Các nhà đầu tư đang than phiền về việc chính phủ Việt Nam quay trở lại kế hoạch bán 12 doanh nghiệp lớn của nhà nước.
Vào tháng 9 năm
2016, chính phủ tuyên bố sẽ bán toàn bộ cổ phần trong các công ty này.
Một năm sau, chính phủ chỉ thể hiện sự sẵn sàng để bán ra một phần cổ
phần. Nhiều người
nghi ngờ chính phủ muốn giữ trên 35% cổ phần để đảm bảo quyền phủ quyết,
trong khi bán một số cổ phiếu với giá cao bất hợp lý. Một số nhà đầu tư
tức giận cho đây là chiến lược "gian lận."
Chính phủ gần
đây đã công bố kế hoạch bán đi 3,3% Công ty sữa Việt Nam – Vinamilk, vẫn
sẽ để lại 36% cổ phần cho chính phủ. Chính phủ cũng cho biết sẽ cắt
giảm cổ phần tại Bia Saigon hay nhà máy bia Sabeco từ 89,6% xuống còn
35,6%.
Những động thái này là khác xa so với những đợt bán tháo mà chính phủ hứa hẹn.
Đói tiền mặt
Việt Nam đang
phải đối mặt với áp lực quốc tế để tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà
nước. Năm 2007, Việt nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và đã thực
hiện các thỏa thuận thương mại tự do song phương với một số nước, bao
gồm Nhật Bản và Hàn Quốc. Họ đã cam kết giảm sự kiểm soát của chính phủ
đối với các doanh nghiệp để đảm bảo cạnh tranh công bằng.
Tuy nhiên,
chính phủ đã chậm chạp trong việc bán cổ phần, một phần là do các nhà
hoạch định chính sách đang vận động để bán ra với giá cao.
Trước đó, trước
đây, Vinamilk, nhà cung cấp sản phẩm sữa hàng đầu, đã đưa ra mức giá
tối thiểu là 144.000 đồng/ cổ phiếu, cao hơn 7,2% so với giá cổ phiếu
tại thời điểm đó. Hóa ra, công ty nước giải khát có trụ sở tại Singapore
Fraser và Neave là nhà đấu thầu duy nhất, và chính phủ chỉ có thể bán
ra 5.4%.
Trong kế hoạch bán thêm 3,3% cố phần, Chính phủ dự kiến sẽ đặt ra mức giá tối thiểu là 154.000 đồng - cao hơn giá thị trường 4%.
Phía sau hậu trường
Lợi ích riêng dường như lại còn khuấy cho nước đục hơn thêm.
Một số lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước đã bị bắt vì tội tham nhũng.
Một ví dụ là
trường hợp Trịnh Xuân Thành, nguyên chủ tịch Công ty Xây dựng Dầu khí,
người bị cáo buộc là quản lý tài chính yếu kém đã dẫn tới khoản lỗ 150
triệu USD. Đầu tháng Tám, ông Thanh dường như đã tự dầu thú - mặc dù Đức
đã cáo buộc Việt Nam bắt cóc ông Thanh sau khi ông Thanh xin tỵ nạn tại
Berlin.
Năm 2013, hai
cựu giám đốc điều hành cấp cao của công ty vận tải biển quốc gia
Vinalines đã bị kết án tử hình sau khi họ bị buộc tội biển thủ hàng
triệu đô la. Những trường hợp như vậy làm thấy rõ các công ty nhà nước
đã tạo điều kiện cho các quan chức cấp cao cơ hội để làm giàu ra sao.
Tony Foster,
luật sư người Anh tại Việt Nam, cho biết các nhà đầu tư toàn cầu đang
quan tâm đến việc mua lại cổ phần trong các doanh nghiệp nhà nước. Nhưng
ông nói nhiều vấn đề đang cản trở đầu tư như vậy, bao gồm sự thiếu minh
bạch về giá chào mua và phương pháp đấu thầu.
Theo ATSUSHI TOMIYAMA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét