Chính phủ vừa ban hành Nghị định 28 quy định phạt 15 đến 20
triệu đồng đối với hành vi “tàng trữ, phổ biến trái phép ghi âm, ghi hình tác
phẩm chưa được phổ biến, chưa dán nhãn kiểm soát”.
Đối tượng tác phẩm mà nghị định này nhằm vào hẳn là các sáng
tác âm nhạc của miền nam Việt Nam trước năm 1975, trong đó có những “bản bolero
thần thánh” mà giai điệu và ca từ đã in sâu vào trái tim hàng triệu người yêu
nhạc Việt Nam, qua nhiều thế hệ, như Con đường xưa em đi (Châu Kỳ - Hồ Đình
Phương), Rừng lá thấp (Trần Thiện Thanh), Trên bốn vùng chiến thuật (Trúc
Phương), Thành phố buồn (Lam Phương)…
Đương nhiên các con lợn hành nghề quản lý cũng hiểu cấm đoán
âm nhạc nói riêng và văn hóa nghệ thuật nói chung là hành vi phản văn hóa và tố
cáo bản chất độc tài của chế độ. Vậy nên chúng phải đưa ra các lý do cấm rất buồn
cười như “do còn nhiều dị bản”, “có dị bản sai lời”, “chưa xác định được tác giả,
tính chất, hoàn cảnh ra đời” ca khúc, v.v.
Khinh rẻ trí thức, văn nghệ sĩ, luôn coi họ là “chiến sĩ” –
tức là thằng lính – trên mặt trận văn hóa tư tưởng, luôn coi nghệ thuật là công
cụ để phục vụ các mục tiêu chính trị. Ấy thế nhưng cộng sản lại vẫn ngấm ngầm sợ
họ và sợ ảnh hưởng của họ đối với quần chúng. Vừa sợ vừa ghen ghét.
Cách đây mười năm, vào mùa xuân năm 2007, các con lợn làm quản
lý cũng bật đèn xanh cho tổ chức một cuộc thi bình chọn 100 bài thơ hay nhất thế
kỷ 20. Kết quả: Có đến 94 bài thơ là của các thi sĩ sinh trưởng ở miền Bắc
và/hoặc theo "bên thắng cuộc" (cộng sản). Còn 6 thi sĩ miền Nam lọt
vào danh sách (như Phạm Thiên Thư với “Cổ Lũy cô thôn”) thì tác phẩm được chọn
cũng chẳng phải tác phẩm hay nhất của họ, thậm chí còn dở. Hệt như ban tổ chức
cố ý “chơi” thi sĩ gốc Sài Gòn vậy, bằng cách trưng bài thơ dở nhất của họ ra
và nói với độc giả: Đấy nhé, tinh hoa Sài Gòn đấy nhé, cũng chỉ đến thế thôi.
Nực cười nhất là người có thi phẩm đứng đầu trong danh sách
100 bài thơ thế kỷ là Hồ Chí Minh, với bài thơ chữ Hán “Nguyên Tiêu”. Ngoài bài
này ra, 99 bài còn lại được sắp xếp theo thứ tự abc trong tên tác giả.
...
Có thể thấy cộng sản thù ghét văn hóa - nghệ thuật Sài Gòn
trước 1975 tới mức nào.
Vấn đề đặt ra là: Ghét thì bôi xấu được không? Cấm được
không?
Không bao giờ. Không ai lấy được âm nhạc Miền Nam ra khỏi
tâm hồn chúng tôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét