gì mới nhưng được biên tập lại, với mục
đích để chỉ ra các sai phạm trầm trọng của ông Nguyễn Tấn Dũng và đồng bọn. Chắc
chắn tác giả Dương Vũ phải là người trong nội bộ cao cấp Đảng CSVN, hoặc chí ít
cũng được người trong nội bộ đảng mớm tin thì mới nắm tin tức rõ ràng như thế.
Thuật ngữ mớm tin có nghĩa là,
trong nội bộ đảng, khi đã hình thành các phe, các nhóm thì việc tranh chấp quyền
lực là không thể tránh khỏi. Và để triệt hạ hay làm mất uy tín lẫn nhau giữ các
phe nọ, nhóm kia trong thời đại internet thì hiệu quả nhất là bằng cách tung
tin thông qua các trang mạng có nhiều người theo dõi. Đây là một kiểu cách được
các phe nhóm trong đảng CSVN thường hay áp dụng.
Trước đây, các phe nhóm đã dựng
lên các trang website như: Quan Làm Báo của chị em nhà Đặng Hoàng Yến - Đặng
Thành Tâm vốn là đàn em và sân sau của cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (Tư
Sang), cũng như hàng loạt trang web site nặc danh kiểu này. Điển hình là trang
Chân dung Quyền lực được cho là của phe Nguyễn Tấn Dũng, mà người chủ trì trang
web "đen" không ai khác lại là Đại tá Công An Nguyễn Như Phong, tổng
Biên tập tờ Petro Times của PetroVN. Thì đến nay chiêu thức này được các phe
nhóm trong đảng đổi lại bằng cách sử dụng mạng xã hội.
Điều đó cho thấy, các thế lực thù
địch mà đảng cũng như chính quyền ở Việt Nam hiện nay vẫn kêu gào, đã và đang tồn
tại ngay trong nội bộ lãnh đạo đảng CSVN. Cho dù các thông tin "xấu độc"
đó, phần nào làm ảnh hưởng tới sự tồn vong của đảng CSVN, song đối với đa số
lãnh đạo cao cấp trong đảng thì quyền lợi của phe nhóm luôn được đặt lên trên
quyền lợi của đảng. Như thế nên quyền lợi của quốc gia, dân tộc đối với họ chỉ
là chuyện thứ yếu, thậm chí không cần thiết.
Việc xuất hiện trở lại một lần nữa,
lá thư của ông Tư Cẩn, tức ông Trịnh Văn Lâu, cựu Ủy viên Ban chấp hành trung
ương đảng, cựu Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy Ban kiểm tra Trung ương Đảng, cựu
Bí thư tỉnh ủy Tây Ninh và Vĩnh Long lại một lần nữa gửi đơn tố cáo cựu Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng và thuộc hạ về các hành vi lũng đoạn và tàn phá đất nước mới
đây. Cũng như sự đáp trả mạnh mẽ của Trung tướng Huỳnh Tiền Phong, cựu Tư lệnh
Quân khu 9, gửi tới TBT Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ nhiệm UBKTTW Trần
Quốc Vượng, tố cáo ông Trịnh Văn Lâu (tức Tư Cẩn) hành vi vu khống, nhục mạ cá
nhân mình... Đây là những con người thật, việc thật là những bằng chứng mà người
ta chắc chắn không thể ngụy tạo.
Điều đó cho thấy, việc dùng những
cán bộ về hưu để đánh đối thủ là một chiêu trò hết sức phổ biến, được sử dụng
thường xuyên hiện nay trong tranh chấp quyền lực. Đây không phải là những vụ việc
được phanh phui theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 theo yêu cầu của Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng. Mà đây là những màn đấu đá giữa các phe phái trong Đảng
CSVN. Những vụ việc như thế đã và đang xảy ra ở mọi tầng, mọi cấp độ.
Việc ban lãnh đạo đảng CSVN cónhiều
các phe nhóm, các thế lực chính trị khác nhau, như các nhóm: Ninh Bình của Trần
Đại Quang; nhóm Phú thọ của Phùng Quang Thanh; nhóm Thanh hóa của Lê Khả Phiêu;
nhóm Nghễ Tĩnh của Nguyễn Sinh Hùng; nhóm Đà Nẵng của Bố già Nguyễn Văn Chi;
nhóm Sài gòn của Lê Thanh Hải v.v... Các nhóm đó lại chia thành 2-3 phe để tham
gia đấu đá kèn cựa tranh giành quyền lực.
Các nhóm chính trị hiện nay trong
đảng hợp tan - tan hợp, tùy theo tình hình thực tế mỗi giai đoạn và mục đích của
mỗi phe. Nhưng chắc chắn không có “phe Đảng” của ông Nguyễn Phú Trọng, mà chỉ
có “phe đảng”. Vì ông Nguyễn Phú Trọng là người khôn ngoan vốn "xuất
chúng". Người trong cuộc cho rằng, ông Trọng biết ăn đút lót, nhưng kín,
khiến cho nhiều người tưởng ông Trọng là kẻ thanh liêm hơn những quan chức lãnh
đạo cao cấp khác.
Truyền thông nhà nước dưới sự dẫn
dắt của ngài "sen đầm" Trương Minh Tuấn chỉ đạo, luôn ca ngợi Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng khi mọi lúc có cơ hội. Nhưng trên thực tế ông Nguyễn Phú
Trọng hầu như là một lãnh đạo không có chút thực quyền. Cứ xem địa bàn chiến lược
nhất của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trước đến nay, nơi ông Trọng từng giữ
chức Bí thư thành ủy Hà nội. Khi ông Trọng rời Hà nội để giữ chức Chủ tịch Quốc hội, giao lại cho
đàn em thân tín là Phạm Quang Nghị thuộc nhóm Thanh Hóa của Lê Khả Phiêu. Trước
Đại hội 12, vì quyền lợi cá nhân và tham vọng chính trị, ông Trọng đã thất sủng
với đàn em. Để rồi các chức vụ Bí thư Thành ủy và Chủ tịch Hà nội rơi vào tay
Hoàng Trung Hải, Nguyễn Đức Chung tay chân tin cậy của Ba Dũng. Tại TP. HCM
mình không khác gì, Đinh La Thăng từ chỗ hy vọng vào Trung ương 12 còn hết sức
bấp bênh, vậy mà đùng một cái ôm trọn chiếc ghế Bí thư đầu tàu kinh tế của đất
nước.
Lâu nay nhóm Thanh Hóa của Lê Khả
Phiêu dưới thời Phạm Quang Nghị làm Bí thư Hà nội, có quan hệ khá thân thiết với
Nguyễn Phú Trọng. Thậm chí Tô Huy Rứa, tác giả của chỉ thị số Quyết định
244-QĐ/TW 2014 về Quy chế bầu cử trong Đảng, cấm đảng viên tự đề cử, ứng cử nếu
không được sự chuẩn thuận của cấp ủy. Điều này đã quyết định cho ông Trọng tái
đắc cử Tổng Bí thư và ứng cử viên nặng ký nhất cho chức Tổng Bí thư Đại hội 12
phải rớt đài. Vậy mà đến hôm nay, kể từ khi nhóm Thanh Hóa của cựu Tổng BT Lê
Khả Phiêu ly khai, khi ông Trọng đã thất sủng với đàn em thân tín Phạm Quang
Nghị. Người ta thấy, ông Lê Khả Phiêu luôn xuất hiện cặp kè với các đối thủ
chính trị của Tổng BT Trọng, như Ba Dũng, Xuân Anh (Đà Nẵng), Đức Chung (Hà Nội)...
Việc Tổng Bí thư Trọng trực tiếp
chỉ thị xử lý Trịnh Xuân Thanh, Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang trước đây, hay mới nhất là vụ huy động báo
chí đánh Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến, nghi có bồ nhí được thăng tiến thần
tốc trong lúc này. Tất cả chỉ là hệ quả của mâu thuẫn giữa ông Nguyễn Phú Trọng
và cựu Trưởng Ban Tổ chức TW Tô Huy Rứa. Không chỉ vì Tô Huy Rứa ngoài mặt thì
thân thiết với Tổng Bí thư Trọng, nhưng sau lưng thì cấu kết với Ba Dũng
"xúi" ông Bảy Chắc - Bí thư Tỉnh Hậu Giang, công khai "chửi"
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tham quyền cố vị, không có năng lực ở Hội nghị
Trung ương 14 - Khóa XI. Mà vấn đề là mối quan hệ giữa Tổng Trọng và nhóm Thanh
Hóa đã và xấu đi rõ rệt. Trong lúc Trưởng Ban Tổ Chức TW Phạm Minh Chính, một
tướng Công An vốn là đàn em của Ba Dũng.
Nói đúng ra, Trịnh Xuân Thanh là
kẻ tham nhũng, láu cá và trục lợi là điều không phải bàn cãi. Song trong một
môi trường, khi mà quan chức bây giờ sự thăng tiến phụ thuộc vào tiền bạc để
mua chức, chạy quyền. Thì trường hợp như Trịnh Xuân Thanh là phổ biến, đâu phải
cá biệt. Vậy mà, Trịnh Xuân Thanh người đồng hương Đông Anh cũng xã, khác làng
của Tổng Trọng cũng không được tha. VÌ Trịnh Xuân THanh có quan hệ quá thâm sâu
với Tô Huy Rứa. Theo bài viết "Ai làm khánh kiệt đất nước" mới đây nhất
của tác giả Dương Vũ, còn tố Trịnh Xuân Thanh cặp bồ với cô Tô Linh Hương con
gái rượu của ông Tô Huy Rứa.
Nhắc lại chuyện này để thấy, các
quan chức trong đảng hiện nay, họ làm gì cũng xuất phát từ suy nghĩ của cá
nhân. Người ta bảo, nếu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người liêm chính thực
thụ, sao không yêu cầu Bộ Quốc Phòng xử lý vụ sân Golf Tân Sơn Nhất của Đại gia
Dương Công Minh?
Nói thế để thấy, Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng không chỉ không có uy tín trong ngành Công An của ông Trần Đại Quang.
Mà ngay cả lực lượng Quân đội, cho dù Đại tướng Ngô Xuân Lịch đương kim Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng là tướng đi lên từ Tổng cục Chính trị theo đề nghị của ông Trọng
trước Đại hội 12. Song nếu biết Bọ trưởng Ngô Xuân Lịch là người Yên Bắc, huyện
Duy Tiên, nghĩa là cùng nhóm Ninh Bình (Hà Nam - Nam Định - Ninh Bình) của ông
Trần Đại Quang, một người hiện đang đóng vai trò người thống lĩnh các LLVT
nhưng có tiềm lực tài chính loại "tiền rừng, bạc bể". Ngược lại thử hỏi
ông Nguyễn Phú Trọng đang có trong tay những cái gì?
Đó chính là lý do vì sao, trước
thềm Hội nghị TW5 sắp diễn ra tới đây, tin tức nội bộ ban lãnh đạo đảng CSVN bỗng
nóng lên hết sức bất thường. Điều mà người ta đã thấy diễn ra vào tháng 12/2015
trước Đại hội Đảng lần thứ 12. Và bây giờ vẫn cái bổn cũ "Tư Cẩn" của
ông Tư Sang soạn ra và cho diễn lại, điều đó cho thấy cũng là cái phao cứu sinh
cho Tổng Trọng lúc này. Vạn vật trong thế giới luôn vận động, không bao giờ đứng
im, Triết gia cổ Hy lạp Heraclitus có câu "Không ai uống nước hai lần trên
một dòng sông", có lẽ ông Trọng biết nhưng không hiểu.
Khả năng Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng sẽ bị hạ đo ván tại Hội Nghị TW5 dưới nắm đấm bằng thép của Trần Đại
Quang là hết sức cao. Một bên có tất cả mọi thứ, một bên - phe ông Tổng Bí thư
tay trắng với mớ triết lý xuông, thì kết quả phần nào cũng đã rõ. Song nếu trở
lại với mẩu tin ban đầu, trên báo Người Lao động: "Kiểm tra an ninh vào
UBND TP HCM gần giống sân bay". Thì phen này có lẽ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
phải mặc áo chống đạn thường xuyên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét