Thời xưa, muốn cho các thế hệ học
trò được chuyên tâm học hành, nhân cách phát triển tốt, ông bà chúng ta đã tìm
cách xây dựng trường ở những nơi thanh vắng, xa người kẻ chợ và tránh tiếng thị
phi. Nhờ vậy mà đã có một thời, nhân cách kẻ sĩ người Việt cao vời, đáng kính.
Còn ngày nay, chợ ở ngay trong trường, ngay trong ban giám hiệu, hội đồng giáo
viên, hội đồng phụ huynh, thậm chí ở ngay trong tâm hồn thầy giáo và học trò.
Thử nghĩ, với nếp kẻ chợ in đậm dấu ấn nhà trường như vậy thì tương lai Việt
Nam sẽ về đâu?
Ở vấn đề chợ trong trường, dễ thấy
nhất, có lẽ hằng năm, từ các khoản phí mà cha mẹ học sinh phải gồng lưng để
đóng, cho dù có kêu thấu trời xanh thì cũng phải đóng. Để rồi cách sử dụng,
phân chia chi tiêu các khoản này ra sao, chi tiêu như thế nào, cha mẹ học sinh
và các học sinh hoàn toàn mù tịt. Thêm nữa, hằng năm, cứ mùa tựu trường cũng là
mùa chạy đua đấu giá căng tin ở các trường. Muốn đầu giá thành công, chủ căng
tin phải chung chi cho hiệu trưởng, ban giám hiệu, để sau đó, khi thắng thầu,
người ta lại è cổ học sinh ra để chặt chém. Chỉ mới nhìn qua thôi cũng đã thấy
không khí chợ búa đầy trong các trường.
Và phải nói đến ban giám hiệu, những
con người mang tiếng là tấm gương, là lãnh đạo ở các trường, họ đã làm được gì?
Tư cách nhà giáo của họ đến đâu? Câu trả lời là họ chẳng làm được gì để cho
nhân cách phẩm hạnh hay đạo đức học sinh được tốt hơn. Và mong sao họ đừng làm
thì tốt hơn. Bởi càng làm, họ càng gây tai họa. Thử nghĩ, để có cái ghế hiệu
trưởng, người ta đã phải tốn kém bao nhiêu tiền đút lót cho cấp trên? Và họ đã
lấy tiền lại như thế nào ngoài việc nhận đút lót, hối lộ của các sinh viên mới
ra trường để được vào dạy trong trường mà họ quản lý. Muốn đi dạy, phải có trên
100 triệu đồng, điều này như một chân lý thời đại mà các sinh viên sư phạm phải
thuộc nằm lòng. Đó là chưa muốn nói đến các vụ hiệu trưởng đưa nữ sinh vào đường
dây bán dâm, giáo viên phải đổi tình dục với hiệu trưởng để lấy biên chế.
Chuyện nhục nhã mà các hiệu trưởng
và giáo viên tạo ra đã làm cho môi trường giáo dục Việt Nam trở nên bẩn thiểu
hơn bao giờ hết và thậm chí nó còn bẩn thỉu hơn cả cái chợ. Bởi ở chợ, người ta
mua bán sòng phẵng, đôi bên ngã giá, thấy hợp lý thì mua, bán, có thứ gì hư hỏng,
ôi thiu, người ta mang ra chỗ đổ rác để vứt vào đó. Nó khác xa cách mua bán của
quí thầy, quí cô, các thầy cô mua bán khi đôi bên đều tìm cách gài thế hay để bẫy
với nhau, đến khi không còn mua bán với nhau được nữa thì ném thẳng rác vào mặt
nhau, thậm chí để rác vung vẫy khắp nơi, làm cho môi trường giáo dục trở thành
cái bãi rác.
Trong mối quan hệ giữa giáo viên
với hiện trưởng, hiệu trưởng với giáo viên, giáo viên với giáo viên và giáo
viên với học sinh, cho dù có tô hồng cách gì, có lãng mạn hóa kiểu gì đi nữa vẫn
cho ra kết quả là mua và bán, không hơn không kém, sinh quyển giáo dục thực chất
là sinh quyển chợ búa. Giáo viên với giáo viên thì không kèn cựa, tranh nhau từng
tiết dạy, đến khi họp hội đồng nhà trường thì chưa có phiên họp nào mỗ xẻ về
chuyên môn, sáng tạo mà chỉ tranh cãi quanh quẩn chuyện đồng lương, đồng dạy
phù đạo, tiết dạy phân chia không đồng đều… Chẳng có gì hơn.
Mối quan hệ giữa giáo viên với học
sinh, không thiếu trường hợp thầy giáo gạ tình nữ sinh đổi điểm, không thiếu
trường hợp cô giáo dụ dỗ nam sinh làm phi công trẻ, rồi thêm chuyện dạy thêm, dạy
kèm, giáo viên cố tình ém bài trong giờ dạy chính khóa, nói nam tào bắc đẩu cho
hết giờ hoặc la rầy học sinh, cáu gắt với học sinh cho xong tiết, đến khi tiết
học khép lại thì học sinh rối mù đầu óc bởi một trận la không đâu vào đâu hoặc
câu chuyện vô bổ, thậm chí nhảm nhí… Kết cục, học sinh phải tìm cách này hoặc
cách nọ đến nhà giáo viên để học thêm, để chấp nhận trả tiền cho giáo viên. Mối
quan hệ giữa giáo viên và học sinh còn tệ hơn cả chợ búa. Bởi chợ búa người ta
mua bán thật thà hoặc chí ít giữ tinh thần thật thà và sòng phẵng dù là hình thức
để mua bán. Còn đằng này, mối quan hệ mua bán cái chữ giữa giáo viên và học
sinh nghe ra còn tệ hơn so với mua bán chợ búa, đây là thứ quan hệ bên bán ép
bên mua, có không muốn mua cũng phải mua!
Người ta nói cha nó lú có chú nó
khôn, khi mà mối quan hệ trong giáo dục trở nên tệ hại, người ta vẫn hi vọng
vào hội động phụ huynh, bởi đây là hội của cha mẹ học sinh, qua đó, hội sẽ phản
ảnh với nhà trường về nguyện vọng của con em mình trong học tập, trau dồi đạo đức
hay qua hội, những quyền lợi tối thiết của con em. Nhưng không, hội phụ huynh học
sinh trong cơ chế hiện tại là một thứ gánh nặng chi phí cho phụ huynh học sinh.
Họ không làm được bất kì trò trống gì cho nên hình ngoài việc đầu năm, ngoài
khoản chi phí từ phía nhà trường yêu cầu, phụ huynh học sinh phải gánh thêm một
khoản phí hoạt động hội. Hiện tại, học sinh miền núi phải đóng thấp nhất là 50
ngàn đồng trên mỗi em để hoạt động hội, học sinh đồng bằng, thôn quê thì mức
đóng thấp nhất từ 100 ngàn đồng, học sinh thành phố có nơi 500 ngàn đồng, có
nơi vài triệu đồng.
Số tiền mà cha mẹ học sinh phải
đóng này để làm gì? Để sau khi họp hành qua loa chiếu lệ thì cả hội kéo nhau ra
quán, ra nhà hàng ăn nhậu, hát hò… Vô hình trung, hội phụ huynh học sinh trở
thành một cái ung nhọt khác gắn lên cơ thể nền giáo dục vốn đã rệu rã, hôi thối.
Hội không làm được gì cả ngoài việc các chủ tịch hội toa rập với hiệu trưởng
nhà trường để thông qua các khoản phí, yêu cầu học sinh đóng một cách mờ ám để
rồi ăn chia tỉ lệ.
Thử nghĩ một nền giáo dục mà ở
đó, tính chợ búa cao đến mức ngộp thở như vậy thì nền giáo dục Việt Nam sẽ đi đến
đâu? Thật tâm mà nói, với cơ chế như hiện tại, nền giáo dục Việt Nam chỉ có một
lối đi duy nhất, đó là chui xuống hố rác. Nhưng nói vậy không có nghĩa là tuyệt
vọng, hết đường cứu. Vấn đề là các ông chỉ cần rút bớt thứ quyền lực đỏ chi phối
trong ngành giáo dục ra thì câu chuyện sẽ tốt hơn. Bởi ngay từ đầu, tính đảng
đã chi phối quá nặng trong giáo dục, đến khi nó phát triển thành cô hồn các đảng
thì các ông, các bà mới giật mình, kêu oai oải. Lúc đó kêu cũng vậy thôi! Hiện
tại, nên thay Bộ trưởng giáo dục trước tiên, bởi Phùng Xuân Nhạ càng lúc càng tỏ
ra bất tài và không có khả năng sư phạm. Nếu không thay Nhạ thì đừng mơ chuyện
khác!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét