Ảnh chụp ông Trịnh Xuân Thanh trên đài truyền hình Việt Nam VTV nói ông đã tự ra đầu thú ở Hà Nội ngày 03/08/2017.REUTERS/Kham
Chính
phủ Đức hiện vẫn còn rất bực tức về vụ một cựu quan chức Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam, ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Berlin để đưa về Việt
Nam. Phía Đức dứt khoát đòi Việt Nam phải đáp ứng những yêu cầu của họ
về vụ này, trong khi Hà Nội thì đang cố xoa dịu.
Bên
lề Hội nghị về phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích
ứng với biến đổi khí hậu, diễn ra tại Cần Thơ, hôm qua, 26/09/2017, đã
có một sự kiện đáng chú ý đó là phó thủ tướng Việt Nam Vương Đình Huệ đã
tiếp Bí thư thứ nhất của sứ quán Đức tại Việt Nam. Tham gia tiếp bà
Luisa Bergfeld, đặc trách hợp tác kinh tế và phát triển của sứ quán Đức,
có cả bộ trưởng bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Nguyễn Chí Dũng.
Cuộc tiếp xúc giữa hai nhân vật cao cấp trong chính phủ Việt Nam với một nhà ngoại giao Đức diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước trở nên khá căng thẳng kể từ sau vụ ông Trịnh Xuân Thanh, cựu chủ tịch Tổng công ty xây lắp dầu khí, bị bắt cóc ở Berlin vào cuối tháng 7 vừa qua. Cho tới nay, Hà Nội vẫn không thừa nhận ông Thanh đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc, mà vẫn khẳng định cựu quan chức bị cáo buộc tham nhũng này đã tự nguyện trở về nước để ra đầu thú nhà chức trách.
Khi tiếp Bí thư thứ nhất sứ quán Đức hôm qua, phó tướng Vương Đình Huệ đã tuyên bố là chính phủ Việt Nam “coi trọng việc gìn giữ và phát triển mối quan hệ hợp tác chiến lược với chính phủ Đức”.
Về phần mình, theo tường thuật của báo chí chính thức của Việt Nam, bà Lucia Bergfeld đáp lại rằng chính phủ Đức “sẽ hợp tác chặt chẽ” với chính phủ Việt Nam về các lĩnh vực tài chính và kỹ thuật.
Thông tin về cuộc tiếp xúc giữa đại diện chính phủ Việt Nam với đại diện ngoại giao Đức được đăng tải rộng rãi trên báo chí chính thức nhằm chứng tỏ là quan hệ Đức-Việt Nam vẫn tốt đẹp. Nhưng trên thực tế, vụ Trịnh Xuân Thanh đang gây tác hại nặng nề cho quan hệ giữa hai nước.
Trả đủa về vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, chính phủ Đức hôm 22/09 vừa qua đã thông báo tạm dừng mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, đồng thời thông báo trục xuất thêm một nhân viên ngoại giao của sứ quán Việt Nam ở Berlin (sau khi đã trục xuất tùy viên an ninh của sứ quán Việt Nam vào đầu tháng 8).
Trên mạng cũng đã có nhưng thông tin rằng phía Đức đã ngưng cấp thi thực nhập cảnh cho các đoàn doanh nghiệp, các đoàn chính phủ và sinh viên Việt Nam. Nhưng sứ quán ở Việt Nam vừa bác bỏ thông tin đó, khẳng định là việc tạm dừng mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước không ảnh hưởng gì đến việc cấp visa.
Trong tuyên bố ngày 22/09 (theo bản tiếng Việt đăng trên trang web của các cơ quan đại diện ngoại giao của CHLB Đức tại Việt Nam), phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Đức đã tái khẳng định : “Vụ bắt cóc đã vi phạm trắng trợn luật pháp Đức và luật pháp quốc tế, điều mà chúng tôi không bao giờ dung thứ”.
Phát ngôn viên này cho biết là cho tới nay, chính phủ Việt Nam vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của phía Đức là Việt Nam xin lỗi và cam kết không vi phạm pháp luật tương tự trong tương lai. Phía Việt Nam cũng không khẳng định rõ là sẽ xử lý những người có trách nhiệm trong vụ việc.
Việt Nam lại càng khó mà đáp ứng yêu cầu của Berlin là đưa ông Trịnh Xuân Thanh trở lại Đức để họ cứu xét đơn xin tị nạn của ông. Lý do là vì ông Trịnh Xuân Thanh là nhân vật trung tâm của vụ án tham nhũng trong ngành dầu khí, một vụ án vừa được mở rộng thêm với việc công an Việt Nam cách đây hai ngày quyết định khởi tố và bắt tạm giam kế toán trưởng của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Chưa biết là việc Đức tạm dừng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam sẽ có tác động ra sao đến bang giao giữa hai nước, nhưng rõ ràng là Berlin đang nâng dần mức độ trả đủa tùy theo thái độ của Hà Nội trong vụ Trịnh Xuân Thanh.
Cuộc tiếp xúc giữa hai nhân vật cao cấp trong chính phủ Việt Nam với một nhà ngoại giao Đức diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước trở nên khá căng thẳng kể từ sau vụ ông Trịnh Xuân Thanh, cựu chủ tịch Tổng công ty xây lắp dầu khí, bị bắt cóc ở Berlin vào cuối tháng 7 vừa qua. Cho tới nay, Hà Nội vẫn không thừa nhận ông Thanh đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc, mà vẫn khẳng định cựu quan chức bị cáo buộc tham nhũng này đã tự nguyện trở về nước để ra đầu thú nhà chức trách.
Khi tiếp Bí thư thứ nhất sứ quán Đức hôm qua, phó tướng Vương Đình Huệ đã tuyên bố là chính phủ Việt Nam “coi trọng việc gìn giữ và phát triển mối quan hệ hợp tác chiến lược với chính phủ Đức”.
Về phần mình, theo tường thuật của báo chí chính thức của Việt Nam, bà Lucia Bergfeld đáp lại rằng chính phủ Đức “sẽ hợp tác chặt chẽ” với chính phủ Việt Nam về các lĩnh vực tài chính và kỹ thuật.
Thông tin về cuộc tiếp xúc giữa đại diện chính phủ Việt Nam với đại diện ngoại giao Đức được đăng tải rộng rãi trên báo chí chính thức nhằm chứng tỏ là quan hệ Đức-Việt Nam vẫn tốt đẹp. Nhưng trên thực tế, vụ Trịnh Xuân Thanh đang gây tác hại nặng nề cho quan hệ giữa hai nước.
Trả đủa về vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, chính phủ Đức hôm 22/09 vừa qua đã thông báo tạm dừng mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, đồng thời thông báo trục xuất thêm một nhân viên ngoại giao của sứ quán Việt Nam ở Berlin (sau khi đã trục xuất tùy viên an ninh của sứ quán Việt Nam vào đầu tháng 8).
Trên mạng cũng đã có nhưng thông tin rằng phía Đức đã ngưng cấp thi thực nhập cảnh cho các đoàn doanh nghiệp, các đoàn chính phủ và sinh viên Việt Nam. Nhưng sứ quán ở Việt Nam vừa bác bỏ thông tin đó, khẳng định là việc tạm dừng mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước không ảnh hưởng gì đến việc cấp visa.
Trong tuyên bố ngày 22/09 (theo bản tiếng Việt đăng trên trang web của các cơ quan đại diện ngoại giao của CHLB Đức tại Việt Nam), phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Đức đã tái khẳng định : “Vụ bắt cóc đã vi phạm trắng trợn luật pháp Đức và luật pháp quốc tế, điều mà chúng tôi không bao giờ dung thứ”.
Phát ngôn viên này cho biết là cho tới nay, chính phủ Việt Nam vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của phía Đức là Việt Nam xin lỗi và cam kết không vi phạm pháp luật tương tự trong tương lai. Phía Việt Nam cũng không khẳng định rõ là sẽ xử lý những người có trách nhiệm trong vụ việc.
Việt Nam lại càng khó mà đáp ứng yêu cầu của Berlin là đưa ông Trịnh Xuân Thanh trở lại Đức để họ cứu xét đơn xin tị nạn của ông. Lý do là vì ông Trịnh Xuân Thanh là nhân vật trung tâm của vụ án tham nhũng trong ngành dầu khí, một vụ án vừa được mở rộng thêm với việc công an Việt Nam cách đây hai ngày quyết định khởi tố và bắt tạm giam kế toán trưởng của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Chưa biết là việc Đức tạm dừng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam sẽ có tác động ra sao đến bang giao giữa hai nước, nhưng rõ ràng là Berlin đang nâng dần mức độ trả đủa tùy theo thái độ của Hà Nội trong vụ Trịnh Xuân Thanh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét