Tổng thống Iran Rouhani đến họp báo bên lề Đại hội đồng LHQ ngày 20/09/2017.Reuters
Tương
lai thỏa thuận hạt nhân Iran chưa bao giờ trở nên bất định như lúc này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa hủy bỏ thỏa thuận. Châu Âu kêu gọi “bổ
sung” thêm. Trong khi đó, Iran kiên quyết từ chối mở lại đàm phán.Hôm
qua, 20/09/2017, bầu không khí tại Li ên Hiệp Quốc rất căng thẳng. Nhân
khóa họp thường niên Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 72, ngoại
trưởng Iran và sáu cường quốc tham gia ký kết thỏa thuận hạt nhân (Anh,
Nga, Pháp, Mỹ, Trung Quốc và Đức) đã có phiên họp đầu tiên kể từ sau
thắng lợi bầu cử của ông Donald Trump.
Cuộc họp kéo dài một giờ,
nhưng các bên đã không giải tỏa được bế tắc trước lời đe dọa ngày càng
quyết liệt của tổng thống đòi hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran mà chính
quyền Barack Obama đã ký.
Đây cũng là lần đầu tiên hai ngoại
trưởng Rex Tillerson của Hoa Kỳ và Mohammad Javad Zarif của Iran gặp
nhau và có những “trao đổi trực tiếp” khá lâu. Tuy nhiên, AFP nhận thấy
cho dù “cần thiết” lắng nghe quan điểm của các bên, như lời ngoại trưởng
Mỹ, cuộc họp hôm qua vẫn không xóa tan được mối ngờ vực về các dụng ý
của Hoa Kỳ.
Theo ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, thỏa thuận hạt
nhân Iran “có nhiều vấn đề lớn”. Tổng thống Donald Trump vẫn luôn khẳng
định đây là “một trong những hiệp định tồi tệ nhất mà Hoa Kỳ từng tham
gia” và ông nhiều lần đe dọa hủy bỏ văn bản này.
Như
để trấn an Hoa Kỳ, một số nước, trong đó có Pháp, đề xuất thương lượng
lại về một vài thời điểm áp dụng các nội dung của thỏa thuận, cũng như
các chủ đề phụ có liên quan như vai trò của Iran tại Trung Đông. Theo
tổng thống Pháp Emmanuel Macron, các bên không hẳn là “thương thuyết
lại” thỏa thuận, mà chỉ là “bổ sung” thêm.
Thế nhưng, trên diễn
đàn Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, tổng thống Iran Hasan Rohani đã dập tắt
mọi hy vọng mở lại đàm phán. Ông cho rằng thảo luận với một chính phủ
Mỹ chuyên “chà đạp các cam kết quốc tế của chính mình” chỉ làm “phí thời
gian”. Tổng thống Iran nhắc lại rằng “từng chữ từng câu” trong thỏa
thuận đã được các bên tham gia ký kết tranh luận gay gắt, đồng thời cảnh
báo nguy cơ “chỉ cần một viên gạch bị rút, cả một tòa nhà có thể sụp đổ
”.
Giờ đây, với tuyên bố trước báo giới “Tôi đã có quyết định” và
đe dọa hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran, Donald Trump đang làm cho cả
thế giới lo ngại. Vì từ đây đến ngày 15/10/2017, tổng thống Mỹ phải
“tuyên bố” trước Quốc Hội là Teheran có đã tuân thủ các cam kết hay
không. Nếu Donald Trump không làm việc này thì Hoa Kỳ sẽ lại ban hành
các biện pháp trừng phạt vốn đã được xóa bỏ trong khuôn khổ thoả thuận
hạt nhân Iran 2015, và hành động này được coi như là “ khai tử chính
trị” thỏa thuận, theo nhận định của các nhà ngoại giao.
Mặt khác,
giới ngoại giao lo ngại rằng thái độ quay ngoắt 180 độ của Hoa Kỳ trong
hồ sơ Iran sẽ gây ra những tác động tiêu cực khác: Khả năng lôi kéo Bắc
Triều Tiên trở lại bàn đàm phán phi hạt nhân hóa càng thêm xa vời.
Các
chuyên gia về Bắc Triều Tiên cảnh báo: Bình Nhưỡng theo dõi sát sao xem
“hồ sơ Iran được xử lý ra sao”, để có thể dự phóng được “số phận của
chính họ nếu như nước này một ngày nào đó phải chấp nhận từ bỏ vũ khí
hạt nhân ”.
Tổng thống Iran Rouhani đến họp báo bên lề Đại hội đồng LHQ ngày 20/09/2017.Reuters
Tương
lai thỏa thuận hạt nhân Iran chưa bao giờ trở nên bất định như lúc này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa hủy bỏ thỏa thuận. Châu Âu kêu gọi “bổ
sung” thêm. Trong khi đó, Iran kiên quyết từ chối mở lại đàm phán.
Hôm
qua, 20/09/2017, bầu không khí tại Liên Hiệp Quốc rất căng thẳng. Nhân
khóa họp thường niên Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 72, ngoại
trưởng Iran và sáu cường quốc tham gia ký kết thỏa thuận hạt nhân (Anh,
Nga, Pháp, Mỹ, Trung Quốc và Đức) đã có phiên họp đầu tiên kể từ sau
thắng lợi bầu cử của ông Donald Trump.
Cuộc họp kéo dài một giờ,
nhưng các bên đã không giải tỏa được bế tắc trước lời đe dọa ngày càng
quyết liệt của tổng thống đòi hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran mà chính
quyền Barack Obama đã ký.
Đây cũng là lần đầu tiên hai ngoại
trưởng Rex Tillerson của Hoa Kỳ và Mohammad Javad Zarif của Iran gặp
nhau và có những “trao đổi trực tiếp” khá lâu. Tuy nhiên, AFP nhận thấy
cho dù “cần thiết” lắng nghe quan điểm của các bên, như lời ngoại trưởng
Mỹ, cuộc họp hôm qua vẫn không xóa tan được mối ngờ vực về các dụng ý
của Hoa Kỳ.
Theo ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, thỏa thuận hạt
nhân Iran “có nhiều vấn đề lớn”. Tổng thống Donald Trump vẫn luôn khẳng
định đây là “một trong những hiệp định tồi tệ nhất mà Hoa Kỳ từng tham
gia” và ông nhiều lần đe dọa hủy bỏ văn bản này.
Như
để trấn an Hoa Kỳ, một số nước, trong đó có Pháp, đề xuất thương lượng
lại về một vài thời điểm áp dụng các nội dung của thỏa thuận, cũng như
các chủ đề phụ có liên quan như vai trò của Iran tại Trung Đông. Theo
tổng thống Pháp Emmanuel Macron, các bên không hẳn là “thương thuyết
lại” thỏa thuận, mà chỉ là “bổ sung” thêm.
Thế nhưng, trên diễn
đàn Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, tổng thống Iran Hasan Rohani đã dập tắt
mọi hy vọng mở lại đàm phán. Ông cho rằng thảo luận với một chính phủ
Mỹ chuyên “chà đạp các cam kết quốc tế của chính mình” chỉ làm “phí thời
gian”. Tổng thống Iran nhắc lại rằng “từng chữ từng câu” trong thỏa
thuận đã được các bên tham gia ký kết tranh luận gay gắt, đồng thời cảnh
báo nguy cơ “chỉ cần một viên gạch bị rút, cả một tòa nhà có thể sụp đổ
”.
Giờ đây, với tuyên bố trước báo giới “Tôi đã có quyết định” và
đe dọa hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran, Donald Trump đang làm cho cả
thế giới lo ngại. Vì từ đây đến ngày 15/10/2017, tổng thống Mỹ phải
“tuyên bố” trước Quốc Hội là Teheran có đã tuân thủ các cam kết hay
không. Nếu Donald Trump không làm việc này thì Hoa Kỳ sẽ lại ban hành
các biện pháp trừng phạt vốn đã được xóa bỏ trong khuôn khổ thoả thuận
hạt nhân Iran 2015, và hành động này được coi như là “ khai tử chính
trị” thỏa thuận, theo nhận định của các nhà ngoại giao.
Mặt khác,
giới ngoại giao lo ngại rằng thái độ quay ngoắt 180 độ của Hoa Kỳ trong
hồ sơ Iran sẽ gây ra những tác động tiêu cực khác: Khả năng lôi kéo Bắc
Triều Tiên trở lại bàn đàm phán phi hạt nhân hóa càng thêm xa vời.
Các
chuyên gia về Bắc Triều Tiên cảnh báo: Bình Nhưỡng theo dõi sát sao xem
“hồ sơ Iran được xử lý ra sao”, để có thể dự phóng được “số phận của
chính họ nếu như nước này một ngày nào đó phải chấp nhận từ bỏ vũ khí
hạt nhân ”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét