Chủ tịch nước Trần Đại Quang. (Ảnh tư liệu)
Trên
đường tiến tới các hội nghị trung ương 5 và 6, chính trường Việt Nam có
lẽ lại sắp có biến động lớn, bằng vào thiết chế “đảng điều hành chính
quyền” thay cho “đảng lãnh đạo chính quyền” như trước đây.
‘Nhất thể hóa bí thư kiêm chủ tịch tỉnh’
“Nhất thể hóa
bí thư kiêm chủ tịch tỉnh” là một đề xuất “bất ngờ” được nêu ra tại hội
nghị trực tuyến toàn quốc ngành Tổ chức xây dựng Đảng năm 2017 vào ngày
4/3, do Ban Tổ chức trung ương chủ trì và Thường trực Ban Bí thư Đinh
Thế Huynh “phát biểu chỉ đạo”.
“Quy trình”
đang dần khép kín. Sau hơn một năm kể từ thời sóng gió ngay trước đại
hội 12, “nhất thể hóa” đã trở thành một đề nghị chính thức.
Ngay sau khi
xuất hiện đề xuất quá ư “đặc thù” trên, có dư luận liền đặt dấu hỏi rằng
phải chăng đề xuất này là một cơ sở để nhân vật chủ tịch nước sẽ “kiêm
tổng bí thư” trong thời gian tới.
Có người còn nói thẳng về nhân vật được “hưởng lợi” sẽ là ông Trần Đại Quang - đương kim chủ tịch nước.
Trong thực tế,
một số thông tin không chính thức cho biết phương án “chủ tịch nước kiêm
tổng bí thư” đã có ở Việt Nam từ một số năm trước, nhưng đặc biệt được
“xem xét kỹ càng” kể từ khi Tập Cận Bình thâu tóm cả hai chức vụ này để
trở thành “bá chủ thiên hạ” ở Trung Quốc. Trước và ngay sau Đại hội 12
của đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã lan truyền tin về khả năng “ai đó” sẽ
kiêm luôn hai chức vụ này.
Chỉ có điều,
phán đoán về khả năng ông Trần Đại Quang sẽ lọt vào phương án “chủ tịch
nước kiêm tổng bí thư” có vẻ không vững chân đứng, khi đề xuất “nhất thể
hóa” vừa xuất hiện lại không phải từ phía Văn phòng chủ tịch nước hay
Văn phòng thủ tướng, càng không phải từ Ủy ban Thường vụ quốc hội, mà
bởi những nhân vật bên đảng “phụ tá” cho Tổng Bí thư Trọng là hai ông
Phạm Minh Chính và Đinh Thế Huynh.
Cũng cần nhắc
lại, khi còn là bí thư Quảng Ninh, ông Phạm Minh Chính đã từng thí điểm
mô hình “nhất thể hóa” và được Tổng Bí thư Trọng ủng hộ. Không biết có
phải do “thành công nhất thể hóa” hay bởi những nguyên do khác, ông Phạm
Minh Chính đã lọt vào phương án nhân sự do tổng bí thư trình ra Ban
chấp hành trung ương tại Đại hội 12, để cuối cùng ông Chính nghiễm nhiên
trở thành người kế nhiệm cựu trưởng ban Tổ chức trung ương Tô Huy Rứa.
Hành động
Bản nhạc “Nhất thể hóa” đã có khúc dạo đầu từ trước Đại hội 12.
Vào tháng 9/2016, ông Nhị Lê, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, đã khởi động “nhất thể hóa” bằng bài trả lời phỏng vấn khá dài cho trang VietTimes với nhan đề “Nhất thể hóa chức danh, nhất nguyên chế tổ chức bộ máy là bước đi tất yếu”.
Nhị Lê lại là
một trong những nhân vật phát ngôn chính yếu của Tổng Bí thư Trọng. Xét
về “dây”, ông Nhị Lê hiển nhiên là người của Nguyễn Phú Trọng từ khi ông
Trọng còn là tổng biên tập Tạp chí Cộng sản.
Nửa năm sau Đại
hội 12, bên đảng bắt đầu phát ra dấu hiệu cùng hành động “tập quyền”.
Vào tháng 7/2016, với một động tác chưa có tiền lệ, ông Trương Minh
Tuấn, người đã trở thành Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, được Bộ
Chính trị điều động kiêm chức vụ Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương.
Như vậy, ông Tuấn cùng một lúc vừa làm việc bên chính quyền, lại vừa là
“người của đảng”.
Sang tháng
8/2016, ông Cao Đức Phát, người vừa thôi chức bộ trưởng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn nhưng vẫn được bầu vào Ban chấp hành trung ương
khóa 12, được bổ nhiệm là Phó trưởng ban Kinh tế trung ương.
Tháng 9/2017,
đích thân Tổng Bí thư Trọng “tự tham gia” vào Đảng ủy Công an trung ương
mà khiến có dư luận cho rằng ông Trọng “thống lĩnh các lực lượng vũ
trang”, sau khi đã chắc chắn vị trí Bí thư Quân ủy trung ương.
Danh sách những nhân vật “đảng kiêm chính quyền” theo mô hình Tập Cận Bình có lẽ còn dài nữa…
Nếu giả thiết
về mô hình “nhất thể hóa” là nhằm tăng cường xu hướng tập quyền cho đảng
là có cơ sở, người ta sẽ chứng kiến quyền lực của các cơ quan đảng
không những không bị co hẹp vì “khó khăn ngân sách” mà còn mạnh hơn
trong thời gian tới. Nhưng sẽ có một khác biệt rất cơ bản là nếu trước
đây đảng chỉ “lãnh đạo đường lối” thì trong thời gian tới, hàng loạt
nhân sự của đảng sẽ được cho kiêm chức bên chính quyền trung ương và cả
chính quyền địa phương, lấy đó làm cơ sở để “người của đảng” kiêm việc
điều hành chính quyền, và từ đó sẽ xuất hiện một cơ chế “chính ủy trong
chính quyền”.
‘Về’ đâu?
Nếu đề xuất “bí
thư kiêm chủ tịch tỉnh” được những người chủ chốt bên đảng như Nguyễn
Phú Trọng, Đinh Thế Huynh, Phạm Minh Chính tạo được hiệu ứng đủ mạnh đối
với Ban chấp hành trung ương để thông qua trong những hội nghị trung
ương tới, phần lớn dàn nhân sự đầu não tỉnh/thành ủy mà Tô Huy Rứa đã
bỏ công tiến hành chiến dịch “luân chuyển cán bộ” vào năm 2016 để giúp
cho Tổng Bí thư Trọng tạo nên kỳ tích “tôi bất ngờ” trước Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng, sẽ từng bước phát huy tác dụng. Sẽ có nhiều nhân vật
chủ tịch tỉnh/thành phải tự giác nhường ghế chính quyền cho các “chính
ủy”. Nhưng trước hết, đảng có thể “thí điểm” kế hoạch “nhất thể hóa” tại
một số tỉnh thành lớn. Sau đó mới đến chuyện “đánh ngược lên” cấp trung
ương.
Nếu đà “nhất
thể hóa” thuận lợi, lẽ đương nhiên bên đảng và do đó tổng bí thư sẽ
“nắm” hết. Mô hình “đảng quản lý” thay cho “đảng lãnh đạo” sẽ ứng với
hai chức danh chính là tổng bí thư và thủ tướng mà không quá cần thiết
vai trò chủ tịch nước.
Cũng bởi một lý
do khác: trong lịch sử đảng, vai trò chủ tịch nước tuy được Hiến pháp
giao nhiệm vụ “thống lĩnh các lực lượng vũ trang”, nhưng hầu như chỉ có
tính danh nghĩa như đối ngoại, hiếu hỉ mà hiếm khi “nắm” được cả hai Bộ
Quốc phòng và Bộ Công an. Bài học gần nhất đã ứng với chủ tịch nước đời
trước là ông Trương Tấn Sang: không những không tạo được ảnh hưởng lớn
nào đối với cơ chế lực lượng vũ trang ngoài chuyện phong tướng theo kiểu
“lạm phát”, ông Sang hoàn toàn không “thò tay” được vào công chuyện của
khối chính phủ thời ông Nguyễn Tấn Dũng.
Do vậy và xét
cho cùng, nếu có xảy ra kịch bản “chủ tịch nước kiêm tổng bí thư” ở Việt
Nam thì cũng chỉ là chuyện “thay áo”, nhưng vào thời buổi “mạnh vì gạo
bạo vì tiền” này, chẳng ai có thực chất nếu không vươn được tay đến khối
chính phủ và các địa phương.
Khó mà hiểu
khác hơn, logic của phương án “bí thư kiêm chủ tịch tỉnh” sẽ hầu như
phải dẫn đến đến kết quả vai trò của tổng bí thư được “nâng lên một tầm
cao mới”, cao đến mức mà hiểu theo cách nào đó có thể so sánh với mô
hình “cộng hòa tổng thống” của phương Tây, tức tổng thống mới là người
có quyền lực thực sự và cất tiếng nói cuối cùng để giải quyết các vấn đề
quốc gia, chứ không phải thủ tướng.
Nhưng ở Trung
Quốc thì lại chẳng cần đến “cộng hòa tổng thống”. Một số nhà phân tích
phương Tây đã nhận ra Tập Cận Bình đã trở thành chủ nhân của khối chính
quyền từ vài năm qua. Bên cạnh Tập, Thủ tướng Lý Khắc Cường chỉ là cái
bóng.
Còn Việt Nam sẽ
theo kịch bản nào? Nếu vai trò của tổng bí thư trong tương lai (không
xa?) có thể sẽ “kiêm thủ tướng”, những nhân vật còn lại trong “tứ trụ”
sẽ “về” đâu?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét