Trong lúc Bắc Hàn và Hoa Kỳ tiếp tục
hăm dọa lẫn nhau thì chúng ta không biết gì nhiều về việc cuộc khẩu
chiến được người dân Bắc Hàn đón nhận ra sao, bởi chính quyền ông Kim
Jong-un vẫn kiểm soát chặt người dân và quản lý cẩn trọng việc dân chúng
tiếp cận với thế giới bên ngoài.
Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Triều
Tiên thường được mô tả là một quốc gia cô lập, lạc hậu trong thế kỷ 21.
Các số liệu thì khó mà có được, và thường được đưa ra dựa trên ước đoán.
Nhưng liệu những thứ ước đoán đó có cho chúng ta biết gì về cuộc sống ở
Bắc Hàn không?
Ông Kim Nhật Thành thành lập ra Bắc Hàn vào năm
1948, và triều đại nhà Kim đã nắm quyền kể từ đó tới nay theo hình thức
cha truyền con nối.
Trong cùng thời gian đó thì Nam Hàn đã trải
qua sáu chế độ cộng hòa, một cuộc cách mạng, vài cuộc đảo chính quân sự
và quá trình chuyển tiếp sang các kỳ bầu cử tự do, công bằng.
Có tổng số 12 vị tổng thống đã dẫn dắt Nam Hàn trong 19 nhiệm kỳ.
Ba triệu điện thoại di động nghe có vẻ nhiều, nhưng
với một đất nước có 25 triệu dân thì nó chỉ thể hiện một điều là trung
bình trong 10 người dân mới có hơn một người có điện thoại di động. Hầu
hết người dùng điện thoại di động có vẻ như tập trung ở thủ đô Bình
Nhưỡng.
Ngược lại, với dân số khoảng 51 triệu người thì lượng đăng ký thuê bao còn đông hơn số dân sống tại Nam Hàn.
Trên thực tế chỉ có một mạng di động là Koryolink, thị trường di động Bắc Hàn khá hạn chế, nhưng đang tăng trưởng.
Ban đầu được hợp tác với hãng viễn thông Ai Cập Orascom, trong nhiều năm Koryolink vẫn là lựa chọn duy nhất.
Tuy
nhiên, vào năm 2015, Orascom phát hiện ra là Bắc Hàn khi đó đang xây
dựng một mạng cạnh tranh là Byol, và hãng Ai Cập này buộc phải tiết lộ
với các nhà đầu tư của mình rằng hãng đã mất quyền kiểm soát mạng dịch
vụ với trên ba triệu thuê bao.
Có lý do để nghi ngờ về những con số thuê bao này.
Nghiên
cứu do Viện Mỹ-Hàn tại SAIS thực hiện cho thấy một số phần tăng trưởng
được dựa trên cách tính của Bắc Hàn rằng việc mua thuê bao sẽ rẻ hơn
việc tăng thời lượng gọi.
Bên cạnh việc khan hiếm điện thoại di
động, đa số người dân Bắc Hàn chỉ được phép kết nối vào 'internet riêng'
của nước này - thực chất là một mạng nội bộ khép kín, chỉ hoạt động
trong phạm vi đất nước.
Các phúc trình hồi 2016 nói rằng Bắc Hàn chỉ có tổng số 28 tên miền được đăng ký.
Nghe có vẻ như huyền thoại phố thị, nhưng có những
nghiên cứu nói rằng đàn ông Bắc Hàn có chiều cao trung bình thấp hơn so
với đàn ông Nam Hàn.
Giáo sư Daniel Schwekendiek từ Đại học
Sungkyunkwan University ở Seoul đã nghiên cứu chiều cao của những người
Bắc Hàn đào tẩu khi họ vượt biên giới chạy sang Nam Hàn, và thấy rằng họ
thấp hơn từ 3 đến 8 cm so với người Nam Hàn.
Schwekendiek chỉ ra rằng sự khác biệt về chiều cao không thể là do gene được, bởi người dân hai miền đều cùng là một dân tộc.
Ông cũng bác bỏ những ý tưởng chỉ trích theo đó nói người tị nạn nhiều khả năng là suy dinh dưỡng nên có hình thể thấp bé hơn.
Thiếu đói thực phẩm được cho là yếu tố chính khiến người Bắc Hàn thấp bé hơn.
Những hình ảnh từ thủ đô Bình Nhưỡng của Bắc Hàn
thường cho thấy phố xá rộng rãi, thông thoáng ít xe cộ tắc nghẽn, nhưng
bên ngoài thành phố thì câu chuyện lại khác hẳn.
Bắc Hàn có khoảng
25.554 km đường bộ, theo các số liệu có hồi 2006, nhưng chỉ có 3% là
thực sự được rải nhựa đường, tính ra là chỉ 724km.
Cũng theo ước
tính thì cứ trong 1.000 dân Bắc Hàn chỉ có 11 người sở hữu xe hơi, và do
đó tại các bến xe buýt luôn có hàng dài mọi người xếp hàng chờ đợi.
Bắc Hàn dựa vào hoạt động xuất khẩu than để giữ nền kinh tế tồn tại, nhưng khó mà tính được là giá trị thực sự của ngành này là gì, bởi số liệu chỉ có được từ các quốc gia nhập khẩu than Bắc Hàn.
Hầu
hết than Bắc Hàn được xuất sang Trung Quốc, là nước hồi 2/2017 đã ra
lệnh cấm nhập than của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, một số nhà phân tích đặt
câu hỏi về bản chất của lệnh trừng phạt này.
"Có những người theo
dõi hành trình tàu bè, và họ đã nhìn thấy các tàu của Bắc Hàn đậu tại
các cảng dỡ than của Trung Quốc ngay cả khi đã có lệnh cấm. Tôi tin rằng
Trung Quốc đã gián đoạn việc nhập than, nhưng không phải là thôi hoàn
toàn," Kent Boydston, nhà nghiên cứu, phân tích từ Viện Kinh tế Quốc tế
Peterson nói.
Cho tới 1973, Bắc Hàn và Nam Hàn khá tương đương nhau về mức độ thịnh vượng.
Kể
từ đó, Nam Hàn đã phát triển vũ bão, trở thành một trong các nhà sản
xuất công nghiệp hàng đầu thế giới, với các đại công ty như Samsung hay
Hyundai nổi tiếng toàn cầu.
Bắc Hàn dậm chân mãi như thời thập niên 1980, với hệ thống kinh tế quốc doanh điều hành.
Đứng thứ 52 thế giới về mặt dân số, nhưng Bắc Hàn được coi là quốc gia có nền quân sự lớn thứ tư thế giới.
Chi
phí quốc phòng ước tính chiếm tới 25% tổng GDP, và hầu như mọi đàn ông
Bắc Hàn đều phải trải qua huấn luyện quân sự dưới hình thức này hay hình
thức khác.
Hàng loạt nạn đói hồi cuối thập niên 1990 khiến tuổi thọ Bắc Hàn giảm mạnh. Nhưng ngay cả khi không vướng gì yếu tố này thì miền Bắc vẫn có tuổi thọ trung bình thấp hơn 12 năm.
Tình trạng khan hiếm thực phẩm ở Bắc Hàn vẫn tồn tại, và đó là một trong những lý do khiến người Nam Hàn thọ hơn người miền Bắc.
Trong năm 2017, tỷ lệ sinh nở ở Nam Hàn đạt mức thấp
kỷ lục, trong lúc nước này tiếp tục phải đối phó với tình trạng đã kéo
dài suốt cả thập niên, là cần phải tăng mức sinh nở.
Nam Hàn đã
chi chừng 70 tỷ đô la cho các khoản tặng tiền khi sinh con, cải thiện
chế độ nghỉ thai sản và chi trả cho việc chữa bệnh hiếm muộn, vô sinh.
Bài do Alex Murray và Tom Housden thực hiện. Đồ họa: Mark Bryson, Gerry Fletcher và Prina Shah.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét