Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2019

13357 - Bộ máy tuyên truyền đối ngoại của Trung Quốc


Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) từ lâu có hình ảnh quốc tế thiếu sức hút  “sức mạnh mềm” khiêm tốn. Hình ảnh nghèo nàn này khiến cộng đồng quốc tế khó chấp nhận Trung Quốc trỗi dậy như một quốc cường toàn cầu. Với mục tiêu “hãnh diện” (yao mianzi) trên trường quốc tế, những năm gần đây, Đảng Cộng Sản Trung Quốc (CCP) đầu tư rất nhiều để cải thiện hình ảnh quốc tế.
CCP tin rằng thế giới bên ngoài có cái nhìn sai lệch về Trung Quốc đương đại bởi truyền thông phương Tây đã bóp méo sự thật. Trong một bài báo đăng trên trên tờ Nhật báo Quảng Minh vào tháng 5 năm 2014Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương ông Lưu Kỳ Bảo (Liu Qibao) bình luận, “Luôn có những người đánh giá Trung Quốc qua cặp kính màu. Họ nhìn đất nước chúng ta dướilăng kính của 'học thuyết mối đe dọa Trung Quốc', 'học thuyết về cướp bóc tài nguyên' hay 'học thuyết Trung Quốc sụp đổ'.[i] Thực tế, một cuộc thăm dò của Gallup năm 2015 cho thấy 50% số người Mỹ được hỏi có quan điểm “rất” hoặc “đa phần” bất lợi đối với Trung Quốc. Trong cuộc khảo sát đó, 2/5 số người được hỏi đồng tình rằng sức mạnh kinh tế của Trung Quốc tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng. Đây không phải một diễn biến mới. Trong gần 40 năm Gallup tiến hành thăm dò, nhiều người Mỹ được hỏi thể hiện cái nhìn thiếu thiện cảm đối với Trung Quốc.[ii]
CCP từ lâu coi việc thuyết phục và quản lý thông tin là ưu tiên hàng đầu của chính phủ. Bắc Kinh dành nhiều nguồn lực cho hoạt động này, và có một bộ máy tuyên truyền đồ sộ. Hoạt động truyền thông và xuất bản truyền thống chỉ là một bộ phận trong tuyên truyền đối ngoại. Trung Quốc cũng học hỏi từ phương Tây khi kết hợp ngoại giao công chúng, ngoại giao văn hóa, trò chơi điện tử và truyền thông xã hội để quản lý dư luận xã hội.
Nhóm Tuyên truyền Đối ngoại của Ban Chấp hành Trung ương CCP, với thành viên là các cán bộ cao cấp của CCP và lãnh đạo các cơ quan truyền thông đối ngoại, chịu trách nhiệm xây dựng các chương trình tuyên truyền đối ngoại của Trung Quốc. Văn phòng Tuyên truyền đối ngoại Trung ương (OFP), thường gọi là Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện (SCIO), giám sát hoạt động tuyên truyền đối ngoại của đất nước, chỉ đạo hoạt động tuyên truyền đối ngoại của các văn phòng chính phủ với danh mục đầu tư có yếu tố nước ngoài. OFP-SCIO cũng đảm nhiệm việc “làm rõ và bác bỏ” những câu chuyện bị cấm lan truyền ở Trung Quốc được đăng tải trên các phương tiện truyền thông nước ngoài. Văn phòng thứ Năm của SCIO (còn gọi là Văn phòng thông tin Mạng Quốc vụ viện) chịu trách nhiệm kiểm soát mạng Internet Trung Quốc.
Trong khi đó, ngoại giao văn hóa đối ngoại của Trung Quốc thuộc quản lý của Bộ Văn hóa và Giáo dục, gồm các sáng kiến ​​như hoạt động trao đổi văn hóa nhằm xóa bỏ định kiến ​​về Trung Quốc đồng thời thúc đẩy cái nhìn thiện cảm về nước này. Bắc Kinh đẩy mạnh việc học tiếng Trung trên bình diện quốc tế từ cuối những năm 1980, mong muốn những người học sẽ đồng tình hơn với quan điểm của Trung Quốc.[iii] Năm 2004, Trung Quốc bắt đầu mở các Viện Khổng Tử, dạy ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc tại các trường Đại học trên toàn thế giới. Tính đến năm 2015, đã có 1.086 Viện Khổng Tử và các lớp học trên toàn cầu. Các Viện Khổng Tử tuân theo luật pháp Trung Quốc cũng như luật pháp nước sở tại[iv]; điều này có nghĩa là các học viện không thể là thành viên của Pháp Luân Công hoặc những người ủng hộ độc lập cho Đài Loan, Tân Cương hoặc Tây Tạng.
Quy mô và phạm vi đầu tư hàng năm hiện nay Trung Quốc dành cho hoạt động tuyên truyền đối ngoại lớn đến mức không thể đưa ra tổng số chính xác. Các báo cáo quốc tế ước tính trong khoảng từ 7 tỷ USD đến 10 tỷ USD[v], nhưng con số này chỉ gồm tài trợ cho hoạt động tuyên truyền nhằm vào người ngoại quốc không phải người Hoa. Chính phủ Trung Quốc tài trợ các hoạt động tuyên truyền theo nhiều cách khác nhau. Năm 1992, Trung Quốc đã ban hành thuế ngành công nghiệp tuyên truyền” (xuanchuan shiye fei) ở mức 3% đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận trong lĩnh vực cộng đồngNguồn tiền này được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động tuyên truyền không sinh lời khác. Ngoài các nỗ lực tuyên truyền cấp quốc gia, mỗi tỉnh của Trung Quốc có ngân sách để quảng bá hình ảnh của tỉnh ra thế giới bên ngoài.
Hai đối tượng tuyên truyền hướng tới
Hoạt động tuyên truyền đối ngoại của Trung Quốc nhắm vào hai nhóm đối tượng chính: Người Hoa ở hải ngoại và người ngoại quốc không phải người Hoa. Người Đài Loan được coi thuộc nhóm người Hoa ở hải ngoạiQuan chức sứ quán Trung Quốc tại mỗi nước trên thế giới đều vậnđộng những người có quan điểm ủng hộ Trung Quốc trong giới tinh hoa của hai nhóm này, đồng thời cô lập và phản đối những người ủng hộ Đài Loan độc lập và những đối tượng CCP coi là chống phá Trung Quốc.
….
Đọc toàn bộ bản dịch tại đây.
Anne-Marie Brady, Giáo sư chính trị khoa học, Trường Đại học Canterbury ở New Zealand, hiện là nhà nghiên cứu tại Trung tâm Woodrow Wilson ở Washington, D.C., và nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Chính sách Trung Quốc, Đại học Nottingham, Anh. Bà có nhiều công trình xuất bản như “Marketing Dictatorship: Propaganda and Thought Work in Contemporary China” (năm 2009). Đọc bản gốc tiếng Anh tại đây.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét