Nhà hoạt động/blogger Nguyễn Đình
Hà (trái) mới bị an ninh Việt Nam sách nhiễu ở Tp. HCM.
Nhà hoạt động Nguyễn Đình Hà cáo
buộc bị “sách nhiễu” ở thành phố Hồ Chí Minh cuối tuần qua. Cùng bị “sách nhiễu”
là hai học viên của một lớp về hoạt động xã hội dân sự. Ông Hà cho VOA biết, vụ việc xảy
ra tối hôm 23/9 với việc các sỹ quan an ninh Việt Nam mặc thường phục thừa lúc
ông đi vắng đã “đột nhập” vào và “lục soát” căn hộ nơi ông tạm trú ít ngày ở
phường 5, quận 11.
Khi ông quay lại căn hộ, các nhân
viên an ninh vẫn ở trong đó và ép buộc ông phải trả lời các câu hỏi của họ. Ông
Hà, người đã có nhiều bài viết trên Internet về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam,
nói rằng ông đã bị các nhân viên an ninh đánh nhiều lần vào đầu, nhưng không
nguy hiểm đến tính mạng.
Phía an ninh nói với ông Hà rằng
họ nghi ông có mặt ở Tp.HCM để tham gia dạy về hoạt động xã hội dân sự trong
chương trình do một nhà hoạt động khác là ông Nguyễn Hồ Nhật Thành điều hành.
Ông Thành xác nhận với VOA rằng
căn hộ nơi ông Hà tạm trú là nơi diễn ra các “buổi chia sẻ kiến thức căn bản về
dân chủ”.
Hai học viên của các buổi học học
gồm một nữ và một nam đã đến căn hộ không lâu sau khi ông Nguyễn Đình Hà bị an
ninh “phục kích”, và họ cũng đã bị đưa về một đồn công an phường gần đó cùng với
ông Hà.
Quát nạt và đe dọa dùng vũ lực,
các nhân viên an ninh khăng khăng cáo buộc ông Hà tham gia dạy cho các lớp “chống
phá chính quyền” của ông Nguyễn Hồ Nhật Thành.
Nhưng ông Hà khẳng định “không biết”,
“không liên quan” đến các lớp học như vậy, ông chỉ ở tạm thời trong căn hộ trước
khi tìm nơi ở mới. Nhà hoạt động từng tự ứng cử đại biểu quốc hội nhận định:
“Chứng tỏ ở đây là họ muốn đánh
phá một lớp học về xã hội dân sự. Cái đó chính là nguyên nhân họ ‘phục kích’ trong
căn hộ đó. Họ sợ người dân biết kiến thức liên quan đến pháp luật, chính trị,
truyền thông. Đó là những kỹ năng rất cơ bản giúp con người nói thật, biết những
quyền cơ bản của mình, từ đó thức tỉnh những ý thức chính trị, từ đó bước qua nỗi
sợ hãi và dấn thân vào con đường đưa Việt Nam trở thành nước dân chủ và tôn trọng
nhân quyền”.
Hồi tháng 12 năm ngoái, một vụ
sách nhiễu tương tự với một lớp về xã hội dân sự cũng đã xảy ra ở Tp.HCM. Nhà
hoạt động Nguyễn Hồ Nhật Thành, người đóng vai trò chủ chốt thực hiện các lớp học
đã bị đe dọa và tạm giữ khi đó.
Hơn nửa năm trôi qua không có vấn
đề gì với các lớp học này, nên ông Thành “khá bất ngờ” về sự việc vừa xảy ra với
ông Hà. Ông Thành đưa ra ý kiến:
“Tư duy ‘ta và địch’ họ vẫn giữ
cho đến hôm nay. Đối với những hoạt động có tính chất không vâng phục nhà cầm
quyền thì họ luôn đánh giá những hoạt động như vậy là mang tính thù địch. Họ
luôn kiếm mọi cách họ ngăn chặn, đàn áp, mặc dù tất cả những hoạt động đó đều
ôn hòa và hợp pháp”.
Nhà hoạt động Nguyễn Đình Hà cho
biết tại đồn công an, các nhân viên an ninh đã buộc ông phải cho họ tiếp cận
các dữ liệu trong máy tính xách tay, điện thoại di động, máy ảnh, các thẻ nhớ của
ông, sau khi họ “tịch thu” các thiết bị này mà không lập biên bản.
Theo lời ông Hà, trong máy ảnh và
các thẻ nhớ có các cuộc phỏng vấn giữa ông và một số nhà hoạt động.
Phía an ninh đã in ra các bài viết
của ông dành cho đài Á châu Tự do (RFA) và các tin nhắn trong tài khoản
Facebook cá nhân của ông, ông Hà cho hay.
Đã có hai nhân viên tự xưng là sỹ
quan hình sự mặc thường phục ép ông Hà viết một “bản thú tội” rằng ông là “phản
động” cũng như tham gia và nhận tiền từ các tổ chức chống phá Việt Nam.
Nhà hoạt động Nguyễn Đình Hà, hiện
là luật gia và đang học thạc sỹ luật nhân quyền, nói:
“Đối với tôi, an toàn sức khỏe của
cá nhân là quan trọng hơn, nên tôi thực hiện theo yêu cầu của họ. Tôi vẫn khẳng
định một điều trong đầu mình rằng những tờ giấy đó mình ghi nó như giấy gói xôi
ấy. Nó không có giá trị pháp lý đối với tôi hay cộng đồng quốc tế”.
Ông Hà cũng bị ép phải viết rằng
ông đồng ý “làm cơ sở cho cơ quan an ninh” – thuật ngữ để chỉ người làm chỉ điểm
hoặc hoạt động ngầm để thu thập thông tin cho Bộ Công an Việt Nam. Riêng về điều
này, ông cho VOA biết ông chỉ viết trong “bản thú tội” rằng ông sẽ “không làm
điều gì gây phương hại đến an ninh quốc gia và lợi ích dân tộc”.
Sau 20 tiếng bị tạm giữ và thẩm vấn,
ông Hà đã được thả nhưng ông sẽ phải “làm việc tiếp” với Tổng cục An ninh - Chi
nhánh phía Nam của Bộ Công an ở Tp.HCM vào ngày 27/9 tới, ông cho hay.
Chiều tối ngày 25/9, VOA Việt Ngữ
không thể liên lạc được với cơ quan an ninh này để hỏi ý kiến về trường hợp
liên quan tới ông Hà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét