III/Khảo sát một số trường hợp kêu gọi và chuẩn bị khởi kiện
Có thể nói rằng, không phải bây giờ, tức
là sau khi ông Trịnh Vĩnh Bình kiện nhà cầm quyền Việt Nam và có dấu hiệu thắng
kiện, phong trào dân chủ mới đặt vấn đề khởi kiện nhà cầm quyền Việt Nam ra các
tòa án quốc tế. Trước đó, đã có những cố gắng rất đáng lưu tâm, và đến nay cần
được xem xét thỏa đáng. Chúng ta có thể thấy, có ba trường hợp, ba nơi (người,
nhóm người) có ý định và đã kêu gọi việc khởi kiện nhà cầm quyền Việt Nam ra
tòa án quốc tế (tất nhiên có thể còn có những trường hợp khác mà người viết bài
này chưa biết). Chúng ta cùng xem xét, phân tích các khả năng để có thể tập
trung vào những nơi khả quan, để đem lại hiệu quả cao nhất.
1/ Trường hợp kêu gọi tố
cáo để khởi kiện nhà nước Việt Nam của ông Đặng Chí Hùng
Ngày 21/11/2013, trên một số trang mạng
có đăng lời kêu gọi đồng bào tố cáo để khởi kiện nhà cầm quyền Việt Nam với những
tội danh xuyên suốt chiều dài lịch sử, từ khi đảng cộng sản cướp chính quyền
cho đến tận ngày kêu gọi khởi kiện. Lời kêu gọi người dân chung tay tố cáo để
khởi kiện đảng cộng sản và nhà cầm quyền Việt Nam bao gồm rất nhiều nội dung, tội
ác trải qua nhiều thời kỳ. Lời kêu gọi cũng liệt kê các tội ác để khởi kiện
như: tội ác xâm lược, tội ác chiến tranh, tội ác diệt chủng, tội ác chống nhân
loại, vi phạm bộ luật nhân quyền quốc tế. Toàn bộ thời gian lịch sử được chia
làm ba giai đoạn: giai đoạn từ năm 1945 - 1969; giai đoạn từ 1969 - 1975; giai
đoạn từ 1975 tới nay. Có thể nói rằng, đó là bản cáo trạng toàn diện về tội ác
của đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam từ trước đến nay.
Cơ sở để tác giả Đặng Chí Hùng đưa ra lời
kêu gọi đó là trong lịch sử đã có các chủ thể, nhà nước bị kiện vì tội ác chiến
tranh, tội ác diệt chủng và tội ác chống nhân loại. Ví dụ Đức Quốc Xã, Pôn - Pốt
hoặc mới nhất là Giang Trạch Dân và Lý Bằng bị tòa án Tây Ban Nha xét xử. Mục
đích của việc tố cáo để khởi kiện là để nhân dân biết, hiểu rõ hơn bộ mặt thật
của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, để cảnh báo quốc tế không quan hệ, giao
lưu làm ăn với nhà nước cộng sản Việt Nam, và cuối cùng là chế tài đối với lãnh
đạo cộng sản Việt Nam hiện nay.
Do không thể cập nhật được các kế hoạch,
chương trình tiếp theo của lời kêu gọi này, nên việc đưa ra đánh giá, nhận định
sẽ rất khó khăn. Nếu chỉ khảo sát qua lời kêu gọi này, chúng ta thấy lời kêu gọi
mang nhiều ý nghĩa chính trị, tuyên truyền và tố cáo, nhưng tính chất khả thi
thì hầu như chưa thấy đâu bởi vì nội dung đúng là mới chỉ dừng lại ở lời kêu gọi.
Chúng ta chưa thấy một chương trình, kế hoạch cụ thể nào? Ví dụ sẽ khởi kiện ở
đâu? tòa án nào? Thời gian và thời điểm khởi kiện ra sao? Các cơ sở pháp lý của
việc khởi kiện là gì? Nguồn lực tài chính cho chi phí khởi kiện lấy từ đâu? các
thành phần nào đứng đơn, thành phần nào hậu thuẫn..vv... tóm lại, chưa có
chương trình kế hoạch cụ thể nào. Chúng ta cần lưu ý hai điều nếu muốn tiếp tục
lời kêu gọi và hành động theo hướng này. Thứ nhất, các vụ án khởi kiện tương tự,
thường tập trung vào một hoặc một vài nội dung cụ thể, trực tiếp. Ví dụ, kiện
Pôn - Pốt là tội ác diệt chủng liên quan trực tiếp đến hai triệu người
Campuchia bị tàn sát. Kiện Giang Trạch Dân là kiện vụ đàn áp Pháp Luân Công.
Như vậy, việc kiện chính trị cần tập trung vào một tội danh với vụ việc cụ thể.
Thứ hai, việc khởi kiện quốc tế là vô cùng tốn kém, cần chuẩn bị tốt về nguồn lực
tài chính, cụ thể là kêu gọi các mạnh thường quân hoặc quyên góp của đồng bào.
Cả hai việc kêu gọi đều rất khó khăn, vất vả.
2/ Trường hợp khởi kiện
nhà nước Việt Nam liên quan đến vấn đề đất đai ở Dương Nội
Mới đây, trên mạng xã hội facebook, anh
Trịnh Bá Phương, con trai nữ tù nhân lương tâm, dân oan Cấn Thị Thêu đã thông
báo ngày 16/9 rằng, anh đã tiếp xúc với một luật sư ở Hà Nội hỏi thủ tục, để kiện
nhà cầm quyền cộng sản ra Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (ICC). Anh Phương tiết lộ, một
người tin cẩn của anh vào năm 2015 đã liên lạc với văn phòng luật sư quốc tế
thuộc Tòa Án Công Lý Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc (ICJ), nhằm kêu gọi họ giúp đỡ
dân oan bị cướp đất kiện nhà cầm quyền Việt Nam ra toà quốc tế. Các luật sư của
ICJ cho biết họ cần sự hỗ trợ từ luật sư trong nước, cho nên anh Phương đang
tìm kiếm sự hỗ trợ từ các luật sư trong nước. Liên quan tới vấn đề này, báo Tuổi
Trẻ hôm thứ Bảy 16/09 cho biết, Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (ICC) vừa quyết định mở
rộng phạm vi thụ lý sang những vụ kiện liên quan tới tội ác hủy hoại môi trường,
khai thác tài nguyên thiên nhiên phi pháp và trưng thu trái pháp luật đất đai của
người dân. ICC được thành lập theo Quy Chế Rome 1998, có trụ sở chính thức tại
The Hague, Hoà Lan, vốn là một tòa án thường trực có trách nhiệm truy tố những
cá nhân phạm tội ác diệt chủng, tội ác chống nhân loại, tội ác chiến tranh và tội
ác xâm lược.
Vụ việc này ngoài một thông báo ngắn gọn,
chúng ta chưa có thêm thông tin để phân tích cũng như bình luận. Nhưng có một yếu
tố đặc biệt, đây là những người Việt, đang sống ở trong nước lại có ý định khởi
kiện nhà cầm quyền Việt Nam ra tòa án quốc tế. Điều này vừa có sự độc đáo những
cũng tạo ra sự lo âu về việc những người khởi kiện có thể gặp phải sự trả thù của
nhà cầm quyền. Hoặc nếu không trả thù thì việc xúc tiến, hoạt động khởi kiện
cũng bị gặp khó khăn, cản trở. Dưới góc độ đấu tranh và ủng hộ người đấu tranh,
chúng ta hi vọng những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với người dân Dương Nội nói
chung và gia đình anh Trịnh Bá Phương nói riêng...
(còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét