AFP
Một
nhân viên người Việt làm việc cho Văn phòng Liên bang về Nhập cư và Tỵ
nạn (viết tắt là BAMF) của Đức chính thức bị cho nghỉ việc từ ngày
1/9/2017.
Báo
chí Đức tường thuật về mối liên hệ giữa vị trí công tác của ông Hồ Ngọc
Thắng với vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, thậm chí còn đặt nghi vấn về
'cuộc sống nhị trùng' của ông, người mà báo DW coi là 'ban ngày làm
việc cho Đức, ban đêm phục vụ Đảng Cộng sản Việt Nam'.
Tuy
nhiên, BAMF hôm 31/8 cho BBC Tiếng Việt biết rằng cho đến thời điểm
này, việc điều tra cho thấy "chưa có mối liên hệ trực tiếp nào giữa nhân
viên đó với vụ bắt cóc".
Ông
Hồ Ngọc Thắng làm việc tại BAMF kể từ năm 1991 tới nay, nhưng không
được giao nhiệm vụ đánh giá hồ sơ tị nạn của người Việt Nam, BAMF nói.
Ông
Thắng đã bị tạm đình chỉ công tác kể từ 7/8, ngay khi BAMF nhận được
những thông tin về việc ông có những bài viết và thể hiện quan điểm cá
nhân trên mạng xã hội.
Trên
trang Facebook cá nhân, ông Hồ Ngọc Thắng hồi đầu tháng Tám đăng bài
"Quan hệ ngoại giao Đức - Việt sẽ ra sao trong vụ Trịnh Xuân Thanh?"
Trong
bài viết có những đoạn như: "Cho đến nay, các cơ quan Đức không có thể
đưa ra bất kỳ một bằng chứng nào cho thấy ông Trịnh Xuân Thanh bị 'bắt
cóc'", hay "tuyên bố của Bộ Ngoại giao Đức chủ yếu dựa vào phát biểu của
bà luật sư đại diện cho Trịnh Xuân Thanh trong thủ tục xét tị nạn", và
"bọn phản động trong và ngoài nước còn khai thác đề tài này lâu hơn".
Sau khi việc điều tra kết thúc, BAMF đã "ngay lập tức chấm dứt quan hệ lao động" với ông Hồ Ngọc Thắng, BAMF nói với BBC.
Tuy
không nêu lý do khiến ông Thắng bị cho nghỉ việc, nhưng BAMF nói với
BBC rằng tất cả các nhân viên của cơ quan này "đều bị ràng buộc bởi
nghĩa vụ trung thành và trung lập", và rằng các nhân viên "luôn được cấp
trên liên tục nhắc nhở về tầm quan trọng của nghĩa vụ này trong các
khóa tập huấn".
"Nhân viên này có thể đệ đơn khiếu nại lên tòa án lao động về việc bị sa thải," BAMF nói thêm.
Czech nghi ngờ về công an và tình báo VN?
Cũng
liên quan tới vụ Trịnh Xuân Thanh, truyền thông Czech nói cơ quan điều
tra tội phạm có tổ chức của nước này (NCOZ) hiện đang điều tra bên cạnh
giới chức Đức.
Phía Đức tin là ông Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt cóc bởi một số người sống hoặc từng sống tại Czech.
Nay, truyền thông Czech cho rằng trong số những người tham gia vụ việc có thể là công an Việt Nam.
Trang
domaci.ihned.cz trong bài viết cập nhật lần cuối hôm 29/8 dẫn nguồn
tuần báo Respekt và nhật báo Aktualne.cz nói rằng một trong những hướng
điều tra tập trung vào khả năng những người này thuộc nhóm công an từng
được Czech mời sang hồi hai năm trước để phối hợp phát hiện các hoạt
động tội phạm có tổ chức của người Việt, chủ yếu ở Trung tâm Thương mại
Sa Pa, thủ đô Prague.
Cảnh sát cũng xem xét khả năng là có một số điệp viên Việt Nam đã có mặt trong nhóm đó từ ban đầu mà phía Czech không biết.
Cho đến nay, có một người mang quốc tịch Việt Nam đã bị dẫn độ từ Czech sang Đức liên quan tới vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh.
Hôm 24/8, Tổng công tố Liên bang Đức ra thông cáo nói ông N. H. Long, 46 tuổi, quốc tịch Việt Nam đã được di lý sang Đức.
Thông
cáo nói nghi can đã lái một chiếc xe thuê từ Prague đến Berlin vào ngày
20/7, 3 ngày trước khi có thông tin ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc.
Chủ
chiếc xe Multivan VW (Volkswagen) bảy chỗ mang biển số 2AB-3140 nói với
BBC rằng khách thuê xe là ông Nguyễn Hải Long, người đứng tên chủ doanh
nghiệp Money Gram tại chợ Sa Pa.
"Cảnh
sát lấy xe vào lúc 17 giờ 41 phút ngày 28/7/2017" để điều tra việc sử
dụng xe trong thời gian từ 20 đến 23/7, chủ xe Bùi Quang Hiếu nói với
BBC Tiếng Việt hôm 10/8.
Ông
Bùi Quang Hiếu hôm 31/8 cho BBC Tiếng Việt biết ông được cảnh sát Đức
thông báo việc điều tra đối với chiếc xe đã xong, và ông sẽ được nhận
lại xe vào sáng 1/9.
Chuyến
công tác gần đây của Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn chưa
đạt kết quả gì trong đối thoại với phía Đức, một nguồn tin từ Hà Nội cho
biết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét