Một số người dân xã Lai Vu, Hải
Dương khẳng định đã bị giới chức dùng vòi rồng, dùi cui đánh đuổi sau hơn 5
tháng biểu tình phản đối công ty dệt Pacific Crystal xả thải gây ô nhiễm. Trong khi đó, báo địa phương Hải
Dương lại nói cơ quan chức năng "đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động,
giải thích nên việc giải tỏa không gặp sự phản đối của người dân".
Vụ việc trưa 25/9 được cho là đỉnh
điểm của những xung đột, mâu thuẫn phức tạp ở địa phương. Từ việc kháng cự thu hồi đất cho
khu công nghiệp vì người dân cho rằng giá đến bù quá rẻ, đến việc lo sợ môi trường
sống ở Lai Vu và các vùng lân cận đang bị đe dọa nặng nề vì chất xả thải từ nhà
máy dệt.
'Đánh dã man'
Nhiều người dân dường như vẫn
chưa hết bàng hoàng từ sau vụ việc hôm 25/9. Bà Sim, một người dân cũng có mặt
tại cuộc đụng độ, kể lại với BBC:
"Chiều hôm qua nhiều người
dân ra rất đông dù mưa gió rất to. Dân sợ lực lượng của Hải Dương đến tàn sát
dân, nên ra dựng thêm ba lều nữa.
"Tôi ở lại lều với mọi người
từ tối 24/9 đến sáng 25. Hôm đấy ở Hải Dương mưa rất to. Người dân phải ở trực
chiến, sống cái cảnh chen chúc, mưa gió rất là khổ. Đến tầm trưa thì mưa ngớt,
thì đến một giờ rưỡi chiều lực lượng công an vào."
Ông Nguyệt, một người dân khác
cũng tham gia vào cuộc đụng độ, thì bức xúc nói:
"Chúng nó đánh dã man lắm!
Tàn ác vô cùng."
"Tôi nghĩ họ còn thuê cả xã
hội đen, vì không công an nào lại đi dánh người dân dã man như thế, 5-6 người
nhảy vào đánh đập một người dân," ông Nguyệt nói. Hai người bị bắt giữ sau
đó đã được đưa về với gia đình.
Ông Nguyệt cáo buộc có hai người
bị đánh vào đầu, một người bị khâu sáu mũi, một người thì bị khâu hai mũi, gãy
răng, còn hàng chục người khác, hầu hết là phụ nữ và người già thì bị đánh bầm
tím người.
"Tôi thấy hành động trên nó
quá khủng khiếp, tàn sát còn hơn cả đế quốc ngày xưa…," bà Sim lặng lẽ
nói.
"Nhà nước vẫn dạy công an vì
nước vì dân chứ không phải vì doanh nghiệp nước ngoài thuê đất, vì đồng tiền
hành hạ người dân."
Ngay sau khi dẹp lều và đưa hết
người dân phản đối ra khỏi khu vực, bà Sim cùng những người dân khác bất lực
nhìn ba xe tải chở ống nhựa vào công ty dệt.
Người dân cáo buộc
500 người của lực lượng công an và chống bạo động đến giải tán khu lều bạt hôm
25/9
"Chúng tôi biết vì ban đêm họ
thuê người vào đó đào bới chôn ống để xả thải, còn đổ ở đâu thì chúng tôi vẫn
không biết," bà nói với BBC hôm 27/9.
Trong khi đó, báo địa phương Hải
Dương lại nói hôm 25/9 cơ quan chức năng "đã làm tốt công tác tuyên truyền,
vận động, giải thích nên việc giải tỏa không gặp sự phản đối của người
dân".
Khi được BBC hỏi lại hôm 27/9, bà
Sim nói "Điều đó là không đúng. Nếu đã thuyết phục người dân thì không phải
đánh đập người dân túi bụi như vậy. Cái này coi video clip mà những người dân đứng
ở xa quay lại là thấy. Còn mấy con mấy cháu thanh niên ở gần quay là bị thu điện
thoại hết rồi."
'Nước xả hôi thối, khói xả tanh
tưởi'
Nhà máy dệt Hong Kong Pacific
Crystal đi vào hoạt động từ 2015 với vốn đầu tư hơn 180 tỷ đôla. Tuy nhiên kể từ
khi nhà máy đi vào hoạt động, người dân quanh trong xã đã liên tục phản ánh về
tình trạng nhà máy thải khói và xả hóa chất gây ô nhiễm môi trường.
"Công ty dệt Pacific xả khói
mùi vừa tanh vừa thối, rất khó thở," bà Sim nói.
Còn ông Nguyệt thì nói:
"Khói thải ra, mùi kinh lắm, khét như đốt giấy ni lông."
Công ty dệt được bao quanh bởi
sông Rạng, giáp ba xã Cộng Hòa, Lai Vu và Ái Quốc, nước xuôi sông qua TP Hải
Dương, xuống Hải Phòng rồi ra cửa biển.
Một trong hai người
dân bị đánh chảy máu đầu
Bà Sim cho biết, dân cư ở quanh
khu công nghiệp cũng rất đông, mật độ dân cư khá dày.
"Lượng khi thải thì ảnh hưởng
không chỉ 8000 dân Lai Vu mà sẽ theo nguồn nước xuống tới tận Hải Phòng. Còn
khí thải khói trên trời thì sẽ ảnh hưởng khoảng 20.000 người dân sống trong bán
kính 3-4km nhà máy…"
"Người dân rất sợ nếu như
cái công ty này ở đây thì dân sẽ bị bệnh tim mạch, ung thư… thì có làm cả đời
cũng không đủ tiền chữa bệnh. Có bỏ vài trăm hay tiền tỉ thì con em mình vẫn chết,
mà chết trong đau đớn…," bà Sim phân trần.
Một bài trên báo Tiền Phong tháng
Hai 2017 dẫn lời Phó Giám đốc Ban Quản lý KCN Lai Vu Vũ Xuân Dũng nói Công ty
Pacific Crystal hoàn thiện giai đoạn hai sẽ sử dụng lượng hoá chất lên tới gần
600.000 tấn/năm.
Bà Sim và ông Nguyệt cho biết người
dân Lai Vu đã dựng lều bạt chặn lối vào cổng công ty dệt từ hơn 5 tháng nay. Từ
tháng Bảy, người dân còn đặt chai lọ tẩm xăng và cả một chiếc quan tài ngay giữa
lối đi vào chính của công ty.
"Chúng tôi quyết tâm bằng được
không để công ty dệt hoạt động trở lại. Chúng tôi dựng lều để phản đối không
cho công nhân vào!" Bà Sim nói.
Theo bà Sim thì kể từ khi người
dân dựng lều chặn lối vào, công ty dệt ban đầu vẫn lén lút đưa người vào làm,
nhưng về sau ít công nhân quá nên đã ngừng hoạt động.
Tuy nhiên theo người dân, những
người làm bảo vệ khu công nghiệp cho biết, sau khi công an và chính quyền dẹp lều
của người dân hôm 25/9, công ty này đã ra thông báo sẽ hoạt động trở lại vào Thứ
Hai tới, ngày 2/10 và bắt đầu tuyển dụng công nhân trở lại.
Tiền phạt
Công ty Dệt Pacific Crystal đã từng
hai lần bị UBND tỉnh Hải Dương và Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường)
xử phạt với số tiền hơn 1,1 tỷ đồng và yêu cầu khắc phục sự cố môi trường.
Bà Sim cho biết hôm 25/5 khi về đối
thoại với người dân, Chủ tịch UBND Tỉnh Nguyễn Dương Thái nói toàn bộ số tiền
phạt Pacific Crystal đóng sẽ xung vào công quỹ nhà nước, không có phần nào chi
vào việc đền bù thiệt hại.
"Ông ấy nói 'Người ta bị hai
lần rồi, cho người ta thêm một cơ hội nữa'," bà Sim dẫn lại lời ông Thái.
"Nếu một người cán bộ tỉnh Hải
Dương mà vì dân thì đã phải cho đóng nhà máy rồi. Cứ để công ty hoạt động thì
thường dân không thể chấp nhận được," bà nói thêm.
Gần đây nhất, vào ngày 19/9, Ủy
ban nhân dân tỉnh Hải Dương tổ chức họp báo liên quan đến mâu thuẫn giữa người
dân Lai Vu và công ty dệt.
Hình ảnh cống thoát
nước mưa của công ty dệt Pacific Crystal nhưng lại đen kịt màu thuốc nhuộm?
Người dân thuật lại rằng chính
quyền Hải Dương cam kết, 'không đánh đổi môi trường lấy kinh tế'. Ông Trương
Văn Hơn, chánh văn phòng UBND tỉnh nói sẽ đóng cửa công ty dệt nếu công ty này
lại tái phạm.
"Họ chỉ nói vậy, mà cứ để
công ty hoạt động rồi xả thải," bà Sim cáo buộc.
Thu hồi đất
Cuối năm 2003 UBND tỉnh Hải Dương
tiến hành thu hồi 212ha đất để xây dựng khu công nghiệp Lai Vu. Bà Sim nói cả
Lai Vu có 247ha đất nông nghiệp thì đã thu hồi gần 90% diện tích mà lại không
có quyết định thu hồi đất nên người dân rất bức xúc, làm đơn khiến kiện lên
trung ương.
Có khoảng hơn 1000 hộ bị thu hồi
đất. Theo bà Sim, ban đầu chính quyền đền bù 62 tỷ nhưng sau khi dân kiện cáo
quá nhiều, xã đã lấy 24 tỷ quỹ phúc lợi để đền bù cho người dân. Tuy nhiên, từ
năm 2003 đến nay vẫn còn hơn 300 hộ không chịu nhận tiền.
Ông Nguyệt, một trong những hộ
không chấp nhận đền bù nói: "Trả có 9 triệu 3, 9 triệu 2 một sào lấy làm
cái gì."
Bà Sim thì nói "Đã hơn mười
mấy năm rồi, nhiều cụ thì cũng đã mất. Con cháu thì người ta nhận tạm tiền để
làm ma chay cho các cụ. Coi như mất đất. Còn một số hộ thì vẫn không chịu nhận
tiền. Họ tính 13.000/m2 theo giá đất dịch vụ, chưa bằng một bát bún sáng của
người dân thì ai mà chịu."
Bà Sim cho biết suốt nhiều năm liền
từ người dân liên tục làm đơn khiếu kiện, kiến nghị lên trung ương. Thanh tra
chính phủ đưa công văn về yêu cầu tỉnh Hải Dương giải quyết nhưng dân cho rằng
phía tỉnh vẫn không giải quyết, người dân lại tiếp tục lên trung ương khiếu nại,
cứ như vậy một vòng lẩn quẩn không dứt.
BBC đã tìm cách liên hệ với chính
quyền tỉnh Hải Dương nhưng không liên lạc được. Khi BBC gọi đến Sở Tài nguyên
Môi trường thì người văn thư nói không hay biết thông tin gì về các vụ xả thải
của công ty dệt Pacific Crystal, và người phát ngôn viên là giám đốc sở, nhưng
ông này "đi vắng".
cảm ơn bạn đã chia sẻ thông tin.
Trả lờiXóaVan điện từ thường mở
van góc khí điều khiển
Van điện từ dùng cho hơi nước
Van điện từ dùng cho hơi
van điều khiển khí nén
Van điện từ mini